Học TậpLớp 10Sinh học 10 Cánh Diều

Soạn Sinh 10 Bài 21 Cánh Diều: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus | Soạn Sinh 10 Cánh diều

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Sinh học 10 Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus

Mở đầu trang 131 Sinh học 10: Hình 21.1 mô tả thí nghiệm tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh khảm thuốc lá. Hãy thảo luận và nêu nhận xét về đặc điểm mầm bệnh.

Bạn đang xem: Soạn Sinh 10 Bài 21 Cánh Diều: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus | Soạn Sinh 10 Cánh diều

Trả lời:

Đặc điểm mầm bệnh gây bệnh khảm thuốc lá:

– Có kích thước rất nhỏ (có thể đi qua màng lọc vi khuẩn).

– Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của cây thuốc lá.

I. Khái niệm virus

Câu hỏi 1 trang 131 Sinh học 10: Nêu khái niệm virus, từ đó cho biết virus có những đặc điểm nào khác so với vi khuẩn?

Trả lời:

– Khái niệm: Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào sinh vật.

– Virus có các đặc điểm khác với vi khuẩn:

+ Có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn.

+ Không có cấu tạo tế bào.

+ Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.

+ Chỉ chứa DNA hoặc RNA.

+ Không có ribosome.

Vận dụng 1 trang 131 Sinh học 10: Để nuôi virus, các nhà khoa học sẽ dùng loại môi trường gì?

Trả lời:

Để nuôi virus, các nhà khoa học sẽ sử dụng loại môi trường có các tế bào sống phù hợp vì virus sống kí sinh nội bào bắt buộc.

II. Cấu tạo của virus

Câu hỏi 2 trang 132 Sinh học 10: Quan sát hình 21.2 và cho biết các thành phần cấu tạo virus. Hãy nêu chức năng của các thành phần đó?

Trả lời:

– Các thành phần cấu tạo virus:

+ Virus trần gồm lõi nucleic acid và vỏ capsid.

+ Virus có màng bọc gồm lõi nucleic acid, vỏ capsid và màng bọc.

– Chức năng của các thành phần cấu tạo virus:

+ Lõi nucleic acid: mang thông tin di truyền quy định toàn bộ hoạt động sống của virus.

+ Vỏ capsid: có chức năng bao bọc bảo vệ virus. Ở virus trần, protein của vỏ capsid thường đóng vai trò làm thụ thể cho virus bám dính lên bề mặt tế bào chủ.

+ Màng bọc: có các gai glycoprotein đóng vai trò là thụ thể cho virus có màng bọc bám dính lên bề mặt tế bào chủ.

Luyện tập trang 132 Sinh học 10: Quan sát hình 21.3 và cho biết cấu trúc nào của virus đóng vai trò là thụ thể.

Trả lời:

– Ở virus trần, thụ thể là protein của vỏ capsid.

– Ở virus có màng bọc, thụ thể là các gai glycoprotein trên lớp màng bọc.

– Ở virus gây bệnh trên vi khuẩn như phage T4, thụ thể nằm ở đầu tận cùng của lông đuôi.

III. Chu trình nhân lên của virus

Câu hỏi 3 trang 132 Sinh học 10: Quan sát các hình 21.4, 21.5 và mô tả các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus. Em có nhận xét gì về thời gian nhân lên của phage T4 trong tế bào chủ?

Trả lời:

 – Chu trình nhân lên của virus gồm 5 giai đoạn:

 1 – Bám dính (hấp phụ): Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.

 2 – Xâm nhập: Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào vật chủ. Virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.

3 – Sinh tổng hợp: Virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hành tổng hợp các phân tử protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp

4 – Lắp ráp: Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid.

5 – Giải phóng: Virus có thể phá huỷ tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần.

– Nhận xét về thời gian nhân lên của phage T4 trong tế bào chủ: Thời gian nhân lên của phage T4 diễn ra rất nhanh trong tế bào chủ chỉ mất khoảng 22 phút.

Câu hỏi 4 trang 133 Sinh học 10: Quan sát các hình 21.4, 21.5 và cho biết điều gì xảy ra với tế bào chủ khi virus được giải phóng?

Trả lời:

Khi virus được giải phóng sẽ làm chết tế bào chủ:

– Nếu virus được giải phóng ồ ạt thì tế bào chủ bị phá hủy ngay lập tức.

– Nếu virus chui từ từ ra ngoài thì tế bào chủ sẽ bị chết dần.

Vận dụng 2 trang 133 Sinh học 10: Tại sao những người bị hội chứng HIV – AIDS thường dễ mắc các bệnh như lở loét da và tiêu chảy?

Trả lời:

Người bị hội chứng HIV – AIDS thường dễ mắc các bệnh như lở loét da và tiêu chảy do virus HIV tấn công phá huỷ tế bào lympho CD4 làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Vận dụng 3 trang 133 Sinh học 10: Tại sao mỗi loại virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số loài sinh vật nhất định? Cho ví dụ.

Trả lời:

– Mỗi loại virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số loại sinh vật nhất định vì để virus bám được vào bề mặt tế bào chủ cần mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào.

– Ví dụ: Virus viêm gan B tấn công vào tế bào gan, virus HIV tấn công vào tế bào lympho CD4, virus cúm A/H1N1 tấn công vào tế bào phổi,…

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus

Ôn tập Phần 3 (trang 143, 144)

Bài 1: Giới thiệu chương trình môn sinh học. Sinh học và sự phát triển bền vững

Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Sinh học 10 Cánh Diều

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button