Học TậpLớp 9Soạn văn 9

Soạn văn 9 bài Viết bài tập làm văn số 2

Đề 1

Trả lời đề 1 (trang 105 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thu cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.

Bạn đang xem: Soạn văn 9 bài Viết bài tập làm văn số 2

1. Mở bài:

…., ngày…tháng …năm…

Bạn…

2. Thân bài:

a) Những lí do thăm hỏi đầu thư.

Lí do viết thư (tưởng tượng: VD: Soạn vỡ thấy tấm hình lớp chụp chung….)

b) Nội dung thư:

– Giới thiệu tên trường? (Tưởng tượng đến trường vào thời điểm nào? Lí do đến trường)

– Miêu tả con đường đến trường (so sánh lúc trước và bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc?)

– Miêu tả các phòng lớp (Phòng vi tính? Phòng TN? Dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao?). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội? (So sánh)

– Miêu tả khoảng sân trường? (so sánh xưa và nay)? Những băng ghế? gốc bàng, hàng phượng (Còn như xưa? đã già hay đã trồng cây khác?)

– Miêu tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa? Nêu cảm xúc? Thầy cô? Bạn bè?

– Gặp lại thầy cô? Thầy cô cũ còn không? Thầy cô mới như thế nào? (Vui vẻ?). Thầy hiệu trưởng về hưu hay đã mất?

– Găp lại thầy cô chủ nhiệm lớp 9A…? Cô thay đổi ra sao? Nhưng vẫn còn những nét gì? (Giọng nói? Ánh mắt? Khuông mặt lộ vẻ xúc động?)

– Cô trò nhắc lại kỉ niệm cách đây 20 năm:

+ Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình một số bạn học? Về công việc của mình?

+ Tâm trạng cô ra sao?

+ Tình cảm em như thế nào?

3. Kết luận:

Cuối thư: Thăm hỏi sức khoẻ và chúc bạn?

Lời chào.

Đề 2

Trả lời đề 2 (trang 105 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.

1. Mở bài

– Giấc mơ diễn ra như thế nào?

– Cảm xúc của bạn khi có giấc mơ đó.

– Giới thiệu người bạn thân, quan hệ với em như thế nào? Cách xa bao lâu? Lí do gì xa cách em lâu thế? Cảm xúc của em khi gặp lại người thân?

2. Thân bài

– Giới thiệu chung về bà

– Tả người bạn gặp trong mơ: Khi gặp lại quan sát thấy người thân như thế nào? Diện mạo? Hình dáng? Y phục? Cử chỉ? Nét mặt? Động tác? Lời nói…

– Người đó có những nét gì khác so với lúc trước khi xa không? (So sánh từ hình dáng bên ngoài với tính cách bên trong trước đó và bây giờ?) và nêu lên Nhận xét và suy nghĩ của bạn.

– Nhớ và kể lại những kỉ niệm gắn bó với người bạn gặp trong mơ

– Bạn và người đó đã trò chuyện như thế nào? Nói với nhau những gì?

– Cuối buổi gặp gỡ những việc gì xảy ra? Cảm xúc của bạn ra sao?

– Tình huống đánh thức bạn dậy? Tâm trạng bạn như thế nào? Cảm xúc ra sao?

3. Kết bài

– Giấc mơ tan biến bạn quay trở về hiện thực và ấn tượng sâu sắc nhất của bạn và người thân là gì?

– Cảm xúc của bạn ra sao, khi nhớ lại cuộc gặp gỡ này?

– Bạn có cảm nghĩ gì?

Đề 3

Trả lời đề 3 (trang 105 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.

1. Mở bài: Giới thiệu chung về trận chiến em muốn kể lại, hoàn cảnh em đã đọc, nghe, xem trận chiến đó.

2.Thân bài:

– Hoàn cảnh lịch sử diễn ra trận chiến.

– Diễn biến:

+ Không gian, thời gian.

+ Người chỉ huy, lực lượng chiến đấu của hai bên tham chiến.

+ Những binh sách yếu lược được vận dụng thành công trong cuộc chiến.

– Kết quả trận chiến đó: quân nào chiến thắng, những chiến công lẫy lừng nào, có để lại hậu quả, thương vong lớn cho nhân dân.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân.

Đề 4

Đề 4. Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn về buổi đi thăm đáng nhớ đó.

1. Mở bài: Giới thiệu không gian, thời gian, sự vật, cảm xúc của em (sáng 30 Tết, em đi lễ tảo mộ cùng gia đình theo phong tục truyền thống).

2. Thân bài:

– Giải thích khái niệm “tảo mộ”: tảo mộ là thăm viếng, sửa sang và khang trang lại phần mộ tổ tiên, ông bà, người thân trong sáng ngày cuối năm trước khi vào Tết Nguyên đán.

– Việc đi tảo mộ:

+ Công cuộc chuẩn bị, em đi cùng với ai, phương tiện gì.

+ Quang cảnh ngày hôm ấy: khí trời mùa xuân mát mẻ, trong xanh.

+ Đến nghĩa trang: tìm được phần mộ người thân, quét dọn, chuẩn bị đồ lễ (thắp hương, cắm hoa, bày hoa quả…), khấn vái thành tâm.

+ Không khí nghiêm trang.

3. Kết bài: Cảm nhận của em sau buổi tảo mộ đó (em nhớ những người thân của mình, nghĩ về đời người ngắn ngủi, em hiểu được rằng chúng ta không được quên và tôn trọng những người đã xa chúng ta đến một thế giới khác). Lễ tảo mộ là một phong tục đáng được giữ gìn để nhớ về tổ tiên trong văn hóa Việt.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn văn 9

5/5 - (4 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button