Học TậpLớp 8Soạn Văn 8 Cánh diều

Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi SGK Ngữ văn 8 Cánh diều

Chuẩn bị 1

Câu 1 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Văn bản giới thiệu cuốn sách hoặc bộ phim nào?

Bạn đang xem: Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi SGK Ngữ văn 8 Cánh diều

Hướng dẫn giải:

Để ý phần nhan đề

Lời giải:

Văn bản giới thiệu về cuốn sách “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.

Chuẩn bị 2

Câu 2 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Em đã biết gì về cuốn sách hay bộ phim đó?

Hướng dẫn giải:

Trả lời theo hiểu biết cá nhân

Lời giải:

Cuốn sách kể về người anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản.

Chuẩn bị 3

Câu 3 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Người viết có sử dụng thêm các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ,… để chuyển tải thông tin không?

Hướng dẫn giải:

Đọc văn bản

Lời giải:

Người viết có sử dụng thêm hình ảnh để chuyển tải thông tin.

Chuẩn bị 4

Câu 4 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Thông tin chính trong mỗi phần là gì? Thông tin trong văn bản được giới thiệu theo trình tự nào?

Hướng dẫn giải:

Đọc văn bản, chia bố cục

Lời giải:

Văn bản gồm 3 phần theo như đánh dấu trong SGK:

– Phần 1: Giới thiệu về nội dung chính, tác giả, thể loại của cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

– Phần 2: Giới thiệu chi tiết nội dung tác phẩm

– Phần 3: Giới thiệu giá trị nội dung, tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

=> Văn bản trình bày theo trình tự khái quát từ thông tin tác giả tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung hình thức của cuốn sách.

Chuẩn bị 5

Câu 5 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Cách trình bày của văn bản (nhan đề, sa pô, các tiểu mục, sự kết hợp kênh chữ và kênh hình,…) có tác dụng gì?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài

Lời giải:

Cách trình bày của văn bản giúp người đọc nắm bắt được thông tin một cách dễ dàng, làm cho văn bản thêm sinh động.

Chuẩn bị 6

Câu 6 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Văn bản giúp em biết thêm điều gì? Thông tin từ văn bản có ý nghĩa như thế nào với em?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Văn bản giúp em biết thêm về cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Giúp em hiểu rõ hơn về người anh hùng Trần Quốc Toản.

Chuẩn bị 7

Câu 7 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn và nhan đề văn bản, hãy dự đoán xem văn bản sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin gì.

Hướng dẫn giải:

Trả lời theo ý hiểu

Lời giải:

Văn bản sẽ cung cấp thông tin về nội dung, nghệ thuật của cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Phần (1) cho em biết điều gì?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ phần (1)

Lời giải:

P1: Giới thiệu về nội dung chính, tác giả, thể loại của cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Phần (2) giới thiệu nội dung gì?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ phần (2)

Lời giải:

P2: Giới thiệu chi tiết nội dung tác phẩm

Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Các thông tin trong ngoặc kép được trích dẫn từ nguồn nào?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Các thông tin trong ngoặc kép được trích dẫn từ tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Đọc hiểu 4

Câu 4 (trang 107, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Phần (3) giới thiệu thông tin gì?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ phần (3)

Lời giải:

P3: Giới thiệu giá trị nội dung, tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 108, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi được viết nhằm mục đích gì?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi được viết nhằm mục đích giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 108, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Hãy vẽ sơ đồ tư duy để thể hiện ý chính và thông tin cụ thể làm rõ cho ý chính đó của mỗi phần trong văn bản

Hướng dẫn giải:

Vẽ sơ đồ tư duy

Lời giải:

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 108, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Những nội dung nào trong sơ đồ tư duy em vừa thực hiện là thông tin khách quan về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, những nội dung nào là ý kiến chủ quan của người giới thiệu hoặc người đọc về tác phẩm?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào sơ đồ tư duy đã vẽ trả lời câu hỏi

Lời giải:

Nội dung phần 1 và nội dung phần 2 là khách quan về tác phẩm.

Nội dung phần 3 là ý kiến chủ quan của người giới thiệu hoặc người đọc về tác phẩm.

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 108, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Theo em, có thể đảo trật tự trình bày nội dung của các phần trong văn bản được không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Trả lời theo ý hiểu

Lời giải:

Không thể đảo trật tự nội dung văn bản vì nó tạo ra sự lộn xộn về mặt nội dung, không làm rõ được mục đích giới thiệu của văn bản.

CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 108, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Hình ảnh bìa sách trong bài viết thể hiện chi tiết nào trong văn bản? Theo em, vì sao người giới thiệu lại chọn hình ảnh này?

Hướng dẫn giải:

Trả lời theo ý hiểu

Lời giải:

Hình ảnh bìa sách trong bài viết thể hiện chi tiết giới thiệu nội dung tác phẩm, cụ thể hơn là ở phần giới thiệu nội dung Trần Quốc Toản được đánh giặc ngoại xâm. Người giới thiệu chọn hình ảnh này vì bìa sách đã khái quát được nội dung nổi bật của tác phẩm, thể hiện được tư thế hiên ngang của Trần Quốc Toản trước quân địch.

=> Việc đưa hình ảnh vào đoạn này giúp người đọc phần nào tưởng tượng, hình dung được câu truyện.

CH cuối bài 6

Câu 6 (trang 108, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Ngoài các thông tin được giới thiệu trong văn bản, em còn muốn biết thêm điều gì nữa về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng? Em làm thế nào để biết được các thông tin đó?

Hướng dẫn giải:

Trả lời theo cảm nhận

Lời giải:

Ngoài các thông tin được giới thiệu trong văn bản, em còn muốn biết thêm ý nghĩa của nhan đề tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Em cần tìm đọc và đọc kĩ cuốn sách, tìm thêm những thông tin về lá cờ ấy để hiểu được nhan đề.

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn Văn 8 Cánh diều

5/5 - (7 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button