Tổng hợp

The CrownX sở hữu những công ty nào? The CrownX là gì?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu The CrownX sở hữu những công ty nào trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

The CrownX sở hữu những công ty nào?

The CrownX là nền tảng tiêu dùng bán lẻ của Masan được thành lập dựa trên việc sáp nhập Masan Consumer Holdings (MCH) và WinCommerce (WCM) – đơn vị sở hữu chuỗi VinMart/ VinMart+.

The CrownX sở hữu những công ty nào?
The CrownX sở hữu những công ty nào?

The CrownX là gì?

Về tên gọi The CrownX, theo lý giải của Masan chữ Crown trong tiếng Anh là vương miệng, với hàm ý vua, nữ hoàng chính là người tiêu dùng; X là đại điện cho những sáng kiến đột phá, các ý tưởng đỉnh cao trong công nghệ… Vì thế, The CrownX cũng có nghĩa là sử dụng tất cả những trí tuệ, nỗ lực để mang đến những dịch vụ, sản phẩm tốt nhất phục vụ cho người tiêu dùng Việt Nam.

Bạn đang xem: The CrownX sở hữu những công ty nào? The CrownX là gì?

Theo chia sẻ từ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Masan Group – ông Nguyễn Đăng Quang cho biết: “Cuộc sống hay công nghệ, mọi thứ sẽ luôn luôn thay đổi. Mặc dù vậy, có những điều sẽ không bao giờ thay đổi. Ngọn hải đăng trong kinh doanh chính là những điều này, với mục đích dẫn dắt con đường chúng ta đi. Và Masan hơn 20 năm qua chỉ có duy nhất một con đường. Tại đó, đội ngũ Masan mỗi ngày nỗ lực làm việc và góp phần nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người Việt Nam.”

Sự phát triển của The CrownX

Nếu xét về quy mô bán lẻ, The CrowX hiện nay gần như đã là nền tảng lớn nhất. Cùng với đó là sự kết hợp hệ thống bán lẻ hiện đại hàng đầu chiếm 30% thị phần, và giữa 300.000 điểm bán truyền thống theo kênh sẵn có của MCH cùng độ phủ toàn quốc của VCM. Tuy nhiên, sẽ còn nhiều hơn thế sự kỳ vọng cho nền tảng bán lẻ này, với tham vọng đẩy doanh số tới 50% cho bán lẻ hiện đại trong tổng giá trị ngành bán lẻ 5 năm tới, dù hiện nay chỉ đang ở mức 8%.

Masan tin rằng xu hướng tiêu dùng tất yếu sẽ thuộc về bán lẻ hiện đại trong tương lai, do sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cùng quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đi đôi với sự thay đổi  nhanh chóng của tiêu dùng, đặc biệt là sau dịch Covid-19. Nhưng chỉ kết hợp các điểm bán đơn thuần là chưa đủ, mà cần phải đa dạng đủ sản phẩm chất lượng để cung cấp cho khách hàng.

Trên thực tế, các công ty thành viên và liên kết của tập đoàn Masan trong nhiều năm qua đều là những công ty dẫn đầu về các lĩnh vực đồ uống, bán lẻ, thực phẩm chế biến, thịt tươi sống, sản phẩm y tế, chăm sóc cá nhân, sản xuất hóa chất công nghiệp và dịch vụ tài chính (nhận thấy rõ nhất qua cổ phần đáng kể trong Techcombank).

Những lĩnh vực này không chỉ đang có tốc độ tăng trưởng cao trong nền kinh tế, mà đây đều là nhóm sản phẩm thuộc nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày, là nhu cầu cơ bản nhất của người tiêu dùng Việt Nam.

Lộ trình của The CrowX dựa trên 3 vòng tròn này không chỉ là mở rộng giá trị ngành hàng tiêu dùng theo chiều dọc (độ sâu sản phẩm), mà đến cả hàng ngang cũng sẽ được mở rộng theo dự kiến, tức mở rộng danh mục sản phẩm. Ngoài những thương vụ M&A ngành hàng mới (như Masan đã hoàn tất mua lại Bột giặt Net đầu năm nay), The CrowX dự kiến cũng sẽ hợp tác với nhiều nhà sản xuất trong – ngoài nước để phát triển các sản phẩm mang nhãn hàng riêng (dự kiến trong tương lai sẽ đóng góp 40% doanh thu). Bên cạnh đó, hệ thống phân phối của The CrowX có thể nhanh chóng mở rộng về mặt cơ học trong thời gian tới, bằng cách hợp tác quảng bá kinh doanh hay nhượng quyền.

Nhưng dù đi theo hướng nào, chiến lược của Masan vẫn là nhất quán giữ biên lợi nhuận tại mức ổn định. “Mở rộng chiều sâu ngành hàng chính là chiến lược của The CrowX nhưng vẫn phải luôn đảm bảo biên lợi nhuận trên 20%”, ông Trương Công Thắng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị của MCH chia sẻ.

Sự phát triển của The CrownX
Sự phát triển của The CrownX

Phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ từ offline đến online

The CrowX đã đặt ra mục tiêu trong vòng 5 năm nữa là sở hữu 10.000 điểm bán và 20.000 cửa hàng nhượng quyền, với tổng doanh thu trong kịch bản tốt có thể lên đến 250.000 tỉ đồng, giải quyết nhu cầu mua sắm cho 35 – 50 triệu người tiêu dùng. Hiện nay, The CrowX đã có hơn 3.000 cửa hàng phục vụ cho hơn 9 triệu khách hàng.

Đáng chú ý hơn, các nhà lãnh đạo Masan không chỉ đặt ra vấn đề phát triển kênh bán hàng offline, mà The CrowX còn được phát triển nhiều hơn về câu chuyện công nghệ. Tuy việc phát triển kênh online chưa phải là mục tiêu cao nhất trước mắt, nhưng “online hóa” cũng là một chiến lược không thể thiếu với The CrowX. Bởi chúng cho phép mở ra một cánh cửa kết nối giữa các gia đình, nhà bán lẻ hay nhà sản xuất hàng hóa.

Thực tế, trên thế giới hiện nay đã không còn xa lạ với khái niệm mô hình bán lẻ kết hợp offline và online. Nhiều thương hiệu sau khi xây dựng các cửa hàng truyền thống thành đế chế vững mạnh đã tiến tới online và ngược lại. Điển hình như trường hợp của Alibaba (Trung Quốc) tạo làn sóng với mô hình thương mại điện tử. Tuy nhiên, chính đơn vị này sau đó cũng đã phải đầu tư mạnh mẽ vào các chuỗi bán lẻ truyền thống hay vào các công ty sản xuất, sở hữu các điểm bán lẻ vật lý.

Tương tự đối với thương hiệu bán lẻ Amazon (Mỹ): sàn thương mại điện tử nổi tiếng thế giới này cũng đã mua lại chuỗi các cửa hàng bán lẻ và đặt tên thành Amazon Go, bán hàng dựa trên hoàn toàn các phát minh về công nghệ như thanh toán và mua sắm kiểu tự động.

Ngược lại, Walmart (Mỹ) – hệ thống đại siêu thị truyền thống này cũng phải mở rộng kinh doanh thông qua hoạt động mua lại những nền tảng thương mại điện tử thông minh, tạo sự mới mẻ trong mua sắm và giúp khách hàng tiết kiệm nhiều thời gian hơn.

Viễn cảnh hệ sinh thái Tiêu dùng – Công nghệ sẽ không còn xa

Nhìn chung, việc kết hợp cả offline và online cũng là một hướng đi mới mẻ trong xu hướng bán lẻ hiện đại ngày nay và được gọi với cái tên là “bán lẻ kiểu mới”. Cũng dựa trên khái niệm này nhưng các nhà lãnh đạo Masan lại nghĩ khác đi một chút trên tiêu chí lấy người dùng làm trọng tâm, đó là hệ sinh thái ‘tiêu dùng – công nghệ” (Consumer – Tech).

Yếu tố công nghệ được đặt bên cạnh tiêu dùng là một điều không quá mới mẻ. Theo đó, công nghệ được xác định là lợi thế cạnh tranh đột phá mà từ đó có thể dự đoán xu hướng tiêu dùng trong tương lại dựa trên phân tích nhu cầu người tiêu dùng theo thời gian thực.

Trên thực tế, VinCommerce được cho là đã sở hữu tập dữ liệu với quy mô khoảng 8 triệu khách hàng. Trong giai đoạn 1 của ‘hành trình kỳ lân’, Masan cho biết nền tảng bán lẻ thông minh hơn sẽ được tập đoàn tập trung xây dựng, từ đó cải thiện năng suất dựa trên tự động hóa hệ thống dữ liệu.

Đây sẽ không còn là viễn cảnh xa vời tại Việt Nam nếu nhìn vào từng bước đi trong lộ trình tạo ra hệ thống sinh thái. Nói cách khác là tạo ra đế chế tại nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.

Alibaba, Amazon, Facebook hay Apple,… là những ông trùm thường đi đầu trong việc nắm bắt, thậm chí tạo ra được xu hướng thay đổi nhu cầu tiêu dùng ngay tại mỗi “vòng nhu cầu”, có thể là cả ba, trong đó nhân tố giúp xoay chuyển cuộc chơi không ai khác chính là công nghệ.

Sứ mệnh của The CrownX

Khi thương vụ sáp nhập VinCommerce vào Masan thông qua việc hoán đổi cổ phần giữa VinCommerce và VinEco thuộc Tập đoàn Vingroup và Masan Consumer (MCH) – thành viên của Masan Group diễn ra cuối năm 2019, đã có không ít nhà đầu tư lo ngại khoản lỗ mà Masan phải gánh từ bản báo cáo tài chính của VinCommerce sau khi sáp nhập.

Tiếp diễn thương vụ tỉ USD

Masan, từ một doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi vài nghìn tỉ đồng mỗi năm sẽ gánh lỗ đến bao giờ? Đó là mối lo của các cổ đông khi chứng kiến hầu hết lĩnh vực kinh doanh theo chuỗi, gắn liền với chi phí vận hành tốn kém, thời gian hoàn vốn chậm và dễ tổn thương bởi suy thoái kinh tế.

Thực tế, hoạt động của VinCommerce – đơn vị vận hành hai chuỗi VinMart và VinMart+, theo báo cáo bộ phận của Vingroup, đã lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ít nhất hơn nghìn tỉ đồng mỗi năm. Còn trong báo cáo mới nhất của Masan, trong quí I/2020, công ty ghi nhận các chi phí tăng đột biến sau khi nhận sáp nhập VCM.

Doanh thu quí I/2020 của Tập đoàn đã tăng thêm gần 9.500 tỉ đồng lên mức 17.638 tỉ đồng, tương ứng mức tăng 116%; riêng giá vốn hàng bán tăng thêm gần 8.000 tỉ đồng so với cùng kì năm ngoái, tương đương mức tăng 140% so với cùng kì, điều này khiến lãi gộp chỉ tăng 60% so với cùng kì lên mức 3.962 tỉ đồng.

Trong khi đó, hàng loạt chi phí kèm theo đã tăng cao đột biến so với trước sáp nhập. Trong đó, chi phí tài chính, chi phí quản lí và chi phí bán hàng lần lượt ghi nhận mức 782 tỉ đồng, 3.107 và 802 tỉ đồng, tăng lần lượt 48%, 282% và 63% so với cùng kì năm trước.

Sức nặng từ VCM bước đầu đã khiến Masan lần đầu báo lỗ sau nhiều năm liên tục lãi lớn. Mức lỗ sau thuế thuộc về cổ đông Masan là 78 tỉ đồng so với con số lãi 865 tỉ đồng của cùng kì năm trước.

Đánh giá về kết quả kinh doanh quí I, ban lãnh đạo Masan tự tin với những gì đạt được. Đặc biệt, công ty đã có kế hoạch đưa hai chuỗi VinMart và VinMart+ tiến gần hơn đến điểm hoà vốn vào cuối năm nay.

Danny Le, Tổng Giám đốc Masan Group cho hay, chi phí mặt bằng, chi phí nhân sự là chi phí lớn nhất của chuỗi siêu thị. Vấn đề lớn nhất cần giải quyết là tăng năng suất.Hoạt động của VinCommerce đã có sự cải thiện đáng kể sau hợp nhất vào Masan, biên EBITDA (Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) trong Quí I/2020 đạt mức (5,1)% so với mức (9,1)% và (10,7)% lần lượt vào quí I/2019 và quí IV/2019.

Ngày 12/6, HĐQT Masan công bố thông qua Nghị quyết HĐQT về việc thành lập Công ty The CrownX.

Trong đó, The CrownX sẽ là công ty con nắm giữ 83,74% cổ phần VCM (Đơn vị sở hữu 100% vốn VinCommerce – vận hành chuỗi VinMart, VinMart+) và 85,71% vốn tại Masan Consumer Holdings (Công ty sở hữu 95,24% vốn tại Masan Consumer).

Sứ mệnh của The CrownX
Sứ mệnh của The CrownX

Theo thông tin từ báo cáo tài chính Masan Group, đến cuối tháng 12/2019, giao dịch cơ bản đã được hoàn tất. Masan Group đã tiếp quản 83,74% tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành của VCM và phát hành quyền chọn được nhận cổ phần của một công ty mới – The CrownX ngày nay.

Masan đang nắm giữ khoảng 70% cổ phần và Vingroup giữ quyền chọn nắm giữ 30% cổ phần của The CrownX. Theo đó, tỉ lệ lợi ích kinh tế tương ứng tại VCM và MCH tính đến ngày 31/12/2019 lần lượt là 58,6% và 60%.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức sáng ngày 30/6/2020, các cổ đông Masan đã thông qua nghị quyết của HĐQT về việc mua thêm 15% cổ phần của The CrownX.

Sứ mệnh của The CrownX

Trong tiếng Anh, từ Crown nghĩa là vương miện, Masan cho biết đây là cách công ty nhìn nhận khách hàng giống như những vị vua, nữ hoàng. Chữ cái X đi kèm tượng trưng cho sự đổi mới, sáng tạo, nhấn mạnh vai vai trò của công nghệ như một nhân tố không thể thiếu hướng đến sự toàn diện.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan cho biết, “20 năm qua, mục tiêu của Masan rất đơn giản như chúng ta đã thường nói. Đó là con đường chúng ta chọn. Con đường Masan đó là phục vụ lợi ích của người tiêu dùng Việt Nam. Đó là con đường mà chúng ta luôn tìm thấy ý nghĩa trên mỗi chặng đường đi”.

Tuy nhiên, chứng kiến công nghệ đang thay đổi cuộc sống, hành vi, thói quen tiêu dùng thay đổi, ông Quang cho rằng, trong kinh doanh, thứ duy nhất không thay đổi đó là ngọn hải đăng dẫn dắt mọi hành trình của chúng ta. Cũng giống như mục tiêu, lí tưởng trong cuộc đời của mỗi con người để theo đuổi.

Và để đi đến đích, Masan cần có những sự thay đổi kịp thời. Theo lãnh đạo Masan, doanh thu hàng năm của MCH gần 1 tỉ USD nhưng vẫn chỉ chiếm một góc nhỏ trên thị trường.Hệ thống ngành hàng tiêu dùng của Masan Group ngày càng mở rộng với những tên tuổi như Vinacafé Biên Hòa, Nước khoáng Vĩnh Hảo, nhà máy bia, Công ty Thực phẩm Dinh dưỡng Sài Gòn, Masan MEATLife, Cholimex, Vissan, Công ty CP Bột giặt Net…

Mỗi năm Masan Group nghiên cứu, phát triển, đưa ra thị trường hàng chục sản phẩm mới. Masan vẫn không ngừng nghỉ trong việc tìm ra những sản phẩm mới nhằm làm hài lòng người tiêu dùng. Nhưng Masan Consumer vẫn thiếu đi một mắt xích quan trọng: Không tiếp cận được trực tiếp với khách hàng.

Chính vì vậy, việc sáp nhập VinCommerce (VCM) vào Masan là một bước nhảy đột phá của tập đoàn, sẽ tạo ra sự hiệp lực đáng kể, đẩy nhanh các chiến lược phát triển tập trung tạo ra những giá trị thiết thực phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Riêng 3.000 điểm bán hàng hiện đại của VCM hiện hữu có thể giúp công ty rút ngắn vòng phản hồi giữa nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng, từ đó giúp tăng tỉ lệ thành công của các sản phẩm cải tiến. Chẳng hạn, khi Masan Consumer tung ra một sản phẩm mới, công ty ngay lập tức có thể thu thập ý kiến của khách hàng thông qua hệ thống bán lẻ.

“Masan không phải mua doanh nghiệp để “mua doanh thu”. Chúng tôi đầu tư vào thương hiệu, nguồn nhân lực, công nghệ, và hệ thống phân phối để có thể củng cố vị thế khi vào ngành hàng mới. Ngoài ra, chúng tôi có thể tăng biên lợi nhuận toàn doanh nghiệp sau khi sáp nhập để tạo giá trị gia tăng cho cổ đông.Năm 2020, Masan Group sẽ không mở rộng kinh doanh quá nhanh chóng, mà sẽ nỗ lực để đảm bảo mô hình hiện có tiếp tục bền vững khi tăng quy mô. Tôi tin rằng, nếu cùng thực thi quyết liệt và kiên định với chiến lược, chúng tôi không những sẽ trở thành nền tảng bán lẻ hàng đầu Việt Nam mà còn có thể đạt được biên lợi nhuận hai chữ số”, Chủ tịch Masan Group, ông Nguyễn Đăng Quang nói tại Đại hội vừa qua.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về The CrownX sở hữu những công ty nào. Mọi thông tin trong bài viết The CrownX sở hữu những công ty nào? The CrownX là gì? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (8 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button