Mời các em theo dõi nội dung bài học về Thế nào là tự học? Theo em, việc tự học có gì thú vị? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Thế nào là tự học?
Tự học là quá trình chủ động, tự làm việc, tự tiếp thu kiến thức mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo của người khác. Bản thân người học phải tự nghiên cứu, suy luận, tư duy, làm chủ quá trình tiếp thu kiến thức, tự luyện tập để có kỹ năng; thời lượng học, khối lượng kiến thức phải nạp cùng phương pháp học và không bị giới hạn.
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về “tự học”. Trước hết, “tự học được hiểu là sự động não, suy nghĩ, sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích…) và có khi cả cơ bắp (khi sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của chính bản thân người học (tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học), cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”.
Bạn đang xem: Thế nào là tự học? Theo em, việc tự học có gì thú vị?
Có quan điểm khác cho rằng: “Tự học là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng, do chính người học tự tiến hành trên lớp, ngoài lớp hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã quy định.”
Nhìn chung, khái niệm tự học có thể mang lại rất nhiều quan điểm từ các góc nhìn của các chuyên gia khác nhau. Nhưng suy cho cùng, những định nghĩa về sự tự học luôn có điểm chung trong đặc trưng, đó là tính chủ động và linh hoạt. Đó chính là quá trình tự làm việc, tự tiếp thu kiến thức mà không có sự hướng dẫn của người khác, hoặc chỉ được hướng dẫn ở những bước sơ khai ban đầu. Tự học đề cao đến phương pháp tự tìm kiếm và chủ động học hỏi, trau dồi các kiến thức mà không cần đến người hướng dẫn và không cần một sự thúc giục nào.
Theo em, việc tự học có gì thú vị?
Theo em, tự học thú vị ở chỗ là giúp em thể hiện được khả năng bản thân một cách thoải mái nhất, tự học ở nhà sẽ có không gian học yên tĩnh, thể hiện được những điểm mạnh, năng khiếu của bản thân, chủ động tiếp thu và khám phá kiến thức, rèn luyện tính kiên trì, sáng tạo, giúp ta tự do, tự chủ không có sự bắt buộc. Ngoài ra, sản phẩm kiến thức của quá trình tự học sẽ được ghi nhớ lâu hơn.
Bản chất của tự học
Tự học là học với sự tự giác cao độ, là quá trình người học tự tìm ra ý nghĩa của việc học và làm chủ hoạt động học tập của mình. Bản chất của tự học là quá trình người học cá nhân hoá việc học nhằm thoả mãn nhu cầu học tập, tự giác tiến hành các hoạt động để thực hiện có hiệu quả mục đích và nhiệm vụ học tập đề ra. Tự học chỉ thực sự tồn tại nếu:
- Nhu cầu tự học xuất phát từ mong muốn làm phong phú sự hiểu biết của bản thân người học để hoàn thiện nhân cách của mình.
- Tự học được thực hiện thông qua làm việc, tự học có hiệu quả khi người học biết cách học, có ý chí học tập, có kỹ năng và biện pháp học.
Các hình thức tự học
- Tự học hoàn toàn: là hình thức mà người học hoàn toàn độc lập hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mình, vai trò của người học là nhân tố trọng yếu nhất trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Hình thức tự học này còn gọi là tự nghiên cứu của các nhà khoa học.
- Tự học có sự điều khiển, chỉ đạo của giáo viên nhưng không trực tiếp: Hình thức tự học này đòi hỏi người học phải có tính tự giác và tính tự lực cao, phải tuân thủ theo chỉ dẫn của thầy. Hiệu quả của hình thức tự học này phụ thuộc vào vai trò người hướng dẫn và vai trò tích cực, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập của người học.
- Tự học dưới sự tổ chức, chỉ đạo, điều khiển trực tiếp của giáo viên: Thông qua biện pháp tổ chức, định hướng, thiết kế chỉ đạo của giáo viên nhằm giúp người học tự tổ chức, tự thiết kế, thực hiện hoạt động học tập của mình bằng hoạt động tự nghiên cứu, tự kiểm tra, tự điều chỉnh nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Ý nghĩa của việc tự học
Tự học có ý nghĩa quan trọng quyết định trực tiếp sự phát triển của người học. Các nhà tâm lý học cho rằng: bản chất của sự hình thành và phát triển tâm lí con người là quá trình tiếp thu và lĩnh hội hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà loài người đã phát hiện, tích luỹ và tồn tại dưới dạng hệ thống hoá tri thức khoa học. Tự học có ý nghĩa rất lớn đối với người học, đặc biệt là sinh viên trong môi trường đại học bởi nếu không có sự tự học thì sinh viên không thể hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Nhờ hoạt động tự học mà người học có thể hình thành được những năng lực cơ bản, từ đó có thể “học tập suốt đời”, sau khi ra trường có thể tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội.
Hạn chế của việc tự học
- Khó tập trung tự học: Việc tự học đòi hỏi sự tập trung rất lớn từ người học. Người tự học phải có khả năng quản lý chính mình, đặt ra mục tiêu và nỗ lực để thực hiện mục tiêu đó. Vì thế, nếu muốn tự học có hiệu quả, trước tiên người học phải vượt qua cảm giác chán nản và quyết tâm theo đuổi kiến thức tới cùng.
- Sai định hướng khi tự học: Trong xã hội hiện nay, kiến thức có thể học ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên, điều này có thể khiến cho người tự học đi lạc hướng trong quá trình học. Nếu không xác định được rõ vấn đề và mục tiêu tự học, người học sẽ dễ dàng sa đà vào một nội dung nhất định khiến việc học tốn nhiều thời gian và hiệu quả không cao.
Phương pháp tự học hiệu quả
– Xác định mục tiêu học tập chi tiết: Để tự học có hiệu quả, trước tiên người học cần xác định rõ mục tiêu của quá trình này. Đặt ra mục tiêu cụ thể sẽ giúp người học đi đúng hướng, từ đó học được những kiến thức và kỹ năng mà bản thân mong muốn.
Mỗi cá nhân khác nhau thường có những mục tiêu tự học khác nhau. Đối với các bạn học sinh, sinh viên thì mục tiêu của viện tự học là để phục vụ cho thành tích học tập trong trường. Với mục tiêu này, người học cần vạch ra một kế hoạch rõ ràng, định hướng các nội dung cần học và ôn lý thuyết kèm với bài tập hoặc thực hành. Đối với người đi làm, mục tiêu tự học hoàn toàn khác, nó mang tính ứng dụng thực tế cao hơn. Ví dụ: do môi trường làm việc tiếp xúc với người nước ngoài nên nhân viên công ty bắt buộc phải tự trau dồi việc giao tiếp ngoại ngữ để quá trình trao đổi công việc thuận lợi hơn.
– Chia nhỏ mục tiêu và lên kế hoạch tự học: Sau khi đã xác đinh được mục tiêu, người học cần lên kế hoạch để tự học hiệu quả. Để không bị mơ hồ, người học cần chia nhỏ mục tiêu, phân tích vấn đề và lên kế hoạch từng bước thực hiện. Người học cần tìm hiểu về những thành phần tạo nên kiến thức, kỹ năng mình cần học tập, sau đó lên kế hoạch tiếp cận, tìm hiểu sâu và học được kiến thức một cách toàn diện nhất.
– Lựa chọn phương thức tự học phù hợp. Tự học không nhất thiết là tự mình học tập từ đầu đến cuối. Trong quá trình tự học, người học có thể tìm đến người hướng dẫn để cùng tạo ra một hướng đi cụ thể, từ đó việc tự học sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Đồng thời, tự học không có nghĩa là người học ngồi một chỗ để tự nhồi nhét các kiến thức vào đầu. Có rất nhiều phương pháp khiến quá trình tự học trở nên thú vị. Theo đó, người học có thể tìm kiếm nội dung học tại Youtube, tham dự các hội thảo chia sẻ kiến thức và tự học theo hình thức nhóm. Tuỳ vào khả năng và thói quen mà người học tự tìm cho mình phương pháp hiệu quả nhất.
– Tối đa hoá sự tập trung: Khác với hình thức học tập ở trường lớp là tuân theo lịch trình sẵn có và có sự hướng dẫn chi tiết của giáo viên, tự học đề cao sự chủ động từ ý thức của bản thân. Vì vậy, để việc tự học đạt hiệu quả thì tập trung là yếu tố vô cùng quan trọng. Để tối đa hoá sự tập trung, người học cần tự loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng để tập trung 100% cho thời gian tự học của mình.
Soạn bài Tự học – Một thú vui bổ ích lớp 7
1. Nội dung chính của văn bản “tự học – một thú vui bổ ích” là gì?
Văn bản Tự học – Một thú vui bổ ích giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về giá trị của việc tự học. Tự học ở đây chính là niềm vui, niềm yêu thích và sự thú vị của thói quen tự học chứ không phải là một sự bắt buộc.
2. Thế nào là tự học?
Tự học là quá trình chủ động, tự làm việc, tự tiếp thu kiến thức mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo của người khác.
3. Theo em, việc tự học có gì thú vị?
– Khi tự học, người học được làm chủ quá trình tiếp thu tri thức; bao gồm cả thời lượng học, khối lượng kiến thức phải nạp cùng phương pháp học.
– Tạo tinh thần thoải mái
– Tự khám phá ra một đơn vị kiến thức nào đó mang lại cảm giác thích thú, tâm đắc cho người học. Giúp người học khám phá được năng lực bản thân.
– Sản phẩm kiến thức của quá trình tự học sẽ được ghi nhớ lâu hơn.
4. Trải nghiệm cùng văn bản Tự học – Một thú vui bổ ích
Vì sao tự học là “một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân”?
Gợi ý
– Nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.
– Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông.
– Sách vở đem lại vô vàn những vật hữu hình và vô hình trong cuộc du lịch.
Những trích dẫn được sử dụng trong đoạn văn nhằm mục đích gì?
Gợi ý
Những trích dẫn được sử dụng trong đoạn văn là những nhân vật, sự kiện cụ thể, chính xác nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về những lợi ích của việc tự học.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 8, SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST
Văn bản trên được viết nhằm mục đích gì?
Trả lời
Văn bản trên được viết với mục đích thuyết phục người đọc về những lợi ích, sự thú vị của thói quen tự học.
Câu 2 trang 8 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST
Em hãy chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản dựa vào sơ đồ sau:
Câu 3 trang 9 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST
Em có nhận xét gì về những bằng chứng tác giả nêu ra trong đoạn trích dưới đây?
Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thấy khả năng của ta đã thăng tiến và ta giúp đời nhiều hơn trước. Một thầy kí, một bác nông phu, bất kì hạng người nào, nếu chịu học hỏi tìm kiếm, cũng có thể cải thiện phương pháp làm việc của mình, và giảng giải những kinh nghiệm của mình cho người khác. Sau cùng, còn gì vui bằng tìm tòi và khám phá: Pat-xơ-tơ, Anh-xơ-tanh, hai vợ chồng Kiu-ri và hàng trăm nhà bác học khác, suốt đời nghèo nàn mà lúc nào cũng mãn nguyện hơn những vua chúa trên ngai vàng; cả tháng cả năm tự giam trong phòng thí nghiệm, không hề biết những tiêu khiển của người đời mà thấy thời giờ trôi qua vẫn quá mau, là nhờ thú tự học tìm tòi của họ.
Trả lời
– Đoạn trích có hai bằng chứng: bằng chứng thứ nhất về thầy kí, bác nông phu là những sự việc tiêu biểu, quen thuộc trong đời sống, khẳng định rằng dù bất kì ai chỉ cần tìm tòi, học tập thì sẽ tiến bộ và có thể cống hiến cho xã hội. Bằng chứng thứ hai là về các nhà khoa học nổi tiếng có sức ảnh hưởng và quá trình tự học của họ.
=> Vì vậy những bằng chứng này có tác dụng làm rõ cho ý kiến của người viết, dễ dàng được người đọc tin tưởng, tiếp nhận, nhờ đó thực hiện mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về những lợi ích của việc tự học.
Câu 4 trang 9 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST
Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra Tự học – một thú vui bổ ích là văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống?
Trả lời
– Văn bản thể hiện thái độ đề cao, đồng tình của người viết với việc tự học.
– Văn bản đưa ra được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để làm rõ ý kiến
– Các lí lẽ, ý kiến được sắp xếp theo trình tự hợp lí để người đọc nhận ra các lợi ích của việc tự học.
Câu 5 trang 9 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST
Có bạn cho rằng: Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ để trao đổi về ý kiến này.
Trả lời
Bằng những kiến thức tiếp thu qua văn bản “Tự học – một thú vui bổ ích” và hiểu biết cá nhân tôi không đồng tình với ý kiến “Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác”. Chúng ta cần hiểu một cách toàn diện tự học không phải là không cần sự trợ giúp của ai, mà là người học chủ động, tự giác trong việc học của mình, biết lên kế hoạch học tập và chủ động tìm kiếm tri thức, biết tìm sự trợ giúp khi cần thiết để việc học tập được hiệu quả.
***
Trên đây là nội dung bài học Thế nào là tự học? Theo em, việc tự học có gì thú vị? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Giải Bài 9.29 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 9.30 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.33 trang 21 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.27 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.28 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.29 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống