Tổng hợp

Cha chung không ai khóc là gì? Bài học qua thành ngữ cha chung không ai khóc

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Cha chung không ai khóc là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Cha chung không ai khóc là gì?

Câu thành ngữ “Cha chung không ai khóc” mượn một hiện tượng thường thấy trong đời sống để đưa ra bài học và lời nhắc nhở cho mỗi chúng ta. Theo nghĩa đen, câu thành ngữ có nghĩa nhiều người con có chung một cha, suy ra phần tình thương sẽ bị chia ra cho nhiều người và không trọn vẹn. Bởi thế lúc cha chết, không một ai khóc lóc thương cảm vì tình thương vốn đã bị san sẻ. Hiểu theo nghĩa đen là thế nhưng không phải tất cả các gia đình đông con đều như vậy.

Ở đây, ông bà ta chỉ muốn đưa ra bài học, lời khuyên và lời nhắc nhở cho mỗi chúng ta được hoàn thiện hơn mà thôi. Vậy ra, câu thành ngữ “Cha chung không ai khóc” dùng để ví tình trạng việc chung bị bỏ mặc, không ai ngó ngàng đến, thường dùng để phê phán thái độ vô trách nhiệm đối với việc chung. Hành động vô trách nhiệm, dửng dưng, không có ý thức gìn giữ đối với công việc, tài sản chung,…thật sự rất đáng để đem ra chê trách.

Bạn đang xem: Cha chung không ai khóc là gì? Bài học qua thành ngữ cha chung không ai khóc

Thói vô trách nhiệm này cũng là thói xấu của rất nhiều người Việt và điều đó gây ra những hậu quả đau lòng. Khi bạn chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình mà bỏ qua lợi ích của tập thể, của cộng đồng thì kết quả bạn nhận được cũng sẽ không mấy tốt đẹp. Bởi vì sao ư? Bởi vì bạn cũng chính là một phần của tập thể đó.

Cha chung không ai khóc là gì?
Cha chung không ai khóc là gì?

Những câu chuyện cha chung không ai khóc

Nói về vấn đề “Cha chung không ai khóc” chắc hẳn mỗi chúng ta đều bắt gặp rất nhiều câu chuyện trong đó.

Chuyện nhức nhối nhất là môi trường đang kêu cứu vì ô nhiễm. Mỗi người, ai cũng dọn dẹp sạch sẽ ngôi nhà của mình, dọn tất cả rác, gom vào bao và bỏ càng xa càng tốt. Thế nhưng ra đường, mấy ai có ý thức để rác đúng nơi quy định hay là bạ đâu quăng đó? Đồ của mình thì tiêu dùng tiết kiệm còn đồ công cộng thì thoải mái sử dụng, thậm chí còn không quan tâm nó có bị quá tải hay hư hại hay không.

Ở nhà trọ nghe tính tiền điện nước thì không dám bật quạt, không dám mở đèn, giặt đồ với giặt giày cùng chung một nước,…còn nghe miễn phí điện nước thì mở điện suốt cả ngày rồi để nước chảy lênh láng. Trong công ty, nếu bút, giấy, điện, nước,..xài “chùa” thì tha hồ hoang phí. Mỗi cá nhân đều không ý thức được điều mình làm vì là của chung nên không ai thương xót chăng?

Bài học qua thành ngữ cha chung không ai khóc

Từ góc nhìn xã hội, câu nói “Cha chung không ai khóc” nhằm chỉ ra thực trạng các tiêu chuẩn cộng đồng, giá trị chung, tài sản, tài nguyên, môi trường sống của tập thể hay rộng ra là của toàn xã hội loài người đang bị từng người trong chúng ta xem nhẹ. Điều này cũng dễ hiểu, vì những tác động tiêu cực từ thiệt hại của các loại tài sản chung này đến từng cá nhân là rất nhỏ nhưng nếu kéo dài thì hậu quả sẽ khôn lường.

Dễ thấy nhất là các dịch vụ dùng chung, ví dụ tiền điện nước trả chung trong một hộ gia đình; các công việc, nhiệm vụ chung trong một nhóm, một công ty; các vật dụng dùng chung như thang máy, vòi nước công cộng, các đồ điện lạnh điện tử ở cơ quan…; các địa điểm công cộng như công viên, trường học, thư viện, nhà vệ sinh công cộng… Đâu đâu cũng có “vết tích” của những người vô ý thức, phá hoại của công.

Nhức nhối nhất và hậu quả rõ ràng nhất phải kể đến hiện tượng ô nhiễm môi trường. Một số lượng người không nhỏ chỉ vì một chút tiện lợi mà xả rác nơi công cộng, hậu quả ban đầu có thể khó nhìn thấy nhưng đến hiện nay nó đã hiện diện quá rõ.

Mọi nơi đều ngập trong rác thải nhựa, đặc biệt là đại dương khiến vô số loài sinh vật biển thiệt mạng, những chất thải công nghiệp ngày càng làm trầm trọng hơn, gây hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu và băng tan ở hai cực, cháy rừng cũng xảy ra thường xuyên hơn, các cơn bão và thiên tai ngày càng trầm trọng hơn trước.

Ở một phương diện khác, “Cha chung không ai khóc” còn diễn biến trong cả tri thức, văn hóa. Điển hình là nạn ăn cắp chất xám, vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ diễn ra nhan nhãn ở Việt Nam, dần dần các nhân tài nước nhà đều bỏ ra nước ngoài hoặc ngại ngần trong công việc sáng tạo, dẫn đến “chảy máu và suy thoái chất xám”.

Qua những hiện trạng đáng đau lòng mà câu “Cha chung không ai khóc” ngầm chỉ ra, mỗi chúng ta cần ý thức hơn đến những giá trị chung. Hãy dành nhiều sự quan tâm, san sẻ cho những tài sản chung ấy, vì chính điều đó sẽ đảm bảo lợi ích chung của bản thân, những người xung quanh và cả xã hội loài người trong tương lai. Đồng thời tránh được những hiểm họa lớn vì thông thường những cái hại khó thấy, tích lũy dần theo thời gian đều sẽ gây ra những hậu quả tàn khốc.

Hãy học cách bảo vệ lợi ích chung bằng những hành hành động cụ thể từ chính gia đình bạn, dùng điện, nước một cách tiết kiệm, biết vứt rác đúng chỗ, ngăn nắp sạch sẽ cho cả không gian riêng và chung trong nhà…

Mỗi khi muốn thực hiện một hành vi nào đó có tác động đến quyền và lợi ích chung hãy nghĩ đến hậu quả có thể gây ra cho những người ít may mắn hơn bạn nếu bạn vô ý thức, hãy ngẫm nghĩ xem họ sẽ phải chịu những khổ đau gì và chính bạn trong tương lai có thể rơi vào tình cảnh đó không? Từ đó mang tinh thần, trách nhiệm ấy ra ngoài cộng đồng.

Khi bản thân đã là một người có trách nhiệm và biết suy nghĩ đến cộng đồng thì đã đến lúc bạn cân nhắc đến việc vận động những người xung quanh cùng tham gia rồi đấy!

Bài học qua thành ngữ cha chung không ai khóc
Bài học qua thành ngữ cha chung không ai khóc

Ý thức trách nhiệm lợi mình, lợi người

Thật ra, sự thờ ơ và vô trách nhiệm của chúng ta bắt nguồn từ tính ích kỷ cá nhân. Thử nghĩ xem, bạn không làm chẳng qua vì bạn nghĩ nó không ảnh hưởng gì tới bạn thôi. Nhưng thật ra, chúng ta sống trong tập thể thì chuyện tập thể tất nhiên phải ảnh hưởng đến cá nhân. Cứ để tình trạng “Cha chung không ai khóc” xảy ra thường xuyên thì đến một ngày, bạn cũng sẽ nhận được kết cục không mong muốn.

Ví dụ như chuyện bạn ra đường, bạn nhìn thấy một khúc cây chắn ngang, bạn suýt đâm vào nó mà gặp tai nạn nhưng may thay tránh được. Lẽ ra, bạn nên có lòng tốt đem khúc cây vứt đi để không khéo nguy hiểm cho người đến sau nhưng không, bạn đã vượt qua được rồi nên không cần quan tâm nữa. Và rồi người sau, người sau cứ như vậy cho đến khi chiều về, bạn nhận tin người thân gặp tai nạn vì đâm phải khúc cây giữa đường. Tôi thật sự muốn biết, bạn lúc đó có hối hận không?

Tôi cũng đã từng có một thời dại dột, ích kỷ và nông nổi như thế. Tôi có thể tiện tay vứt tờ giấy, cái túi hay vỏ kẹo xuống đường vì chẳng ý thức được những gì môi trường phải hứng chịu. Nhưng rồi lớn lên, chúng ta dần hiểu biết và chọn lựa được điều mình làm. Bạn thờ ơ với môi trường cũng chính là đang tự tay giết mình. Bây giờ chưa thấy ảnh hưởng nhiều nhưng không có nghĩa là điều tồi tệ sẽ không xảy ra.

Đừng để hối hận muộn màng

Có rất nhiều ví dụ về câu chuyện “Cha chung không ai khóc” mà tôi tin ai cũng đủ lớn để hiểu. Chỉ là chúng ta xem nhẹ và thờ ơ cho đến khi nhận lấy một cái kết hối hận muộn màng. Nếu chúng ta ý thức ngay từ đầu thì mọi chuyện đã khác. Tôi biết rằng, chẳng có ai muốn thốt lên hai từ “giá như” trong sự nuối tiếc. Nếu vậy, chúng ta đừng để sự ích kỷ lên ngôi và xâm lấn mình nữa.

Người lớn hãy làm gương, là tấm gương sáng để lớp con cháu từ đó học theo. Muốn cả thế giới trở nên tốt đẹp thì bạn hãy là một người tốt đẹp trước đã. Đừng để câu chuyện “Cha chung không ai khóc” làm bạn mất đi đức tính tốt đẹp và mang lại những hậu quả không tốt cho mình. Nên nhớ rằng, bạn chính là một phần của tập thể.

Nguồn năng lượng không bao giờ là vô tận, môi trường cần được bảo vệ, công ty hay trường học cũng là ngôi nhà thứ hai,…Bảo vệ tài sản chung cũng là góp phần tiết kiệm cho đất nước, tiết kiệm cho tương lai và cuộc sống của bạn đó.

Một số câu thành ngữ đồng nghĩa với cha chung không ai khóc

Ngoài câu thành ngữ “Cha chung không ai khóc” thì kho tàng dân gian Việt Nam còn có nhiều câu ca dao, tục ngữ mang ý nghĩa tương tự hoặc liên quan như:

Một số câu thành ngữ đồng nghĩa với cha chung không ai khóc
Một số câu thành ngữ đồng nghĩa với cha chung không ai khóc

1. Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.

2. Của mình thì giữ bo bo

Của người thì thả cho bò nó ăn.

3.Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu.

4. Được ích, khúc khích ngồi cười.

5. Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.

6. Muối đổ lòng ai nấy xót.

7. Của anh anh mang, của nàng nàng xách.

8. Máu ai thấm thịt người ấy.

9. Của mình thì để, của rễ thì bòn.

10. Lòng súng súng nổ, lòng gỗ gỗ kêu.

“Cha chung không ai khóc” là thành ngữ mang đầy tính thời sự và phản ánh thực trạng xã hội vô cùng đau lòng ở thời điểm hiện tại. Mong rằng chúng ta khi đã hiểu được ý nghĩa câu thành ngữ trên sẽ có những thay đổi từ bản thân mình, sau đó là gia đình và rộng hơn là giúp xã hội ngày một văn minh, phát triển.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Cha chung không ai khóc là gì. Mọi thông tin trong bài viết Cha chung không ai khóc là gì? Bài học qua thành ngữ cha chung không ai khóc đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (17 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button