Sinh học 10 Bài 14 Chân trời sáng tạo: Thực hành: Một số thí nghiệm về Enzyme | Soạn Sinh 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Sinh học 10 Bài 14: Thực hành: Một số thí nghiệm về Enzyme
Câu hỏi trang 69 Sinh học 10:
Bạn đang xem: Sinh học 10 Bài 14 Chân trời sáng tạo: Thực hành: Một số thí nghiệm về Enzyme | Soạn Sinh 10
a. Khi nhai kĩ cơm, xôi, bánh mì,… ta thấy có vị ngọt.
b. Trong dạ dày hầu như không diễn ra quá trình tiêu hóa carbohydrate.
c. Khi trời nắng nóng (38 – 40 oC) làm tăng nguy cơ tử vong do sốc nhiệt.
Từ những tình huống trên, em hãy xác định vấn đề được nêu trong mỗi trường hợp và đặt ra các câu hỏi giả định cho tình huống quan sát được.
Trả lời:
STT |
Nội dung vấn đề |
Câu hỏi giả định |
1 |
Cơm, xôi, bánh mì,… khi nhai kĩ sẽ có vị ngọt. |
Khi nhai, có phải cơm, xôi, bánh mì,… sẽ bị phân giải thành đường? |
2 |
Trong dạ dày hầu như không diễn ra quá trình tiêu hóa carbohydrate. |
Có phải enzyme phân giải carbohydrate không hoạt động được ở môi trường trong dạ dày? |
3 |
Khi trời nắng nóng (38 – 40 oC) làm tăng nguy cơ tử vong do sốc nhiệt. |
Có phải nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể? |
Câu hỏi trang 69 Sinh học 10: Hãy đề xuất các giả thuyết để giải thích cho các vấn đề đã nêu và đề xuất phương án kiểm chứng cho mỗi giả thuyết đó.
Trả lời:
STT |
Nội dung giả thuyết |
Phương án kiểm chứng giả thuyết |
1 |
Trong nước bọt có chứa enzyme thủy phân tinh bột thành đường. |
Dùng iodine để kiểm tra sự có mặt của tinh bột. |
2 |
Enzyme phân giải carbohydrate bị mất hoạt tính trong môi trường có pH thấp. |
Dùng iodine để kiểm tra sự có mặt của tinh bột nhằm xác định hoạt tính của enzyme amylase ở các điều kiện pH khác nhau. |
3 |
Nhiệt độ cao đã làm biến đổi hoạt tính của nhiều enzyme trong cơ thể. |
Dùng hydrogen peroxide để kiểm tra hoạt tính của enzyme catalase ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau. |
Câu hỏi trang 70 Sinh học 10: Các nhóm mô tả kết quả quan sát được và đưa ra kết luận giả thuyết đúng/sai. Từ đó, kết luận vấn đề nghiên cứu.
Trả lời:
STT |
Nội dung giả thuyết |
Đánh giá giả thuyết |
Kết luận |
1 |
Trong nước bọt có chứa enzyme thủy phân tinh bột thành đường. |
Đúng |
Trong nước bọt có chứa enzyme thủy phân tinh bột. |
2 |
Enzyme phân giải carbohydrate bị mất hoạt tính trong môi trường có pH thấp. |
Đúng |
Enzyme phân giải carbohydrate bị bất hoạt trong môi trường có pH thấp. |
3 |
Nhiệt độ cao đã làm biến đổi hoạt tính của nhiều enzyme trong cơ thể. |
Đúng |
Nhiệt độ cao làm biến đổi hoạt tính của nhiều enzyme. |
Câu hỏi trang 71 Sinh học 10: Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
Trả lời:
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZYME
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm: … Lớp: … Họ và tên thành viên: …
1. Mục đích thực hiện đề tài
– Tiến hành và giải thích được thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của amylase.
– Tiến hành và giải thích được thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme.
2. Mẫu vật, hóa chất
a. Mẫu vật: Củ khoai tây hoặc khoai lang.
b. Hóa chất: Các dung dịch hydrogen peroxide (H2O2), sodium hydroxide (NaOH) 10 %, hydrochloric acid (HCl) 5 %, iodine (I2) 0,3 %, nước bọt pha loãng, tinh bột 1 %, nước cất.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành các thí nghiệm theo tiến trình SGK trang 70:
– Thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của amylase.
– Thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của độ pH đến hoạt tính của enzyme amylase.
– Thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzyme amylase.
4. Báo cáo kết quả nghiên cứu
Thí nghiệm |
Kết quả |
Giải thích |
Thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của amylase |
– Khi nhỏ iodine, ống 2 không có màu xanh tím hoặc có màu xanh tím nhạt hơn ống 1. |
– Ở ống 1, trong nước cất không có enzyme → Tinh bột không bị phân giải → Lượng tinh bột còn lại nhiều → Khi nhỏ iodine, tinh bột bắt màu với iodine tạo màu xanh đặc trưng. – Ở ống 2, enzyme amylase trong nước bọt phân giải tinh bột → Lượng tinh bột không còn hoặc còn lại ít → Khi nhỏ iodine, màu xanh tím sẽ không có hoặc có nhưng sẽ nhạt hơn. |
Thí nghiệm về ảnh hưởng của độ pH đến hoạt tính của enzyme amylase. |
– Theo độ đậm tăng dần: ống 4 < ống 2 < ống 1 và ống 3. |
– Ở ống 1, trong nước cất không có enzyme → Tinh bột không bị phân giải → Lượng tinh bột còn lại nhiều → Khi nhỏ iodine, tinh bột bắt màu với iodine tạo màu xanh tím đậm. – Ở ống 2, enzyme amylase trong nước bọt phân giải tinh bột → Lượng tinh bột không còn hoặc còn lại ít → Khi nhỏ iodine, màu xanh tím sẽ không có hoặc có nhưng sẽ nhạt hơn. + Ở ống 3, pH acid khiến enzyme amylase bị mất hoạt tính → Tinh bột không bị phân giải → Lượng tinh bột còn lại nhiều → Khi nhỏ iodine, tinh bột bắt màu với iodine tạo màu xanh tím đậm. + Ống 4: pH kiềm thuận lợi cho enzyme amylase hoạt động → Lượng tinh bột không còn hoặc còn lại ít (ít hơn ống 2) → Khi nhỏ iodine, màu xanh tím sẽ không có hoặc có nhưng sẽ nhạt hơn ống 2. |
Thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzyme catalase.
|
– Lát số 1 có số lượng bọt khí nhiều. – Lát số 2 có số lượng bọt khí ít hơn. – Lát số 3 không xuất hiện bọt khí. |
Trong peroxisome của tế bào củ khoai tây có chứa các enzyme catalase thủy phân hydrogen peroxide thành O2 và H2O làm xuất hiện hiện tượng sủi bọt khí: – Đối với lát khoai tây để ở nhiệt độ thường, enzyme catalase có hoạt tính mạnh nên số lượng bọt khí nhiều nhất. – Đối với lát khoai tây để trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp làm hoạt tính của enzyme catalase giảm nên số lượng bọt khí xuất hiện ít. – Đối với lát khoai tây được đun, nhiệt độ cao làm enzyme catalase bị biến tính dẫn đến hydrogen peroxide không bị thủy phân nên không làm xuất hiện bọt khí. |
5. Kết luận và kiến nghị
– Kết luận:
+ Enzyme amylase có hoạt tính phân giải tinh bột.
+ Mỗi loại enzyme hoạt động ở những điều kiện nhiệt độ, độ pH,… khác nhau.
– Kiến nghị: Thực hiện thêm các thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng
Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng
Bài 17: Thông tin giữa các tế bào
Ôn tập chương 3
Bài 18: Chu kỳ tế bào
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Bài 4.16 trang 65 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 1 trang 37 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo
- Giải Vận dụng trang 30 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Triều cường là gì? Triều cường xảy ra khi nào?
- Thơ Đường luật là gì? Đặc điểm của thơ Đường luật
- Phân tích nhân vật he ra clet hay nhất (5 mẫu)