Soạn bài Bếp lửa SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Câu 1
Câu 1 (trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Bài thơ là lời của nhân vật nào, thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc đó được gợi lên từ điều gì?
Bạn đang xem: Soạn bài Bếp lửa SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Hướng dẫn giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời.
Lời giải:
Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ với người bà. Cảm xúc đó được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa ấm áp, thân thương: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Câu 2
Câu 2 (trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Hãy xác định bố cục của bài thơ.
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ bài thơ và xác định mạch cảm xúc của bài thơ
Lời giải:
Bố cục bài thơ:
Bài thơ được chia thành 4 phần:
– Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc và hồi ức của người cháu.
– Phần 2 (Khổ 2, 3, 4, 5): Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
– Phần 3 (Khổ 6): Suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.
– Phần 4 (Khổ cuối): Người cháu đã trưởng thành và đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà.
Câu 3
Câu 3 (trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà và tình cảm người cháu dành cho bà. Những dòng thơ nào giúp em có cảm nhận như vậy?
Hướng dẫn giải:
Dựa vào một số từ ngữ, chi tiết về người bà trong tác phẩm
Lời giải:
– Bà tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh; yêu thương và hết mực chăm sóc cháu; mạnh mẽ, vững tin, là chỗ dựa vững vàng cho cháu. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện hình ảnh người bà: Bà cùng cháu nhóm lửa suốt tám năm ròng; bà hay kể chuyện; bà nuôi dạy, bảo ban cháu; trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bà vẫn “vững lòng”; “lận đận đời bà”; đến tận bây giờ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa,… Hình ảnh bà cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam – tảo tần sớm hôm, chịu thương, chịu khó, giàu tình yêu thương và đức hi sinh.
– Tình cảm người cháu dành cho bà là tình yêu thương, sự biết ơn, lòng kính yêu, nỗi niềm mong nhớ. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện tình cảm đó: “cháu thương bà”; cháu cùng bà nhóm lửa suốt tám năm ròng; “nghĩ thương bà khó nhọc”; “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”; người cháu dù đã đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa,…
Câu 4
Câu 4 (trang 26, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiều lần. Theo em, việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
Hướng dẫn giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời.
Lời giải:
Hình ảnh bếp lửa được lặp lại trực tiếp 7 lần trong bài thơ. Ngoài ra, hình ảnh bếp lửa còn xuất hiện gián tiếp qua hình ảnh khói, hành động nhóm lửa và hình ảnh ngọn lửa (mùi khói, khói hun nhèm mắt cháu, cháu cùng bà nhóm lửa, một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn, một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng,…). Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ gắn liền với hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ của người cháu. Bếp lửa là tình yêu thương ấm áp của bà dành cho cháu. Hằng ngày, bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên tình yêu, niềm vui, niềm hi vọng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Bà chính là người thắp lửa, chắt chiu gìn giữ ngọn lửa ấm áp của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ sau. Như vậy, hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Vì thế, với người cháu, bếp lửa quen thuộc, gắn bó suốt tám năm ròng của tuổi thơ nhưng lại mang ý nghĩa về sự kì diệu, thiêng liêng: Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Câu 5
Câu 5 (trang 26, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Bài thơ đã “vẽ” nên bức “chân dung cuộc sống” nào? Điều gì trong bức chân dung ấy gây ấn tượng sâu sắc nhất với em? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Đọc kỹ văn bản và nêu lên chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc trong em.
Lời giải:
Bài thơ đã “vẽ” nên bức chân dung người bà tần tảo, nhẫn nại, giàu yêu thương; chân dung người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà, yêu thương và biết ơn bà; chân dung về kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhọc nhằn; chân dung về tình cảm bà cháu ấm nồng, sâu sắc và thấm thía… Điều em ấn tượng trong bức chân dung ấy là sự tần tảo, hi sinh, mạnh mẽ, yêu thương và hết mực chăm sóc cháu đồng thời là chỗ dựa vững vàng cho cháu của bà.
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Bếp lửa (Bằng Việt)
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn Văn 8 Kết nối tri thức
- Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy lớp 8 (7 Mẫu)
- Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? lớp 8 (2 Mẫu)
- Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10-15 dòng lớp 8 (24 Mẫu)
- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) lớp 8 (3 Mẫu)
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay lớp 8 (6 Mẫu)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em lớp 8 (6 Mẫu)