Học TậpLớp 7Toán 7 Chân trời sáng tạo

Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 4

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4

Bài tập

Bạn đang xem: Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 4

Giải Toán 7 trang 86 Tập 1

Bài 1 trang 86 Toán lớp 7 Tập 1: Trong những câu sau, em hãy chọn những câu đúng.

Tia Oz là tia phân giác của góc xOy^ khi:

a) xOz^=yOz^.

b) xOz^+zOy^=xOy^.

c) xOz^=yOz^=xOy^2.

Lời giải:

a)

Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Gọi Ot là tia phân giác của xOy^, khi đó yOt^=xOt^.

yOz^ và yOt^ là hai góc kề bù nên yOz^+yOt^=180° do đó yOz^=180°yOt^.

xOz^ và xOt^ là hai góc kề bù nên xOz^+xOt^=180° do đó xOz^=180°xOt^.

yOt^=xOt^ nên yOz^=xOz^.

Ta thấy trong trường hợp này Oz không phải phân giác của xOy^.

Do đó câu a sai.

b) Nếu xOz^+zOy^=xOy^ thì Oz nằm giữa Ox và Oy, không đảm bảo Oz là tia phân giác của xOy^.

Do đó câu b sai.

c) xOz^=yOz^=xOy^2 thì Oz nằm giữa Ox và Oy.

Lại có xOz^=yOz^=xOy^2 nên Oz là tia phân giác của xOy^.

Do đó câu c đúng.

Bài 2 trang 86 Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát Hình 1, biết d // h. Hãy kể tên một số cặp góc bằng nhau có trong Hình 1.

Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Quan sát Hình 1 ta thấy các cặp góc đối đỉnh bằng nhau.

Chẳng hạn: M^2 và M^4; F^1 và F^3; …

Do d // h nên ta có các cặp góc so le trong bằng nhau và các cặp góc đồng vị bằng nhau.

Chẳng hạn: M^2 và N^2 (so le trong); E^3 và F^1 (đồng vị); …

Giải Toán 7 trang 87 Tập 1

Bài 3 trang 87 Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát Hình 2.

Chứng minh rằng xy // zt.

Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Ta có tBm^ và mBz^ là hai góc kề bù nên tBm^+mBz^=180°.

Suy ra Do đó tBm^=180°mBz^ = 180o– 60o = 120o.

Do đó yAB^=tBm^=120°.

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên Ay // Bt hay xy // zt.

Bài 4 trang 87 Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát Hình 3.

Quan sát Hình 3 Bài 4 trang 87 Toán lớp 7 Tập 1

a) Tính B^1.

b) Chứng minh rằng AC // BD.

c) Tính A^1.

Lời giải:

a) Ta có B^1 + 70° + 30° = 180° nên B^1 = 180° – 70° – 30° = 80°.

b) Do B^1 = 80° và ACB^=80° nên B^1=ACB^ (cùng bằng 80°).

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên AC // BD.

c) Do AC // BD nên A^1=ABD^ (2 góc so le trong).

Do đó A^1 = 70o.

Bài 5 trang 87 Toán lớp 7 Tập 1: Quan sát Hình 4. Chứng minh rằng:

a) AB // CD và EF // CD.

b) AB // EF.

Quan sát Hình 4 Bài 5 trang 87 Toán lớp 7 Tập 1

Lời giải:

a) Vì AB vuông góc với CB; CD vuông góc với BC nên AB // CD.

Vì EF vuông góc với DE; CD vuông góc với DE nên EF // CD.

b) Do AB // CD và EF // CD nên AB // EF.

Bài 6 trang 87 Toán lớp 7 Tập 1: Cho Hình 5 có B^1=130o. Số đo của A^1 là bao nhiêu?

Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Do a và b cùng vuông góc với c nên a // b.

Do a // b nên B^1=BAC^ (2 góc so le trong).

Do đó BAC^ = 130o.

BAC^ và A^1 là hai góc kề bù nên BAC^+A^1=180°.

Do đó A^1=180°BAC^ = 180o– 130o = 50o.

Vậy A^1 = 50o.

Bài 7 trang 87 Toán lớp 7 Tập 1: Cho Hình 6, biết hai đường thẳng a và b song song với nhau và A^1=50o.

Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Hãy viết tên các cặp góc so le trong và các cặp góc đồng vị.

b) Tính số đo của A^3,  B^3.

c) Kẻ đường thẳng c vuông góc với đường thẳng a tại M. Chứng minh rằng c ⊥ b.

Lời giải:

a) Các cặp góc so le trong: A^2 và B^4; A^3 và B^1.

Các cặp góc đồng vị: A^1 và B^1; A^2 và B^2; A^3 và B^3; A^4 và B^4.

b) A^3 và A^1 là hai góc đối đỉnh nên A^3=A^1.

Do đó A^3 = 50o.

Do a // b nên A^3=B^3 (2 góc đồng vị).

Do đó B^3 = 50o.

Vậy A^3=B^3 = 50o.

c)

Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ta có a // b và a ⊥ c

Suy ra c ⊥ b (một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng còn lại).

Vậy c ⊥ b.

Bài 8 trang 87 Toán lớp 7 Tập 1: Vẽ đường thẳng m song song với đường thẳng n. Vẽ đường thẳng d cắt đường thẳng m tại điểm I.

a) Hỏi nếu d // n thì điều này có trái với tiên đề Euclid không?

b) Sử dụng kết quả của câu a để chứng minh d cắt n.

Lời giải:

Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Ta có đường thẳng m đi qua I và song song với n.

Nếu đường thẳng d đi qua I cũng song song với n thì điều này mâu thuẫn với tiên đề Euclid.

b) Do d // n mâu thuẫn với tiên đề Euclid nên d không song song với n.

Mặt khác I thuộc d và I không thuộc n nên n và d không trùng nhau.

Do đó,  d cắt n.

Bài 9 trang 87 Toán lớp 7 Tập 1: Qua điểm O là chốt xoay của một cái kéo, kẻ hai đường thẳng xOy và zOt lần lượt song song với hai lưỡi kéo (Hình 7). Tìm các góc kề bù và các góc đối đỉnh có trong hình vừa vẽ.

Toán 7 Bài tập cuối chương 4 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Các cặp góc kề bù: xOz^ và xOt^; xOt^ và tOy^; tOy^ và yOz^; yOz^ và xOz^.

Các cặp góc đối đỉnh: xOz^ và tOy^; xOt^ và yOz^.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt

Bài 2: Tia phân giác

Bài 3: Hai đường thẳng song song

Bài 4: Định lí và chứng minh một định lí

Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Vẽ hai đường thẳng song song và đo góc bằng phần mềm GeoGebra

Xem thêm tài liệu Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Ôn tập chương 4

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Toán 7 Chân trời sáng tạo

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button