Tin học 7 Bài 1 Cánh diều: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Tin học 7 Bài 1: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân
Bạn đang xem: Tin học 7 Bài 1 Cánh diều: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân
Khởi động
Khởi động trang 5 Tin học lớp 7: Theo em, nên nói “một chiếc máy tính sách tay” hay “một bộ máy tính sách tay”? Vì sao?
Trả lời:
Theo em nên nói là “một chiếc máy tính sách tay” vì: máy tính xách tay có bộ gồm: hộp thân máy, màn hình, bàn phím và chuột gắn liền với nhau.
3. Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính bảng và điện thoại thông minh
Hoạt động
Hoạt động trang 6 Tin học lớp 7: Theo em bộ phận nào của máy tính bảng, điện thoại thông minh có chức năng tương tự với bàn phím và tấm chạm của máy tính sách tay?
Trả lời:
– Màn hình cảm ứng hay màn hình chạm (touch screen). Màn hình cảm ứng này xuất hiện bàn phím ảo khi cần nhập dữ liệu, cho phép chạm ngón tay để điều khiển máy tính thay thế chuột.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 7 Tin học lớp 7: Một bộ máy tính gồm có những thành phần cơ bản nào?
Trả lời:
Một bộ máy tính gồm những thành phần cơ bản sau:
– Hộp thân máy: chứa thành phần quan trọng của máy tính. Đó là bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ trong (RAM), ổ đĩa cứng (chứa phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và các tệp dữ liệu khác).
– Màn hình: là thiết bị ra, để hiển thị kết quả xử lý thông tin hoặc thông báo tới người dùng máy tính.
– Bàn phím và chuột: là thiết bị vào, dùng để nhập dữ liệu và điều khiển hoạt động của máy tính.
Luyện tập 2 trang 7 Tin học lớp 7: Bàn phím ảo thường có ở những thiết bị số nào?
Trả lời:
Bàn phím ảo thường có ở những thiết bị số như: Máy tính xách tay, máy tính để bàn, ti vi, điện thoại thông minh, máy tính bảng…
Luyện tập 3 trang 7 Tin học lớp 7: Máy tính xách tay dùng bộ phận nào để thay thế chuột máy tính?
Trả lời:
Máy tính xách tay dùng tấm chạm hình chữ nhật, để chạm ngón tay điều khiển máy tính thay cho chuột.
Vận dụng
Vận dụng trang 7 Tin học lớp 7: Bố mẹ định thưởng máy tính cho em làm phương tiện học tập. Em sẽ chọn loại máy tính nào? Tại sao?
Trả lời:
Bố mẹ định thưởng máy tính cho em làm phương tiện học tập. Em sẽ chọn loại máy tính bảng. Vì nó gọn nhẹ hơn máy tính sách tay, chỉ như một cuốn sổ tay mà vẫn thực hiện được các nhiệm vụ của một máy tính cá nhân thông thường. Một số máy tính bảng còn có khe cắm Sim, nghe gọi được như điện thoại thông thường.
Câu hỏi tự kiểm tra
Câu 1 trang 7 Tin học lớp 7: Hộp thân máy chứa những thành phần quan trọng nào của máy tính?
Trả lời:
– Hộp thân máy: chứa thành phần quan trọng của máy tính. Đó là bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ trong (RAM), ổ đĩa cứng (chứa phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và các tệp dữ liệu khác).
Câu 2 trang 7 Tin học lớp 7: Các thiết bị vào – ra cơ bản của máy tính là gì?
Trả lời:
Các thiết bị vào – ra cơ bản của máy tính là:
– Màn hình (thiết bị ra)
– Chuột, bàn phím (thiết bị vào).
Câu 3 trang 7 Tin học lớp 7: Thiết bị nào vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra cho máy tính?
Trả lời:
Màn hình cảm ứng vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra. Màn hình cảm ứng này xuất hiện bàn phím ảo khi cần nhập dữ liệu, cho phép chạm ngón tay để điều khiển máy tính thay thế chuột.
Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Các thiết bị vào
Bài 3: Thực hành với các thiết bị vào – ra
Bài 4: Một số chức năng của hệ điều hành
Bài 5: Thực hành khám phá trình quản lí hệ thống tệp
Bài 6: Thực hành thao tác với tệp và thư mục
Xem thêm tài liệu Tin học lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 1: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Tin học 7 Cánh Diều
- Giải Bài 9.29 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 9.30 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.33 trang 21 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.27 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.28 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.29 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống