Học Tập

Trạng ngữ là gì? Phân loại trạng ngữ

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Trạng ngữ là gì? Phân loại trạng ngữ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu. Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính. Bên cạnh đó có thể hiểu, trạng ngữ là thành phần trong câu trả lời cho các câu hỏi như sau:

+ Trạng ngữ là thành phần trong câu trả lời cho các câu hỏi: Khi nào, ở đâu, vì sao?

Bạn đang xem: Trạng ngữ là gì? Phân loại trạng ngữ

+ Là thành phần trong câu trả lời cho câu hỏi: Khi nào? là trạng ngữ chỉ thời gian

+ Là thành phần trong câu trả lời cho câu hỏi: ở đâu? là trạng ngữ chỉ nơi chốn

+ Là thành phần trong câu trả lời cho câu hỏi vì sai? là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Trạng ngữ là gì?
Trạng ngữ là gì?

Phân loại trạng ngữ

Có 05 loại trạng ngữ

STT Các loại trạng ngữ Đặc điểm Ví dụ
1 Trạng ngữ chỉ thời gian Trạng ngữ chỉ thời gian xuất hiện trong câu với vai trò là thành phần phụ. Nó có tác dụng chỉ về thời gian của sự việc, hành động đang diễn ra trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi về thời gian, giờ giấc như: bao giờ? mấy giờ? khi nào? Tối qua, Lan học bài chăm chỉ
2 Trạng ngữ chỉ nơi chốn Trạng ngữ chỉ nơi chốn là một trong các loại thường được sử dụng nhất của trạng ngữ. Nó là thành phần phụ trong câu có tác dụng chỉ rõ địa điểm, nơi chốn xảy ra sự việc, hành động đang xảy ra trong câu. Trạng ngữ nơi chốn có nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi “ở đâu?” Trong bếp, mẹ đang nấu ăn
3 Trạng ngữ chỉ nguyên nhân Tương tự như các loại khác, trạng ngữ chỉ nguyên nhân được sử dụng như thành phần phụ của câu. Thông thường, trạng ngữ loại này có độ dài hơn so với các loại khác do tính chất giải thích, nêu ra lý do tại sao sự việc trong câu lại diễn ra như vậy. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Tại sao? vì sao? do đâu? Vì tắc đường, tôi đi làm muộn
4 Trạng ngữ chỉ mục đích Đây là loại trạng ngữ ngược với trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Nó đảm nhận vai trò của thành phần phụ trong câu hoàn chỉnh, chỉ mục đích của sự việc, hành động được nhắc đến trong câu. Trạng ngữ chỉ mục đích có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Để làm gì? vì cái gì? mục tiêu là gì? Để được mẹ khen, Nam cố gắng học hành chăm chỉ
5 Trạng ngữ chỉ phương tiện Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ nằm trong câu. Nó dược sử dụng với mục đích làm rõ các phương tiện, cách thức di chuyển của sự việc, hành động, con người… được nhắc đến trong câu. Thông thường, trạng ngữ chỉ phương tiện thường đi kèm từ “bằng” hoặc “với”. Nó có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: với cái gì? bằng cái gì? Bằng giọng nói ấm áp, mẹ luôn vỗ về, an ủi tôi
Phân loại trạng ngữ
Phân loại trạng ngữ

Cách nhận biết trạng ngữ

Có nhiều cách để chúng ta nhận biết trạng ngữ của một câu, trong đó 4 dấu hiệu thường được sử dụng nhiều nhất gồm:

  • Về số lượng: một câu có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ
  • Về vị trí: trạng ngữ có thể đứng ngay đầu câu hoặc đứng giữa câu, sau chủ ngữ và trước vị ngữ hoặc có thể đứng ở cuối câu

Ví dụ: Chú mèo của tôi, bằng đôi mắt tinh nhanh, đã tóm gọn con chuột đang ở trong bếp

Ví dụ: Lan mong rằng có thể ở cùng với mẹ mình mãi mãi cả đời

  • Về hình thức: thường dùng để ngăn cách với thành phần chính của câu qua dấu phẩy
  • Về ý nghĩa: chỉ mục đích, nguyên nhân, thời gian, địa điểm
Cách nhận biết trạng ngữ
Cách nhận biết trạng ngữ

Các dạng bài tập về trạng ngữ

Dạng bài tập xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa

– Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng

=> Trạng ngũ chỉ thời gian: khi mùa thu sang, trạng ngữ chỉ nơi chốn: khắp nơi

– Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.

=> Trạng ngữ chỉ thời gian: những ngày giáp Tết, trạng ngữ chỉ nơi chốn: trong các chợ hoa

– Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắn rất nhiều

=> Trạng ngữ chỉ mục đích: để đạt thành tích tốt

– Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con

=> Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức: bằng đôi cánh dang rộng.

Dạng bài tập đặt câu theo yêu cầu

+ Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn

=> Đáp án: Trên sân trường, học sinh đang chơi đùa

+ Câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân

=> Đáp án: Hôm qua, vì mưa, con đường bị ngập

+ Câu có trạng ngữ chỉ mục đích, bắt đầu bằng từ “vì”

=> Đáp án: Vì Tổ Quốc, các chiến sĩ sẵng sàng hi sinh.

Dạng bài tập tìm trạng ngữ trong câu? trạng ngữ đó trả lời cho câu hỏi gì?

+ Trên cành cây, chim đậu trắng xóa

=> Đáp án: Trạng ngữ là “trên những cành cây” – trả lời cho câu hỏi: “chim đậu trắng xóa ở đâu?”

+ Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc ly kì tưởng chừng như ai đang cười nói

=> Đáp án: Trạng ngữ là “trên vòm lá” – trả lời cho câu hỏi:” giớ chiều gẩy lên những điệu nhạc li kỳ tưởng chừng như ai đang cười nói ở đâu?”

+ Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ

=> Đáp án: Trạng ngữ là:” giữa cánh đồng”- trả lời cho câu hỏi:”đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở đâu?”

Dạng bài tập ” Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu trong đó có sử dụng một số câu có thành phần trạng ngữ?”

Ví dụ: Năm ngoái, nhà em có nuôi một con gà trống. Đến nay, chú gà trống của em ra dáng một chú gà trống choai. Nhìn bề ngoài của chúng với dáng vẻ mập mạp, rắn giỏi, bộ lông nhiều màu sắc đầy sức hấp dẫn. Chú gà trống tinh nghịch của em luôn làm ra vẻ mình là người khỏe nhất. Để tìm giun và các loại côn trùng, chú dùng cái mỏ sắc nhọn, đôi mắt như hai hòn ngọc đưa đi đưa lại, long lanh đến không ngờ. Sáng sớm, chú bay lên ngọn cây, vỗ cánh gáy đánh thức mọi người dậy rồi nhảy xuống đất đất kiếm thức ăn. Cả nhà em ai cũng quý chú. Em luôn chăm sóc chú thật tốt để chú mau lớn

Bài tập luyện tập về trạng ngữ
Bài tập luyện tập về trạng ngữ

Bài tập luyện tập về trạng ngữ

Bài 1: Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:

a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.

=> TN chỉ thời gian: Khi mùa thu sang

Tn chỉ nơi chốn: khắp nơi

b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.

=> TN chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết

TN chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa

c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.

=> TN chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan

d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.

=> TN chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt

e. Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con.

=> TN chỉ phương tiện, cách thức: Bằng đôi cánh dang rộng

Bài 2: Tìm trạng ngữ trong các câu sau

a) Ngày xưa, chỗ này là trường học

b) Trong vườn, các cây đang chuyển màu lá

c) Một ngày đầu năm, cả bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông lại xuất hiện gặp nhau

Các trạng ngữ trong các câu trên là:

a) Trạng ngữ là “Ngày xưa” là trạng từ chỉ thời gian.

b) Trạng ngữ là “Trong vườn” là trạng từ chỉ nơi chốn.

c) Trạng ngữ là “Một ngày đầu năm” là trạng từ chỉ thời gian.

Bài 3: Tìm các trạng ngữ trong câu, trang ngữ đó trả lời cho câu hỏi nào?

a) Trên cửa sổ, những chú chim đang đậu.

b) Trong những vòm lá, gió chiều gẩy lên tạo ra những điệu nhạc lạ kì tưởng như ai đang cười nói.

c) Giữa cánh đồng, đám trẻ trong làng đang thả diều

Các trạng ngữ trong những câu trên là:

a) Trạng ngữ là “Trên cửa sổ” – trả lời cho câu hỏi: “Những chú chim ở đâu?”

b) Trạng ngữ là: “Trên vòm lá” – trả lời cho câu hỏi: “Gió chiều gẩy lên tạo ra những điệu nhạc lạ kì tưởng như ai đang cười nói ở đâu?”

c) Trạng ngữ là: “Giữa cánh đồng” – trả lời cho câu hỏi: “Đám trẻ trong làng đang thả diều ở đâu?”

Bài 4: Thêm trạng ngữ thích hợp vào câu:

  1. ……………., ve kêu ra rả

=> Khi mùa hè đến / Trong các tán lá

2. ……………, nước sông đục ngầu

=> Do ô nhiễm môi trường, do ý thức người dân

3. ……….., ong bướm bay lượn rộn ràng

=> khi mùa xuân tới / Trong vườn hoa kia

Bài 5: Đặt câu theo yêu cầu:

  1. Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn

Ví dụ: Trên sân trường, học sinh đang chơi đùa.

2. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân

Ví dụ: Hôm qua, vì mưa, con đường bị ngập.

3. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích, bắt đầu bằng từ “vì”

Ví dụ: Vì Tổ Quốc, các chiến sĩ sẵn sàng hi sinh.

Trên đây là nội dung bài học Trạng ngữ là gì? Phân loại trạng ngữ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (1 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button