Học Tập

Tân ngữ là gì? Hình thức của tân ngữ

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Tân ngữ là gì? Hình thức của tân ngữ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Tân ngữ là gì?

Tân ngữ (Object: viết tắt là O) là thành phần thuộc vị ngữ thường đứng sau động từ, liên từ hoặc giới từ dùng hoàn thành ý nghĩa của câu hoặc biểu đạt mối liên kết giữa các tân ngữ với nhau thông qua liên từ. Trong một câu có thể có một hoặc nhiều tân ngữ và nó có thể nằm ở giữa câu hoặc cuối câu.

Ví dụ: Everyone likes her. She knows everyone. (Mọi người thích cô Ấy. Cô ấy biết tất cả mọi người.)

Bạn đang xem: Tân ngữ là gì? Hình thức của tân ngữ

=> Trong câu tân ngữ “her” và “everyone” đứng sau động từ “likes” và “knows” và hoàn thành ý nghĩa của câu.

Tân ngữ là gì?
Tân ngữ là gì?

Các loại tân ngữ

Tân ngữ có đến 3 loại như sau:

Tân ngữ trực tiếp

Tân ngữ trực tiếp cho biết đối tượng hoặc hành động, sự việc ảnh hưởng đến cái gì.

Ví dụ: I have a smart phone. (Tôi có một chiếc điện thoại thông minh.)

=> Trong câu ta thấy “a smart phone” là tân ngữ trực tiếp đứng sau trợ động từ “have”.

Tân ngữ gián tiếp

Tân ngữ gián tiếp (xanh) đứng trước tân ngữ trực tiếp và chịu ảnh hưởng bởi tân ngữ trực tiếp (đỏ).

Ví dụ: Do I owe you money? (Tôi có nợ bạn tiền không?)

=> Trong câu ta thấy tân ngữ gián tiếp “you” đứng trước tân ngữ trực tiếp “money” và đứng sau động từ “nợ”.

Tân ngữ của giới từ

Tân ngữ đứng sau giới từ (gạch chân) trong câu.

Ví dụ: I often jog in the park. (Tôi thường chạy bộ trong công viên.)

=> Trong câu ta thấy tân ngữ “the park” đứng sau giới từ “in”.

Hình thức của tân ngữ

Tân ngữ có thể đóng vai trò là một trong những trường hợp sau:

Danh từ

Danh từ có thể dùng làm tân ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp trong câu.

Ví dụ: My friend went to the cinema last night. (Bạn tôi đã đi xem phim tối qua.)

=> Trong câu ta thấy tân ngữ “the cinema” là danh từ đóng vai trò là tân ngữ đứng trước giới từ “to”.

Tính từ

Tân ngữ có thể đóng vai trò là một tính từ đại diện cho danh từ chỉ tập hợp.

Ví dụ: We must help the poor. (Chúng ta phải giúp đỡ người nghèo.)

=> Trong câu ta thấy tân ngữ “the poor” là tính từ đại diện cho danh từ chỉ tập hợp những người nghèo.

Hình thức của tân ngữ
Hình thức của tân ngữ

Đại từ nhân xưng

Đại từ nhân xưng được phân thành đại từ chủ ngữ và đại từ tân ngữ như sau:

Đại từ chủ ngữ

Đại từ tân ngữ

I

Me

You

You

He

Him

She

Her

We

Us

They

Them

It

It

Ví dụ: They like us. (Họ thích chúng ta.)

=> Trong câu ta thấy “us” đống vai trò là tân ngữ đứng trước hành động “like”.

Mệnh đề

Tân ngữ có thể là cả một mệnh đề phía sau.

Ví dụ: I know he can win. (Tôi biết anh ấy có thể giành chiến thắng.)

=> Trong câu ta thấy được mệnh đề “he can win” đóng vai trò là một tân ngữ đứng trước động từ “know”.

Động từ

Động từ nguyên mẫu làm tân ngữ

Thực ra, động từ làm tân ngữ bạn đã gặp rất nhiều, chúng chính là các động từ xuất hiện trong các cấu trúc dạng V + to V.

Ví dụ:

– I tend to write my essays at late night. (Tôi thường viết bài luận của mình vào lúc đêm muộn.)

– My brother used to ride a pink bicycle to school. (Anh trai tôi đã từng đi 1 chiếc xe đạp màu hồng để tới trường.)

– My teammate’s trying to win the football game. (Các đồng đội của tôi đang cố gắng để thắng trận bóng đá.)

Các động từ có dạng V to V thường gặp:

– afford – đủ khả năng

– agree – đồng ý

– appear – xuất hiện

– arrange – sắp xếp

– ask – hỏi, yêu cầu

– beg – nài nỉ, van xin

– care – chăm sóc

– claim – đòi hỏi, yêu cầu

– consent – bằng lòng

– decide – quyết định

– demand – yêu cầu

– deserve – xứng đáng

– expect – mong đợi

– fail – thất bại

– hesitate – do dự

– hope – hy vọng

– learn – học

– manage – sắp xếp

– mean – ý định

– need – cần

– offer – đề nghị

– plan – lên kế hoạch

– prepare – chuẩn bị

– pretend – giả vờ

– promise – hứa

– refuse – từ chối

– seem – dường như

– struggle – đấu tranh

– swear – xin thề

– threaten – đe doạ

– volunteer – tình nguyện

– wait – đợi

– want – muốn

– wish – mong

– try – cố gắng

– forget – quên

Động từ thêm đuôi -ing (V-ing) làm tân ngữ

Tương tự, các cấu trúc dạng V + V-ing sẽ chứa các V-ing với chức năng là tân ngữ.

Ví dụ:

– I love writing my essays at late night. (Tôi thích viết bài luận của mình vào lúc đêm muộn.)

– My brother tries riding a pink bicycle to school. (Anh trai tôi thử việc đi chiếc xe đạp màu hồng tới trường.)

– My teammate’s imagine winning the football game. (Các đồng đội của tôi đang mơ mộng sẽ thắng trận bóng đá.)

Các động từ có dạng V + V-ing thường gặp:

– allow – cho phép

– begin – bắt đầu làm cái gì

– consider – xem xét đến khả năng

– dislike – không thích

– dread – sợ phải

– endure -: chịu đựng phải

– finish – hoàn thiện

– imagine – tưởng tượng làm cái gì

– involve – có liên quan tới việc

– miss – bỏ lỡ làm việc gì

– postpone – trì hoãn

– practice – thực hành, luyện tập

– quit – từ bỏ làm cái gì

– recommend – gợi ý

– regret – hối tiếc làm cái gì

– remember – nhớ đã

– resent – ghét

– risk – mẹo hiểm

– spend time – bỏ thời gian

– stop – dừng lại

– would you mind – có làm phiền

Dùng tân ngữ trong câu bị động (Passive voice)

Việc hiểu rõ và xác định đúng tân ngữ trong câu sẽ giúp bạn chinh phục kiến thức về câu bị động trong 1 nốt nhạc. Nguyên lý cơ bản của câu chủ động – câu bị động là biến tân ngữ của câu chủ động thành chủ ngữ của câu bị động.

Các bước để viết câu bị động như sau:

– Xác định tân ngữ trong câu gốc

– Chuyển tân ngữ đó lên đầu thành chủ ngữ của câu mới

– Chuyển động từ trong câu sang to be + P2

– Đưa chủ ngữ ở câu gốc xuống cuối câu bị động làm tân ngữ dạng by + O

Ví dụ:

– I will write the essay tonight. (Tôi sẽ viết bài luận vào tối nay.)

→ The essay will be written by me tonight.

– My mom bought me a new shirt yesterday. (Hôm qua mẹ mua cho tôi 1 cái áo mới.)

→ The new shirt was bought to me by my mom yesterday.

– They gave me the book 2 days before. (Họ cho tôi quyển sách hướng dẫn 2 ngày trước.)

→ I was given the book 2 days before.

Bài tập về tân ngữ

Bài tập về tân ngữ
Bài tập về tân ngữ

Bài tập 1: Xác định tân ngữ có trong các câu sau

1. Henry will feed some fishes to the cat.

2. Tien is in love with Tien.

3. I lent my brother my car.

4. My dad cooked dinner last night.

5. Have you received my e-mails?

6. Do you know where Thomas went?

7. I often buy comic books.

8. Langmaster teaches you English for free.

9. Lazy people don’t like walking.

10. We must help the poor and the homeless.

Đáp án

1. fishes, the cat

2. Tien

3. my brother, my car

4. my e-mails

5. dinner

6. where Thomas went

7. comic books

8. you, English

9. walking

10. the poor and the homeless

Bài tập 2: Viết đại từ tân ngữ tương ứng cho các từ sau

1. I →

2. You →

3. We →

4. They →

5. He →

6. She →

7. It →

Đáp án

1. I → me

2. You → you

3. We → us

4. They → them

5. He → him

6. She → her

7. It → it

Bài tập 3: Chuyển các câu sau thành dạng câu bị động

1. The dentist checked my tooth carefully.

2. Who did they give the 1st prize to?

3. The Math teacher sent him out of the classroom.

4. Somebody stole Janet’s car last week.

5. Has anyone collected the trash yet?

6. You must wash colored clothes separately.

7. People plant a lot of trees every year.

8. Langmaster will teach you English for free.

9. They are building a new library at the moment.

10. You must repair this washing machine.

Đáp án

1. My tooth was checked carefully by the dentist.

2. Who was the 1st prize given to?

3. He was sent out of the classroom by the math teacher.

4. Janet’s car was stolen last week.

5. Was the trash collected yet?

6. Colored clothes must be washed separately.

7. A lot of trees are planted every year.

8. You’ll be taught English for free by Langmaster.

9. A new library is being built at the moment.

10. This washing machine must be repaired.

Bài tập 4: Xác định đại từ tân ngữ chính xác trong mỗi câu sau đây. 

1. Please make (I, me) an ice cream sundae.

2. Ask (he, him) and his wife if they’d like a soda.

3. Can Rory join (we, us) on our trip?

4. We should hire (she, her) for the job.

5. I never want to see (he, him) again.

6. You can sit with Andrew and (I, me).

Đáp án: 

1. Me

2. Him

3. Us

4. Her

5. Him

6. Me

Bài 5: Chọn đáp án đúng (A, B, C, hoặc D) trong mỗi câu dưới đây? 

1. Mary wants to talk to __________ about your homework.

A. Him

B. Her

C. You

D. Them

2. The plate shattered when John dropped __________ on the floor.

A. Him

B. Her

C. Them

D. It

3. Be careful; he lied to __________ before and he may do it again.

A. Us

B. It

C. We

D. They

4. Where are Jill and Cherie? Didn’t you invite __________?

A. Us

B. Them

C. They

D. Her

5. The spider bit __________ on my ankle.

A. You

B. Me

C. Her

D. It

6. I heard that Jeremy was cut from the team just because Tyler doesn’t like __________.

A. Him

B. Her

C. It

D. Them

7. The bread is stale. You can feed __________ to the birds.

A. Them

B. It

C. Him

D. Her

8. The movie was hilarious! We really liked __________.

A. Him

B. Them

C. Her

D. It

Đáp án: 

1. C

2. D

3. A

4. B

5. B

6. A

7. B

8. D

Bài tập 6: 

1. This is Sam. I go to school with _____.

A. he

B. him

2. _____ are going into town.

A. Us

B. We

3. Why are you looking at _____?

A. me

B. I

4. _____ goes to bed at nine o’clock.

A. Her

B. She

5. This is Tom’s trumpet. _____ plays it every day.

A. He

B. Him

6. These are my hamsters. Do you like _____?

A. they

B. them

Đáp án: 

1. B

2. B

3. A

4. B

5. A

6. B

***

Trên đây là nội dung bài học Tân ngữ là gì? Hình thức của tân ngữ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

Rate this post

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button