Học TậpLớp 7Soạn Văn 7 Cánh diều

Soạn bài Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển SGK Ngữ Văn 7 Cánh diều

Nội dung chính

Văn bản giúp người đọc nhận biết và cảm thụ được thêm nhiều chi tiết hay và ý nghĩa về tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển, hiểu thêm về tác giả Véc-nơ với những ý tưởng thiên tài tiên phong trong thể loại khoa học viễn tưởng


Chuẩn bị

Bạn đang xem: Soạn bài Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển SGK Ngữ Văn 7 Cánh diều

(trang 91, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Tham khảo sách báo, Internet

Lời giải:

– Hai vạn dặm dưới biển: Du hành vào thế giới dưới nước là một cuốn tiểu thuyết cổ điển về khoa học viễn tưởng của nhà văn Pháp Jules Verne xuất bản năm 1870.

– Cuốn sách được đánh giá cao trong thời gian phát hành và vẫn còn cho đến ngày nay; cuốn sách được xem như một trong những tiểu thuyết mạo hiểm xuất sắc đồng thời là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của Verne, bên cạnh những tác phẩm khác như Vòng quanh thế giới trong 80 ngày và Du hành vào trung tâm Trái Đất.

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 91, SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc phần 1, tìm câu nêu ý kiến của tác giả.

Lời giải:

Tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc-nơ hấp dẫn bạn đọc mọi lứa tuổi, không chỉ bởi yếu tố li kì mà còn bởi tính nhân văn.”

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 92, SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc phần 2 và tìm dẫn chứng để trả lời

Lời giải:

Đưa ra các dẫn chứng về sự huyền bí, ly kỳ của tác phẩm đồng thời khái quát giá trị nhân văn của tác phẩm này

Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 93, SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc phần 4 và tìm dẫn chứng để trả lời.

Lời giải:

Đưa ra minh chứng về cuộc vật lộn giữa con người với thiên nhiên rộng lớn để cho thấy sức hấp dẫn và tính nhân văn của tác phẩm

Đọc hiểu 4

Câu 4 (trang 93, SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc phần 5 và khái quát nội dung chính

Lời giải:

Nội dung: kết luận về tài năng của nhà văn Véc-nơ để tổng kết lại ý kiến bàn luận cho toàn bài

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 93, SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Khái quát lại nội dung chính tác phẩm và liên hệ với nhan đề để trả lời

Lời giải:

Vấn đề trọng tâm là những nhân tố làm nên sự hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển.

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 93, SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Khái quát lại nội dung chính từng phần và đặt câu hỏi tương ứng.

Lời giải:

Phần 1

Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển viết về ai, về sự kiện gì? Điều gì tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm?

Phần 2

Tại sao những sự kiện và nhân vật ấy lại trở nên hấp dẫn trong mắt người đọc?

Phần 3

Người viết có  nhận xét gì về tác giả Véc-nơ.

Phần 4

Tính nhân văn trong tác phẩm của Véc-nơ là gì?

Phần 5

Các tác phẩm của Véc-nơ đem lại giá trị gì?

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 94, SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc văn bản và tìm dẫn chứng

Lời giải:

“Những giá trị nhân văn” được làm rõ qua cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên to lớn, thực chất là một sự hòa đồng, rằng con người sẽ sống chung với biển cả, yêu và không ngừng tìm hiểu về biển cả cũng như tìm hiểu chính bản thân mình.

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 94, SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Nhớ lại văn bản Bạch tuộc và liên hệ với văn bản này để trả lời

Lời giải:

Giúp em nhận biết và cảm thụ được thêm nhiều chi tiết hay và ý nghĩa trong đoạn trích Bạch tuộc, hiểu thêm về tác giả Véc-nơ với những ý tưởng thiên tài tiên phong trong thể loại khoa học viễn tưởng.

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn Văn 7 Cánh diều

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button