Học TậpLớp 12Soạn văn 12

Soạn bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học ngắn gọn nhất | Soạn văn 12

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Hướng dẫn soạn bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tổng quan văn học Việt Nam để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Bạn đang xem: Soạn bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học ngắn gọn nhất | Soạn văn 12

Soạn bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học – Ngữ văn 12

A. Soạn bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học ngắn gọn:

Câu 1 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

Giá trị

Cơ sở xuất hiện

Nội dung cụ thể

 

 

 

Giá trị nhận thức

(GTNT)

+ Con người luôn có nhu cầu nhận thức.

+ TPVH là phương tiện phá vỡ giới hạn thời gian và không gian sống thực tế của cá nhân, giúp họ có khả năng sống nhiều cuộc đời, ở nhiều thời, nhiều nơi.

+ GTNT là khả năng đáp ứng yêu cầu hiểu biết rõ và sâu hơn cuộc sống xung quanh và chính mình, từ đó tác động vào cuộc sống hiệu quả hơn.

+ GTNT gồm quá trình nhận thức (hiểu biết về mọi mặt đời sống trong những khoảng không-thời gian khác nhau) và tự nhận thức (hiểu bản chất con người và hiểu chính mình).

Giá trị giáo dục

(GTGD)

+ Con người có nhu cầu hướng thiện, khao khát cuộc sống tốt lành, yêu thương.

+ Dù trực tiếp hay gián tiếp, nhà văn luôn bộc lộ thái độ, tư tưởng, tình cảm, nhận xét, đánh giá và tác động tới người đọc.

+ GTGD là khả năng thay đổi/nâng cao tư tưởng, tình cảm theo chiều hướng tiến bộ, tốt đẹp, giúp con người ngày càng hoàn thiện.

+ Biểu hiện: giáo dục lý tưởng và giáo dục đạo đức.

Giá trị thẩm mĩ

(GTTM)

+ Con người luôn có nhu cầu cảm thụ, thưởng thức cái đẹp.

+ Bản thân nhiều đối tượng trong hiện thực có sẵn vẻ đẹp nhưng không phải ai cũng cảm nhận được.

+ GTTM là khả năng phát hiện và miêu tả vẻ đẹp cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận và rung động tinh tế trước vẻ đẹp đó.

+ Văn học mang tới vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của thiên nhiên, của cảnh đời, của tâm hồn con người.

+ Văn học phát hiện vẻ đẹp từ những điều bé nhỏ, bình thường đến những điều lớn lao, cao cả.

Câu 2 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

– Ba giá trị của văn học có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cùng tác động đến người đọc.

+ Giá trị nhận thức là tiền đề của giá trị giáo dục, ngược lại giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức.

+ Giá trị nhận thức và giá trị giáo dục của văn học chỉ hiệu quả nhất khi gắn với giá trị thẩm mỹ, tức là thông qua những hình tượng sinh động, hấp dẫn, độc đáo. Ngược lại, nhờ giá trị nhận thức và giáo dục mà giá trị thẩm mỹ trở nên có chiều sâu bền bỉ.

Câu 3 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

* Tiếp nhận văn học: Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc chuyển hóa văn bản ngôn từ nghệ thuật thành tác phẩm văn học thông qua các giai đoạn như đọc văn bản (tri giác ngôn từ, tái tạo hình ảnh…), phát hiện, kiến tạo ý nghĩa của tác phẩm, thưởng thức các giá trị tư tưởng, nghệ thuật, ghi nhớ những điều hay, tâm đắc…

– Tiếp nhận văn học thực chất là quá trình giao tiếp. Quá trình này có các tính chất như sau:      

+ Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận: những yếu tố như năng lực, thị hiếu, sở thích, tuổi tác, tư tưởng, tình cảm, nghề nghiệp, khả năng tri giác, quan sát và mức độ tích cực của người tiếp nhận có vai trò quan trọng trong việc “giao tiếp” với tác phẩm.

+Tính đa dạng, không thống nhất: cùng một tác phẩm nhưng cảm thụ và đánh giá của công chúng có thể rất khác nhau.

Câu 4 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

* Có ba cấp độ trong tiếp nhận văn học:

+ Thứ nhất: cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm.

+ Thứ hai: cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy nội dung tư tưởng của tác phẩm.

+ Thứ ba: Cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức của tác phẩm, thấy giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của nó, qua đó thấy được ý nghĩa xã hội của tác phẩm. Xem việc đọc tác phẩm là cách để cảm, để nghĩ, tự đối thoại với mình và với tác giả, từ đó chuyển hóa thành hành động tác động tích cực vào đời sống.

* Giải pháp để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự:

+ Người đọc nâng cao trình độ hiểu biết của mình, tích lũy kinh nghiệm tiếp nhận, trân trọng sản phẩm sáng tạo, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn để làm phong phú vốn cảm thụ của mình.

+ Tiếp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.

+ Không suy diễn tùy tiện.

Phần Luyện tập

Câu 1 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

* Giá trị cao quý nhất của văn chương là nuôi dưỡng đời sống tâm hồn con người, hay nói như Thạch Lam là “làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

– Ý kiến trên là cách nói đề cao giá trị giáo dục của văn học. Cách nói đó không đồng nghĩa với việc phủ nhận hay xem nhẹ hai giá trị còn lại của văn học.

– Cần có ý thức đặt giá trị giáo dục trong mối quan hệ tổng thể chặt chẽ với giá trị nhận thức và giá trị thẩm mỹ để thấy được giá trị đa chiều của tác phẩm và cũng thấy được sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các giá trị.

Câu 2 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời

Ví dụ: Các giá trị của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

– Giá trị nhận thức: giúp người đọc hiểu biết về số phận của người lao động miền núi thời kỳ trước cách mạng; hiểu biết về cuộc sống và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Mèo ở Tây Bắc.

– Giá trị giáo dục: trên cơ sở ngợi ca sức sống tiềm tàng và phản ánh hành trình gian khổ của đồng bào miền núi, tác phẩm bồi đắp cho người đọc thái độ trân trọng hòa bình, dạy chúng ta về nghị lực sống và khơi dậy tấm lòng biết cảm thông, biết yêu thương, biết vượt lên số phận.

– Giá trị thẩm mỹ: cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật với sức sống tiềm tàng, của phong tục ngày xuân ngày Tết ở miền núi, vẻ đẹp của ngôn ngữ giản dị gợi cảm, vẻ đẹp của nghệ thuật trần thuật, sức hấp dẫn của các chi tiết nghệ thuật đặc sắc…

Câu 3 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trả lời:

– “Cảm”: tiếp nhận cảm tính, chủ quan, chưa có sự tham gia của tư duy phân tích, sự cắt nghĩa lý giải sâu xa hay sự chuyển hóa thành hành động.

– “Hiểu”: thông hiểu tác phẩm về cả nội dung và nghệ thuật, có sự tham gia của tư duy phân tích, lý giải trước những vấn đề và giá trị phản ánh trong tác phẩm.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học:

1. Giá trị văn học

* Giá trị văn học là gì?

GTVH là sản phẩm kết tinh từ quá trình sáng tạo văn học của nhà văn, đáp ứng nhu cầu khác nhau của đời sống con người, tác động sâu sắc đến cuộc sống và con người.

Giá trị nhận thức:

* Cơ sở:

– Là quá trình khám phá, lí giải hiện thực để chuyển hóa thành nội dung tác phẩm của nhà văn.

– Do sự giới hạn tồn tại trong không gian, thời gian, quan hệ xã hội của người đọc.

* Nội dung:

– Hiểu được cuộc sống hiện thực phong phú.

– Hiểu đc bản chất của con người.

– Hiểu bản thân mình hơn.

Giá trị giáo dục:

* Cơ sở:

Khách quan: Nhu cầu hướng thiện: Con người luôn khao khát một cuộc sống tốt lành, chan hòa tình yêu thương giữa người với người (cho Vd).

Chủ quan: Do thái độ tư tưởng, tình cảm của nhà văn (cho Vd).

* Nội dung:

– Giúp con người rèn luyện bản thân mình ngày 1 tốt đẹp hơn.

– Có thái độ và lẽ sống đúng đắn. (Ví dụ).

* Đặc trưng của giá trị giáo dục của văn học: Văn học giáo dục con người bằng con đường từ cảm xúc đến nhận thức bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những htượg sinh động.

Giá trị thẩm mỹ:

* Cơ sở:

– Con người luôn có nhu cầu cảm thụ và thưởng thức cái đẹp

– Nhà văn bằng tài năng đã thể hiện cái đẹp của cuộc sống, của con người vào trong tác phẩm của mình giúp người đọc cảm nhận, rung động.

* Nội dung:

– Văn học mang đến cho con người vẻ đẹp muôn màu của cuộc đời (vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người…)

– Miêu tả, thể hiện cái đẹp của con người từ ngoại hình đến thế giới nội tâm phong phú tinh tế bên trong.

– Cái đẹp trong văn học không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật tác phẩm: kết cấu, ngôn từ chặt chẽ, mới mẻ, độc đáo.

=> Cả 3 giá trị văn học đều có mối quan hệ mật thiết.

2. Tiếp nhận văn học

2.1. Tiếp nhận trong đời sống văn học:

a. Vai trò của tiếp nhận trong đời sống văn học: Mối quan hệ qua lại: Sáng tạo – Truyền bá – Tiếp nhận.

=> TNVH là một khâu quan trọng quyết định giá trị và sự tồn tại của TNVH.

b. Khái niệm TNVH:

TNVH là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm lý người đọc biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.

2.2. Tính chất tiếp nhận văn học:

TNVH là một quá trình giao tiếp giữa tác giả và người đọc. Trong quá trình giao tiếp cần chú ý các tính chất sau:

a. Tính chất cá thể hóa, tính chủ động tcực của người tiếp nhận.

b. Tính đa dạng không thống nhất trong tiếp nhận văn học.

* Lưu ý: Dù có cách hiểu khác nhau nhưng cần đạt đến cách hiểu đúng với tác phẩm để trở về đúng với giá trị đích thực của nó.

2.3. Các cấp độ tiếp nhận văn học

a. Có 3 cấp độ TNVH:

Cấp độ thứ nhất: Tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm.

-> Cách tiếp nhận văn học đơn giản nhất nhưng phổ biến.

Cấp độ thứ hai: Qua nội dung tác phẩm để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Cấp độ thứ ba: Cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

b. Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần:

– Nâng cao trình độ

– Tích lũy kinh nghiệm

– Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn.

– Tiếp nhận một cách chủ động tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.

– Không nên suy diễn tùy tiện.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Ôn tập phần làm văn

Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ

Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 2

Kiểm tra tổng hợp cuối năm Lớp 12

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn văn 12

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button