Học TậpLịch sử 10 Cánh DiềuLớp 10

Soạn Lịch sử 10 Bài 8 Cánh diều: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại | Soạn Lịch sử 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Bạn đang xem: Soạn Lịch sử 10 Bài 8 Cánh diều: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại | Soạn Lịch sử 10

Bài giảng Lịch sử lớp 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Mở đầu trang 53 Lịch sử 10: Tháp Ép-phen (Pháp) được khánh thành vào ngày 31-3-1889 sau 21 tháng xây dựng. Tháp nặng 7000 tấn, cao 300 mét, được làm từ 18000 thanh thép nối với nhau bởi 2,5 triệu chiếc đinh tán. Tháp Ép-phen là một thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại, là niềm tự hào của dân Pháp nói chung và Pa-ri nói riêng.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào? Thành tựu, ý nghĩa và tác động của nó ra sao?

Giải Lịch sử 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

a. Bối cảnh diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp

– Cách mạng công nghiệp lần 1:

+ Tác động từ các cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV – XVI) đã thúc đẩy kinh tế công – thương nghiệp phát triển, thị trường mở rộng

+ Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản

+ Nông dân mất đất, trở thành lao động tự do, để có thể nuôi sống bản thân và gia đình, họ buộc phải tới làm thuê tại các nhà máy, công xưởng…

+ Những cải tiến, tiến bộ về kĩ thuật trong các công trường thủ công.

– Cách mạng công nghiệp lần 2:

+ Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là tiền đề của cách mạng công nghiệp lần 2.

+ Các nước Âu – Mĩ hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản

+ Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa độc quyền

+ Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao

b. Thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp

– Cách mạng công nghiệp lần 1:

+ Máy hơi nước

+  Động cơ đốt trong ra đời.

+ Xe lửa và tàu thủy chạy bằng hơi nước ra đời.

– Cách mạng công nghiệp lần 2:

+ Phát minh về điện năng và động cơ điện

+ Động cơ đốt trong và kĩ thuật luyện kim được cải tiến.

+ Công nghiệp hoá học ra đời          

+ Phát minh ra máy điện tín

+ Phát minh và sản xuất ô tô, máy bay

c. Ý nghĩa của cách mạng công nghiệp

+ Làm thay đổi diện mạo các nước tư bản; giúp năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với lao động thủ công; tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn

+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc, chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.

+ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ cơ khí hoá sang điện khi hoá, làm thay đổi căn bản nên sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biển mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

1. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Câu hỏi trang 54 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 8.1, Hình 8.2 hãy:

– Cho biết cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?

– Giải thích tại sao cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất lại diễn ra đầu tiên ở Anh?

Giải Lịch sử 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

– Yêu cầu số 1: Bối cảnh diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần 1:

+ Tác động từ các cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV – XVI) đã thúc đẩy kinh tế công – thương nghiệp phát triển, thị trường mở rộng

+ Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản

+ Nông dân mất đất, trở thành lao động tự do, để có thể nuôi sống bản thân và gia đình, họ buộc phải tới làm thuê tại các nhà máy, công xưởng…

+ Những cải tiến, tiến bộ về kĩ thuật trong các công trường thủ công.

=> Với những điều kiện thuận lợi về kinh tế, chính trị, xã hội và kĩ thuật, cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, các nước tư bản đã tiến hành cách mạng công nghiệp. Anh là nước đi tiên phong trong cuộc cách mạng này, sau đó là các nước Pháp, Đức, Mỹ,…

– Yêu cầu số 2: Giải thích: Cuộc cách mạng diễn ra đầu tiên ở nước Anh. Vì:

+ Ở Anh sớm diễn ra cuộc cách mạng tư sản, tạo điều kiện để đẩy mạnh sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa

+ Ở Anh, sau cuộc cách mạng tư sản, phong trào rào đất cướp ruộng tiếp tục diễn ra khiến hàng triệu nông dân Anh mất ruộng, để có thể nuôi sống bản thân và gia đình, những người nông dân bị mất ruộng đất buộc phải vào làm việc tại các đồn điền, công trường thủ công… => họ trở thành công nhân.

+ Cuối thế kỉ XVIII, trong các công trường thủ công ở Anh đã có nhiều bước cải tiến về kĩ thuật sản xuất.

Câu hỏi trang 55 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 8.3 đến 8.7 hãy cho biết cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đạt được những thành tựu cơ bản nào. Thành tựu nào có vai trò quan trọng nhất? Vì sao?

Giải Lịch sử 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

– Thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần 1:

+ Năm 1784, Giêm Oát nhận bằng phát minh sáng chế về máy hơi nước, được đưa vào sử dụng rộng rãi trong sản xuất.

+ Phát minh về động cơ đốt trong giúp tăng năng suất lao động của Giôn Bác-bơ (năm 1791, người Anh), Tho-mát Mít (năm 1794, người Anh)…

+ Đầu thế kỉ XIX, tàu thuỷ và xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơi nước. Năm 1814, G. Xti-phen-xon chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa.

+ Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nổi trung tâm công nghiệp Man-chet-xtơ với cảng Li-vơ-pun. Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh đã có khoảng 10000km đường sắt.

Thành tựu có vai trò quan trọng nhất là phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát 1784. Vì:

+ Nhờ có máy hơi nước cho nên các nhà máy có thể được xây dựng ở nhiều nơi.

+ Đến đầu thế kỉ XIX, việc sử dụng máy hơi nước đã trở nên phổ biến ở nước Anh, làm tăng năng suất và tốc độ sản xuất.

+ Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người; lao động bằng chân tay dần được thay thế bằng máy móc, khởi đầu của quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

2. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Câu hỏi trang 56 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 8.2 hãy cho biết cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?

Giải Lịch sử 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

– Bối cảnh diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần 2:

+ Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là tiền đề của cách mạng công nghiệp lần 2.

+ Các nước Âu – Mĩ hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản

+ Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa độc quyền

+ Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao

=> Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được tiến hành ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức,… vào nửa sau thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.

Câu hỏi trang 58 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 8.8 đến 8.11 hãy cho biết cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai nào đã đạt được những thành tựu cơ bản nào.

Giải Lịch sử 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

– Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đạt được những thành tựu trên nhiều lĩnh vực, như: sử dụng điện năng, động cơ điện gắn với quá trình điện khí hóa, sản xuất dây chuyền, sự phát triển của các ngành công nghiệp hoá chất, dầu mỏ, thép, điện lực, in ấn,…

+ Những phát minh về điện của các nhà bác học: Ghê-oóc Xi-môn Ôm (1789 – 1854); Mai-cơn Pha-ra-đây (1791 – 1867)… đã mở ra khả năng ứng dụng một nguồn năng lượng mới.

+ Năm 1879, Thô-mát E-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế.

+ Năm 1891, kĩ sư người Nga là Đô-lô-môn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện xoay chiều.

+ Dầu đi-e-zen được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải.

+ Công nghiệp hoá học ra đời phục vụ ngành nhuộm, phân bón và thuốc nổ, điện lực,…

+ Việc phát minh ra máy điện tin giúp cho liên lạc ngày càng xa và nhanh.

+ Giao thông vận tải thời kì này là phát minh và sản xuất ô tô, máy bay…

3. Ý nghĩa, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai

Câu hỏi trang 59 Lịch sử 10: Đọc thông tin hãy nêu ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đối với sự phát triển kinh tế.

Trả lời:

* Ý nghĩa:

– Làm thay đổi diện mạo các nước tư bản.

– Cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc, sản xuất cơ khí hóa.

– Cuộc cách mạng lần 2 sản xuất điện khí hóa, làm thay đổi căn bản nề sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản.

– Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như nông nghiệp, giao thông vận tải,…

Câu hỏi trang 60 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 8.3 các hình 8.12, 8.13 hãy phân tích tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đối với xã hội, văn hóa.

Giải Lịch sử 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

– Tác động đối với xã hội

+ Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản hình thành.

+ Sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản làm xuất hiện mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội tư bản. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dần đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản.

+ Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân, điển hình là các thành phố Luân Đôn, Pa-ri, Béc-lin, Niu Y-ooc,…

– Tác động đối với văn hóa:

+ Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu

+ Rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian

+ Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người

+ Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp.

Luyện tập và Vận dụng (trang 60)

Luyện tập 1 trang 60 Lịch sử 10: Lập bảng thể hiện những thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.

Trả lời:

Lĩnh vực

Thời gian

Tên phát minh tiêu biểu

Thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (XVIII – XIX)

Sản xuất

công nghiệp

Năm 1769

– Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước đơn hướng

Năm 1782

– Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước song hướng

Cuối thế kỉ XVIII

– Động cơ đốt trong ra đời, tiêu biểu là các phát minh của: Giôn Bác-bơ; Thô-mát Mít; Giôn Ste-phen…

Giao thông

vận tải

Đầu thế kỉ XX

– Xe lửa và tàu thủy chạy bằng hơi nước.

Thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ hai (XIX – XX)

Công nghiệp

Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

– Phát minh về điện của các nhà bác học: Ghê-oóc Xi-môn Ôm; Mai-cơn Pha-ra-đây; Giêm Pre-xcốt Giun; E.K.Len-xơ…

– Cải tiến động cơ đốt trong và kĩ thuật luyện kim.

– Công nghiệp hoá học ra đời

1879

– Thô-mát E-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện

1891

– Kĩ sư người Nga là Đô-rô-vôn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện xoay chiều.

Thông tin

liên lạc

1838

– Phát minh ra máy điện tín

Giao thông

vận tải

1886

– Phát minh ra ô tô

1903

– Phát minh ra máy bay

Luyện tập 2 trang 60 Lịch sử 10: Thành tựu nào của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai có ý nghĩa nhất? Vì sao?

Trả lời:

– Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thành tựu có vai trò quan trọng nhất là phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát 1784. Vì:

+ Nhờ có máy hơi nước cho nên các nhà máy có thể được xây dựng ở nhiều nơi.

+ Đến đầu thế kỉ XIX, việc sử dụng máy hơi nước đã trở nên phổ biến ở nước Anh, làm tăng năng suất và tốc độ sản xuất.

+ Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người; lao động bằng chân tay dần được thay thế bằng máy móc, khởi đầu của quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh.

– Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, thành tựu có vai trò quan trọng nhất là những phát minh về điện. Vì:

+ Phát minh về điện đã mở ra khả năng ứng dụng một nguồn năng lượng mới, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, chuyển từ cơ khí hóa sang điện khí hóa. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế tư bản và thay đổi căn bản nền sản xuất.

+ Ngày nay điện được sử dụng trong hầu hết các hoạt động như sinh hoạt và sản xuất.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 3 trang 60 Lịch sử 10: Nêu và phân tích thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai tác động đến cuộc sống của bản thân em.

Trả lời:

– Những phát minh về điện của các nhà bác học được ứng dụng rất nhiều đến cuộc sống của gia đình em.

+ Điện được sử dụng trong hầu hết các hoạt động như sinh hoạt (thắp sáng các loại bóng đèn chạy điện như bóng đèn neon, bóng đèn sợi đốt,… Sử dụng năng lượng điện để đốt nóng: Các loại ấm điện, lò vi sóng, bàn là, máy sấy, quạt sưởi, điều hòa…)

+ Nếu như không có điện thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và công việc trong cuộc sống của em.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 4 trang 60 Lịch sử 10: Hãy làm sáng tỏ nhận định của Cờ-lau Xva-bơ: “Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.”

Trả lời:

– Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã chuyển từ lao động thủ công sang lao động máy móc, mở ra một kỷ nguyên để cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước. Tạo nên một động lực phát triển mạnh mẽ đối với nền công nghiệp và nền kinh tế.

– Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, sử dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra dây chuyền sản xuất chuyên môn hóa cao, sản xuất hàng loạt, chuyển từ nền sản xuất cơ khí hóa sang nền sản xuất điện khí hóa.

=> Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đã làm thay đổi diện mạo của các nước tư bản, chất lượng đời sống và sản xuất của con người được nâng cao.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại

Bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại

Bài 12: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

5/5 - (3 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button