Sinh học 10 Ôn tập chương 5 Chân trời sáng tạo | Soạn Sinh 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Sinh học 10 Ôn tập chương 5
Bài tập 1 trang 139 Sinh học 10: Hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật rất đa dạng, điều này có ý nghĩa gì đối với tự nhiên?
Bạn đang xem: Sinh học 10 Ôn tập chương 5 Chân trời sáng tạo | Soạn Sinh 10
Trả lời:
Vi sinh vật có hình thức dinh dưỡng đa dạng. Nhờ đó, vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tự nhiên:
– Vi sinh vật là một mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn của hệ sinh thái, góp phần tạo nên vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.
– Vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ từ xác chết của động, thực vật, rác thải,… góp phần làm sạch môi trường.
– Vi sinh phân phân giải các chất hữu cơ thành khoáng chất, cố định đạm,… góp phần cải thiện chất lượng đất, tạo điều kiện cho hệ thực vật phát triển.
Bài tập 2 trang 139 Sinh học 10: Hãy giải thích vì sao khi làm sữa chua, chúng ta cần sát trùng tất cả các dụng cụ bằng nước sôi.
Trả lời:
Bề mặt dụng cụ có thể là bề mặt bám của nhiều loại vi sinh vật. Bởi vậy, khi làm sữa chua, chúng ta cần sát trùng tất cả các dụng cụ bằng nước sôi để tiêu diệt các loại vi sinh vật này, tránh nhiễm khuẩn làm thất bại quá trình lên men sữa chua.
Bài tập 3 trang 139 Sinh học 10: Quan sát đồ thị ở Hình 1, hãy giải thích sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E.coli trong môi trường có hai nguồn carbon là glucose và sorbitol.
Trả lời:
Trong môi trường có hai nguồn carbon là glucose và sorbitol, vi khuẩn E.coli sẽ tổng hợp enzyme để phân giải loại hợp chất dễ đồng hóa hơn là glucose. Khi glucose cạn kiệt, vi khuẩn E.coli lại được sorbitol cảm ứng để tổng hợp enzyme phân giải. Do đó, đường cong sinh trưởng có 2 pha tiềm phát, 2 pha lũy thừa, 2 pha cân bằng.
Bài tập 4 trang 139 Sinh học 10: Người dân đã dựa vào cơ sở khoa học nào để làm nước mắm từ cá? Độ đạm của nước mắm là gì?
Trả lời:
– Cơ sở khoa học để làm nước mắm từ cá: Dựa vào khả năng vi sinh vật có thể tiết ra enzyme để phân giải protein có trong cá.
– Độ đạm của nước mắm chính là tỉ lệ % protein có trong nước mắm.
Bài tập 5 trang 139 Sinh học 10: Hãy hoàn thành nội dung của bảng sau:
Trả lời:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật |
Cơ chế tác động |
Ứng dụng vào đời sống |
pH |
Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzyme, sự hình thành ATP,… |
– Tạo môi trường pH phù hợp cho các vi sinh vật có lợi phát triển tối ưu. – Tạo môi trường pH bất lợi nhằm ức chế vi sinh vật gây hại cho con người. |
Độ ẩm |
Vi sinh vật rất cần nước vì ảnh hưởng đến sự hòa tan các chất dinh dưỡng, thủy phân cơ chất,… Nếu không có nước, vi sinh vật sẽ ngừng sinh trưởng và hầu hết sẽ chết. |
– Tạo độ ẩm phù hợp cho các vi sinh vật có lợi phát triển tối ưu. – Tạo độ ẩm bất lợi (phơi khô) nhằm ức chế các vi sinh vật gây hại cho con người. |
Nhiệt độ |
Ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa học trong tế bào. Mỗi loài vi sinh vật có thể tồn tại và hoạt động tốt nhất trong một phạm vi nhiệt độ nhất định. |
– Tạo nhiệt độ phù hợp cho vi sinh vật có lợi phát triển tối đa. – Tăng nhiệt độ để tiêu diệt hoặc hạ nhiệt độ để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hại. |
Ánh sáng |
Tác động đến quá trình quang hợp ở vi khuẩn quang tự dưỡng; tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động định hướng,… Những tia sáng có bước sóng ngắn có thể ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn bằng cách gây đột biến, làm biến tính protein,… |
– Tạo môi trường ánh sáng phù hợp cho những vi sinh vật có lợi phát triển tối đa. – Sử dụng tia sáng có bước sóng ngắn (tia X, tia gama,…) để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật gây hại. |
Áp suất thẩm thấu |
Khi đưa vi sinh vật vào môi trường ưu trương, nước trong cơ thể vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh làm chúng không thể phân chia được. |
– Tạo môi trường ưu trương để gây co nguyên sinh nhằm ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hại. |
Các chất dinh dưỡng |
Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của vi sinh vật. |
– Tạo môi trường dinh dưỡng phù hợp cho những vi sinh vật có lợi phát triển như trong nuôi cấy thu sinh khối,… – Loại bỏ các vi lượng nhằm ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hại. |
Chất sát khuẩn |
Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế không chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh nhưng không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể. |
– Dùng để sát khuẩn trong y tế và trong đời sống hằng ngày. |
Chất kháng sinh |
Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật gây bệnh một cách chọn lọc theo nhiều cơ chế khác nhau như ức chế tổng hợp thành tế bào, protein,… |
– Dùng để chữa bệnh nhiễm khuẩn cho người và động vật. |
Bài tập 6 trang 139 Sinh học 10: Liệt kê một số thành tựu và tên các ngành nghề liên quan đến ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong đời sống theo nội dung bảng sau:
Trả lời:
Công nghệ vi sinh vật |
Thành tựu |
Nghề nghiệp liên quan |
Nông nghiệp |
– Sản xuất phân bón vi sinh – Sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh – Sử dụng vi khuẩn làm vector chuyển gene để tạo giống thực vật kháng sâu bênh. |
– Kĩ sư nông nghiệp, nhà nghiên cứu khoa học về nông nghiệp, nhà phân phối và cung ứng sản phẩm cho nông nghiệp,… |
Thực phẩm |
– Sản xuất thức ăn chăn nuôi – Sản xuất rượu, bia, nước giải khát,… – Sản xuất thực phẩm lên men như bánh mì, phomat, nước mắm,… |
Nhân viên phụ trách kĩ thuật dây chuyền chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm; nhân viên nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải thiện kĩ thuật chế biến thực phẩm trong các phòng Nghiên cứu -Phát triển sản phẩm;… |
Y tế |
– Sản xuất hormone, vaccine, thuốc kháng sinh. |
– Các ngành y dược |
Xử lí môi trường |
– Sản xuất các chế phẩm vi sinh xử lí ô nhiễm môi trường. |
– Nhà khoa học môi trường, kĩ sư môi trường,… |
Bài tập 7 trang 139 Sinh học 10: Hãy so sánh ưu điểm, nhược điểm của thuốc trừ sâu và phân bón hóa học với thuốc trừ sâu và phân bón sinh học.
Trả lời:
● So sánh ưu điểm, nhược điểm của thuốc trừ sâu hóa học và thuốc trừ sâu sinh học:
Điểm so sánh |
Thuốc trừ sâu hóa học |
Thuốc trừ sâu sinh học |
Ưu điểm |
– Có tác dụng nhanh và mạnh. – Không yêu cầu quá cao về điều kiện bảo quản. |
– Tiêu diệt sâu bệnh một cách tự nhiên, ít độc với con người, không ảnh hưởng đến môi trường và các loại thiên địch có lợi, đảm bảo cân bằng sinh thái. – Không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc gây ngộ độc cho người dùng. – Hiệu quả lâu dài. |
Nhược điểm |
– Không có hiệu quả lâu dài. – Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, có độ độc cao với người và các động vật có ích, tiêu diệt các loài thiên địch có lợi, gây mất cân bằng sinh thái. – Có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, gây ngộ độc cho người dùng. – Gây nhờn thuốc. |
– Có tác dụng chậm hơn. – Đòi hỏi điều kiện bảo quản nghiêm ngặt hơn. |
● So sánh ưu điểm, nhược điểm của phân bón hóa học và phân bón sinh học:
Điểm so sánh |
Phân bón hóa học |
Phân bón sinh học |
Ưu điểm |
– Chất dinh dưỡng ở dạng dễ dàng hấp thụ → Hiệu quả nhanh, tức thì. – Dễ bảo quản. |
– Hiệu quả lâu dài, bền vững. – Có tác dụng cải tạo đất. – Không ảnh hưởng xấu đến cây trồng và chất lượng nông phẩm. – Có thể tận dụng những phế phẩm trong sản xuất để tăng hiệu quả, giảm chi phí. |
Nhược điểm |
– Hiệu quả ngắn. – Gây ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất, mất cân bằng sinh thái trong môi trường đất. – Sử dụng nhiều sẽ gây ngộ độc cho cây và nông phẩm. – Không thể tự làm tại nhà, nếu mua nhiều thì cũng rất tốn kém. |
– Hiệu quả chậm hơn. – Khó bảo quản hơn. – Nếu tự làm thì tốn công và thời gian xử lí (ủ, khử mùi, trộn,…) mới có thể sử dụng được. |
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 29: Virus
Bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn
Bài 31: Virus gây bệnh
Ôn tập chương 6
Bài 28: Thực hành: Lên men
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Bài 4.16 trang 65 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 1 trang 37 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo
- Giải Vận dụng trang 30 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Triều cường là gì? Triều cường xảy ra khi nào?
- Thơ Đường luật là gì? Đặc điểm của thơ Đường luật
- Phân tích nhân vật he ra clet hay nhất (5 mẫu)