Học TậpLớp 11Soạn Văn 11 Cánh diều

Soạn bài Tự đánh giá trang 60 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –

Câu 1

Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Trường hợp nào dưới đây không phải là điển cố?

Bạn đang xem: Soạn bài Tự đánh giá trang 60 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –

A. Trưởng huỳnh 

B. Rèm the

C. Giấc hòe

D. Đỉnh Giáp non thần


Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ các đáp án, gợi nhớ kiến thức về điển cố.

Lời giải:

Đáp án B, rèm the không phải điển cố.


Câu 2

Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Từ “hoa” được dùng với biện pháp nghệ thuật nào trong câu thơ: Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường / Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”

A. So sánh

C. Ước lệ

B. Hoán dụ 

D. Ẩn dụ


Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ câu thơ, chú ý các dấu hiệu để nhận biết biện pháp tu từ.

Lời giải:

Đáp án D: Ẩn dụ – hoa.


Câu 3

Câu 3 (trang 61, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phương án nào dưới đây phù hợp để nói về đêm thề nguyền của Kim Trọng – Thuý Kiều?

A. Giản dị, thân mật

B. Cầu kì, phức tạp

C. Thơ mộng, thiêng liêng

D. Lễ nghi, khách sáo


Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ bài thơ trong ngữ liệu để xác định được đêm thề nguyền diễn ra như thế nào.

Lời giải:

Đáp án C: Thơ mộng, thiêng liêng.


Câu 4

Câu 4 (trang 61, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Những hành động “vội rủ rèm the”, “Xăm xăm băng lối vườn khuya”, “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa” cho thấy trong tình yêu, Thuý Kiều là người như thế nào? 

A. Vội vàng và nông nổi.

B. Táo bạo nhưng sỗ sàng.

C. Mạnh dạn và chủ động.

D. Chân thật nhưng thiếu vẻ đẹp nữ tính.


Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ các hành động, xác định nghĩa từ đó suy ra con người Thúy Kiều trong tình yêu.


Lời giải:

Đáp án A: Vội vàng và nông nổi.


Câu 5

Câu 5 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bây giờ rõ mặt đôi ta / Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” cho thấy Thuý Kiều đang sống trong tâm trạng như thế nào? Vì sao?


Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ câu thơ, xác định nghĩa và chú ý các từ ngữ chỉ cảm xúc.


Lời giải:

Câu nói này chứng tỏ Kiều là một phụ nữ rất nhạy cảm, biết quý giá và trân trọng từng giây, từng phút được ở bên người mà mình yêu dấu. Với người phụ nữ nhạy cảm thì  tâm lí  lo âu, sợ hãi, dự cảm về sự xa cách luôn luôn thường trực. Nàng có tâm trạng như vậy là bởi vì, nàng và Kim Trọng là tự ý trao duyên khi chưa được sự cho phép của cha mẹ. 


Câu 6

Câu 6 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bình luận hành động của Thuý Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” khi sang nhà Kim Trọng trong đêm thề nguyền.


Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ câu thơ, xác định nghĩa và chú ý các từ ngữ chỉ cảm xúc.


Lời giải:

– Trong câu “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”, từ “xăm xăm“, “băng” là động từ chỉ sự vội vã, khẩn trương. Qua đó ta thấy Kiều đang vội vã đi qua nhà Kim Trọng. 

→ Hành động táo bạo, đột xuất, bất ngờ ngay cả với chính Thúy Kiều. Thể hiện khát vọng tình yêu của cô gái mong muốn tìm đến hạnh phúc lớn hơn tất cả, bỏ qua mọi lễ giáo phong kiến. 


Câu 7

Câu 7 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích tâm trạng Thuý Kiều qua lời nói của nàng:

Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,

Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.

Bây giờ rõ mặt đôi ta,

Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”


Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ câu thơ, xác định nghĩa và chú ý các từ ngữ chỉ cảm xúc.


Lời giải:

Đoạn trích là một lời trần tình về quan niệm sống của Kiều: Chủ động trong tình yêu và trân trọng nó trong hiện thực. Kiều có một quan niệm tình yêu khác hoàn toàn những người con gái sống cùng thời với nàng. Nếu người xưa quan niệm: Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó; tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Nhưng quan niệm và hành động của Kiều đã vượt thời đại. Sở dĩ Kiều phá vỡ sự áp đặt của luân lí Nho giáo dành cho nữ giới có lẽ do Kiều đã cảm nhận được tình yêu chân thực của Kim Trọng, và đặt niềm tin vào con người hào hoa phong nhã này mới chủ động để “rõ mặt đôi ta”.


Câu 8

Câu 8 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Cảm nhận của em về hình tượng “trăng” trong đoạn trích.


Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ toàn bài thơ, xác định những câu thơ xuất hiện hình tượng từ đó xác định được nghĩa.

Lời giải:

Thúy Kiều và Kim Trọng cùng nhau ước hẹn trong một không gian mộng mơ mà cũng hết sức trang trọng. Trong không gian đó nổi bật lên là hình ảnh ánh trăng sáng giữa trời đêm. Trăng như một nhân chứng cho cuộc thề nguyền của đôi trai tài gái sắc. 


Câu 9

Câu 9 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Suy nghĩ của em về tình yêu Thuý Kiều – Kim Trọng qua đoạn Thề nguyền.

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ toàn bài thơ, từ đó nhận ra được tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng. Chú ý các lời nói hành động của hai người.


Lời giải:

– Đoạn trích Thề nguyền đã thể hiện những cung bậc tình cảm trong tình yêu của Kim Trọng và Thúy Kiều. 

+ Lời thề là sự khẳng định cho niềm tin, lòng thuỷ chung son sắt của hai con người, nó cho tình yêu một chỗ dựa vững chắc, bền chặt. 

+ Thuý Kiều và Kim Trọng đều xem nó là minh chứng cho tình yêu của mình.

+ Những quan niệm trong tình yêu của Kim – Kiều đã đi ngược lại với quan niệm về bổn phận làm con thời kì đó. Họ vượt qua mọi rào cản đến với nhau. 

→ Tình Yêu Kim – Kiều là một tình yêu đẹp và hiếm có trong thời kì đó.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn Văn 11 Cánh diều

5/5 - (5 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button