Soạn văn 9 bài Bắc Sơn
ND chính
Đoạn trích thể hiện những xung đột diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để đi tới bước ngoặt quan trọng, làm nổi bật vẻ đẹp và sự chuyển biến trong nhận thức của nhân vật Thơm. |
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 166 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Bạn đang xem: Soạn văn 9 bài Bắc Sơn
Các sự việc trong hồi kịch này diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm – Ngọc. Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Cô vô cùng đau xót, ân hận. Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 166 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
– Tình huống: trong lúc lẩn trốn sự truy lùng của Ngọc và đồng bọn, Thái và Cửu lại chạy đúng vào nhà Ngọc, lúc ấy chỉ có một mình Thơm ở nhà.
– Tình huống này khiến Thơm phải dứt khoát lựa chọn bằng việc che giấu hai người.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 166 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
– Tâm trạng và hành động của Thơm.
+ Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em của Thơm đã hi sinh, mẹ bỏ đi. Thơm chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ bộ mặt Việt gian.
+ Sự day dứt, ân hận của Thơm.
+ Qua những lời đối thoại giữa Thơm và Ngọc, sự nghi ngờ khiến Thơm luôn tìm cách dò xét ý nghĩ và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật.
+ Một tình huống bất ngờ xảy ra với Thơm, buộc cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát.
– Đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng, gay cấn, tác giả đã làm bộc lộ đời sống nội tâm với nỗi day dứt, đau xót và ân hận của Thơm, để rồi nhân vật đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về phía cách mạng.
Câu 4 => 5
Trả lời câu 4 (trang 166 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
– Ngọc đã bộc lộ đầy đủ bản chất của một tên Việt gian bán nước. Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn lòng ham muốn địa vị và tiền bạc. Tuy Ngọc cố che giấu nhưng dần dần bản chất xấu xa của Ngọc đã bị lộ ra.
– Thái bình tĩnh, sáng suốt, đồng thời rất tin tưởng vào sự ủng hộ của quần chúng, ngay cả khi đó là vợ của một tên Việt gian. Khác với Thái, Cửu có phần nôn nóng, thiếu chín chắn. Anh nghi ngờ Thơm, thậm chí còn định bắn cô.
Trả lời câu 5 (trang 167 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
– Thể hiện xung đột: xung đột cơ bản của vở kịch đến hồi bốn đã bộc lộ gay gắt trong sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu, trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và Ngọc cùng đồng bọn đang truy lùng những người cách mạng. Đồng thời xung đột kịch cũng diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm.
– Xây dựng tình huống: tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.
– Ngôn ngữ đối thoại: nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn của hành động kịch. Đối thoại đã bộc lộ nội tâm và tính cách nhân vật (đặc biệt ở lớp III).
Luyện tập
Trả lời câu 1 (trang 166 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Chia mỗi nhóm bốn em, tập đọc và phân vai theo các nhân vật trong trích đoạn kịch này.
HS tự làm.
Trả lời câu 2 (trang 166 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Đọc kĩ lại chú thích (**) về kịch ở bài này, vận dụng để xác định thể loại của những vở kịch mà em đã học hoặc được xem.
Trả lời:
Tên vở kịch |
Thể loại |
Bắc Sơn |
Chính kịch |
Tôi và chúng ta |
Chính kịch |
Romeo và Juliet |
Bi kịch |
Chèo Quan Âm Thị Kính |
Kịch hát |
Quan lớn về làng |
Kịch hát |
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Bắc Sơn
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn văn 9
- Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay (25 mẫu)
- Rừng là lá phổi xanh của nhân loại. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên (5 mẫu)
- Bạo lực học đường đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên (51 mẫu)
- Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán (25 mẫu)
- Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình (9 mẫu)
- Phân tích Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi lớp 9 hay nhất (17 mẫu)
- Cao Bá Quát là ai? Những chuyện ít người biết về Cao Bá Quát
- “Mỗi người sinh ra đều là thiên tai” (An-be Anh-xtanh). Em hiểu câu nói này như thế nào? Hãy trình bày cách hiểu của mình cho các bạn cùng nghe (13 mẫu)
- (NH4)2SO4 + BaCl2 → NH4Cl + BaSO4
- 1001 Hình ảnh tình yêu hạnh phúc đẹp lãng mạn tặng lứa đôi
- 20 mẫu mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay nhất
- 90 Bài thơ sáu chữ lớp 8 về gia đình, người thân, bạn bè, trường lớp, quê hương,…
- Ai là người sáng tạo ra tiếng Việt? Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ?
- Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO2 + H2O