Học TậpLớp 4Tiếng Việt lớp 4

Tiết 6 – Ôn tập giữa học kì II trang 98 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Câu 1

Phân biệt 3 kiểu câu kể (bằng cách nêu định nghĩa, ví dụ về từng kiểu câu)

 

Bạn đang xem: Tiết 6 – Ôn tập giữa học kì II trang 98 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Ai làm gì?

Ai thế nào?

Ai là gì?

Định nghĩa

 

 

 

Ví dụ

 

 

 

Hướng dẫn giải:

Con suy nghĩ và điền định nghĩa cũng như ví dụ thích hợp vào chỗ trống.

Lời giải:

 

Ai làm gì ?

Ai thế nào?

Ai là gì?

Định nghĩa

 Câu kể “Ai làm gì?” là loại  câu kể mà chủ ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? và vị ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: làm gì?

Câu kể “Ai thế nào?” là loại câu kể mà chủ ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? và vị ngữ luôn trả lời cho câu hỏi thế nào?

Câu kể “Ai là gì?” là loại câu kể mà chủ ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? và vị ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: là gì?

Ví dụ

Nam đi học.

Nam hiền hòa, chăm chỉ.

Nam là học sinh lớp 4A.

Câu 2

Tìm 3 kiểu câu kể nói trên trong đoạn văn sau. Nói rõ tác dụng của từng kiểu câu kể

Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một. Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.

Theo TRẦN HÒA BÌNH

Hướng dẫn giải:

– Câu kể “Ai làm gì?”: Câu kể “Ai làm gì?” là loại  câu kể mà chủ ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? và vị ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: làm gì?

– Câu kể “Ai thế nào?”: Câu kể “Ai thế nào?” là loại câu kể mà chủ ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? và vị ngữ luôn trả lời cho câu hỏi thế nào?

– Câu kể “Ai là gì?”: Câu kể “Ai là gì?” là loại câu kể mà chủ ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? và vị ngữ luôn trả lời cho câu hỏi: là gì?

Lời giải:

Câu kể Ai là gì?: Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười.

Cây này có tác dụng giới thiệu nhân vật vào thời còn nhỏ tuổi.

Câu kể Ai làm gì?: Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một.

Câu này có tác dụng cho ta biết hành động của nhân vật.

Câu kể Ai thế nào?: Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.

Câu này có tác dụng cho ta biết trạng thái yên tĩnh của một làng ven sông.

Câu 3

Hãy viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phục tên cướp biển đã học (trong đó có dùng 3 kiểu câu kể nói trên).

Hướng dẫn giải:

Con suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Lời giải:

Bác sĩ Ly là một bác sĩ giỏi. Trong một lần đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ, bác sĩ Ly dám ngang nhiên đối đầu với tên cướp biển hung dữ. Bác sĩ Ly đức độ, hiền từ nhưng nghiêm nghị và cứng rắn. Chính tên cướp biển đã phải cúi đầu trước bác sĩ Ly vì sự đức độ, hiền từ, nghiêm nghị và cứng rắn đó.

– Câu kể “Ai là gì?”: Bác sĩ Ly là một bác sĩ giỏi.

– Câu kể “Ai làm gì?”: Trong một lần đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ, bác sĩ Ly dám ngang nhiên đối đầu với tên cướp biển hung dữ.

– Câu kể “Ai thế nào?”: Bác sĩ Ly đức độ, hiền từ nhưng nghiêm nghị và cứng rắn.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 4

5/5 - (2 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button