Tổng hợp

Tsundere là gì? Biểu hiện của một người là Tsundere 

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Tsundere là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Tsundere là gì?

Tsundere (つんでれ/ツンデレ) đây chính là từ kết hợp giữa hai từ tượng thanh là tsun tsun (つんつん/ツンツン) và dere dere (でれでれ/デレデレ),

– Tsun tsun: là những người có tính cách ương ngạnh, cộc lốc hoặc đanh đá.

Bạn đang xem: Tsundere là gì? Biểu hiện của một người là Tsundere 

– Dere dere: chỉ những ai có tính cách đa cảm và dễ thương.

Như vậy Tsundere dùng để miêu tả thái độ và trạng thái của con người, trong đó  những người tsundere sẽ hành động theo kiểu “tsun tsun” trước, rồi chuyển sang trạng thái “dere dere”.

Tsundere chỉ những người có bề ngoài ương ngạnh nhưng bên trong họ vẫn tràn đầy tình cảm.

Việc Tsundere không có nghĩa là người này bị đa nhân cách mà do sự chuyển biến cảm xúc trong họ diễn ra khá chậm rãi, hoặc bị tác động bởi bên ngoài mà thôi. Ngoài ra, tsundere dùng ám chỉ bất kì nhân vật nào có tính tình “nắng mưa thất thường”.

Tsundere là gì?
Tsundere là gì?

Tsundere theo người Nhật sẽ được chia thành 4 loại cố định:

– Người luôn tỏ ra đáng yêu trước mối tình đơn phương của mình, nhưng vì lí do nào đó mà không thể bày tỏ cảm xúc của mình nên đanh đá với đối phương.

– Người “xù lông” với tất cả mọi người, nhưng với crush thì lại trở nên yếu mềm, đáng yêu.

– Những người ban đầu khá nóng nảy và bạo lực, dần dần lại trở nên đa cảm.

– Luôn tỏ ra vẻ lạnh lùng, không quan tâm điều gì nhưng thực ra lại rất tốt bụng

Biểu hiện của một người là Tsundere

Biểu hiện ban đầu:

  • Hay “lạm dụng lời nói” như nói người khác là “đồ đần”, “kẻ phiền toái”, “đáng ghét”, ‘tránh xa ra”, “kệ tôi”…
  • Tỏ ra khinh bỉ người khác, lạnh nhạt, phớt lờ khi chạm mặt crush
  • Than phiền, chê bai người mình thích mọi lúc mọi nơi

⇒ Tỏ ra khó chịu, đanh đá, nóng tính một cách miễn cưỡng trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt crush.

Biểu hiện sau khi được “cảm hóa”:

  • Yếu mềm, đáng yêu
  • Dễ tổn thương
  • Luôn quan tâm đến mọi người
  • Tốt bụng, dễ thương

⇒ Hiện tại, Tsundere theo người Nhật sẽ là những kiểu người sau:

  • Luôn tỏ ra đáng yêu trước người mình yêu đơn phương, nhưng vì lí do nào đó mà không thể bày tỏ cảm xúc của mình ra được nên thường chọn cách gây sự chú ý, đanh đá với đối phương.
  • Người “xù lông” với tất cả mọi người, nhưng khi gần crush thì lại trở nên yếu mềm, dễ thương, hiền lành.
  • Những người ban đầu tỏ ra khá nóng nảy và bạo lực, dần dần lại trở nên đa sầu đa cảm, biết suy nghĩ nhiều hơn, thông cảm nhiều hơn với mọi người.
  • Luôn tỏ ra vẻ lạnh lùng, không quan tâm, không để tâm đến bất cứ điều gì nhưng bên trong lại rất để ý và tốt bụng.

Tsundere bắt nguồn từ đâu?

Tsundere được người Nhật ban đầu mô tả những nhân vật nữ trong yaruge (một loại game hẹn hò mà đối tượng là nam). Theo đó, trong game này người chơi sẽ chinh phục những “nữ vương” cực kì hung dữ thành những cô nàng đáng yêu.

Tsundere xuất hiện đầu tiên vào năm 2002 trên diễn đàn gal game Aashii world @ zantei. Khi đó, các game thủ bàn luận về nhân vật Daikuuji Ayu trong tựa game Kimi ga Nozomu Eien và một người trong số đó cho rằng “Tsun tsun dere dere thật sự rất tuyệt” khi cố gắng chinh phục cô nàng Ayu trong game.

Tsundere bắt nguồn từ đâu?
Tsundere bắt nguồn từ đâu?

Đến 26 tháng 12 năm 2002, cụm từ Tsundere chính thức được sử dụng khi một game thủ gọi Sakuma Haruhi trong tựa game Akizakura no Sorani là “tsundere”. Từ đó,Tsundere nổi lên như một hiện tượng trong cộng đồng gal game

Năm 2006, tsundere trở nên phổ biến toàn Nhật Bản và đã dược đề cử và xuất hiện trong từ điển tiếng Nhật.

Tsundere dường như đã trở thành yếu tố chính trong các tác phẩm truyện của  Nhật khi cô nàng Lum trong manga Urusei Yatsura (xuất bản năm 1978)  là nhân vật đầu tiên mang tính cách tsundere trong lịch sử manga.

Tại sao một Tsundere lại thu hút và hấp dẫn đến vậy?

– Khi mới xuất hiện thuật ngữ này, thì thường các nhân vật tsundere đều là nhân vật chính trong game và là mục tiêu để mọi người xung quanh chinh phục.

Dù tính cách kì cục, khó gần nhưng bên trong lại vô cùng tốt bụng, hiền lành nên việc chinh phục những kiểu người này vừa là thử thách vừa là một quá trình thú vị. Đặc biệt đây là kiểu người không hề nguy hiểm, gian ác, ngược lại rất đơn giản và lương thiện, đó cũng là điểm rất thu hút.

– Theo thời gian, Tsundere theo người Nhật là những người thường bị gặp khó khăn trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc, không thể phản ứng một cách tự nhiên và bình thường được khi thích 1 ai đó (do bị tổn thương tâm lý hoặc hoàn cảnh sống…)

Sử dụng khái niệm Tsundere như thế nào là hợp lý nhất?

Tsundere là khái niệm được hình thành từ hai yếu tố là “tsun tsun” và “dere dere” như chúng ta đã biết. Do đó, nếu bạn muốn cắt ngắn từ ngữ mà chỉ dùng một trong hai từ là “tsun tsun” hoặc “dere dere” để nhận định một ai đó thì chắc chắn không còn diễn giải đúng ý nghĩa của khái niệm này nữa. Trong tiếng Nhật có khá nhiều biến thể của dere dere, tsun tsun thực sự đề cập đến một nhân vật rất hung dữ, nhưng không nhất thiết phải đáng yêu.

Hiểu một cách đơn giản, người Nhật hay kết hợp hậu tố “-dere” với rất nhiều tiền tố khác nhau để tạo nên những thuật ngữ mang ý nghĩa cực kỳ thú vị. Chẳng hạn trong từ “Yandere” sẽ được tạo nên từ các tiền tố “yanderu” và “dere dere”. Từ này mang ý nghĩa bệnh hoạn, điên rồ dùng để chỉ những người yêu đến mức phát cuồng và có những hành động điên loạn khi yêu.

Do đó, tuyệt đối đừng tự ý cắt bỏ câu từ của khái niệm này nếu bạn không muốn gây ra những hiểu lầm không đáng có do ý nghĩa của câu chữ.

Tsundere có phải là một kiểu người đa nhân cách?

Đây chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều người khi nghe mô tả về tính cách của những con người mang dấu hiệu Tsundere. Vì đôi lúc họ thế này có đôi lúc lại thế khác trong những trạng thái tính cách hoàn toàn đối lập nhau.

Câu trả lời được các chuyên viên tâm lý đưa ra là hoàn toàn không. Dù có thể cư xử theo hai chiều hướng trái ngược nhau nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Tsundere là người đa nhân cách. Trong thực tế có nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau dẫn đến tính cách như thế này.

Trong các gia đình Nhật Bản hầu hết số con khá ít chỉ từ một đến hai người nên họ thường được ba mẹ yêu thương và dành cho những điều tốt đẹp nhất. Nhưng tác dụng phụ của việc chiều chuộng con chính là dễ gây cho con tính cách nhút nhát, hay xấu hổ và e ngại nhiều thứ xung quanh. Vì không muốn bị người xung quanh đánh giá là người hay nhõng nhẽo và làm nũng, họ cố gắng cư xử một cách khó chịu và cộc cằn.

Kể cả khi họ đứng trước mặt những người mình yêu thích đi nữa thì vì dễ xấu hổ nên họ tự động cư xử theo một cách đanh đá để giấu đi sự xấu hổ ấy. Họ chưa biết cách để có thể thổ lộ cảm xúc một cách khéo léo với người đối diện ngay khi vừa mới gặp mặt hay chỉ tiếp xúc trong khoảng thời gian ngắn. Thông thường với những kiểu người Tsundere, họ cần một khoảng thời gian đủ lâu để có thể cư xử một cách bình thường, dịu dàng với người họ yêu thương.

Đương nhiên là tất cả các quá trình cũng như diễn biến tình cảm này cần được diễn ra một cách tự nhiên và hoàn toàn khách quan. Có một số trường hợp cố ý cư xử như thế này để gây ấn tượng với người khác sẽ không được xem là một Tsundere.

Những yếu tố trở thành một Tsundere chính hiệu

Thuộc nhóm tsun tsun

– Để trở nên “tsun tsun” thì việc lạm dụng lời nói chính là con đường ngắn nhất. Ví dụ như khi thích một ai đó nhưng không tiện nói ra, những ai “tsun tsun” sẽ gọi họ là “đồ đần”, kẻ phiền toái. Tuy nhiên nếu quá gay gắt thì cách này cũng sẽ phản chủ bởi đôi khi lời nói còn mang tính sát thương cao hơn cả hành động nữa.

– Lạnh nhạt đôi khi hành động “phớt lờ trong sự khinh bỉ”, tuy nhiên cách này chỉ ứng nghiệm khi đối phương thật sự muốn tiếp xúc với bạn.

– Thường xuyên than phiền, chê bai người ta mọi lúc mọi nơi, tuy nhiên cần chắc rằng những người xung quanh biết rằng bạn có “ý đồ” với  họ.

Tuy nhiên, việc cáu gắt hay đanh đá quá thì cũng không nên nếu quá sẽ khiến người khác có ác cảm. Vậy nên một chút đanh đá hòa lẫn với một chút mềm mỏng sẽ dễ thành công hơn trên con đường chinh phục trái tim người mình thích.

Thuộc nhóm “dere dere”

– Tặng quà là chiến thuật quan trọng của ai mang hội chứng “tsundere”.

– Ra tay tương trợ, giúp đỡ người ta rất dễ dàng chiếm lấy thiện cảm từ họ.

– Quan tâm, chăm sóc mỗi khi đối phương gặp chuyện buồn hay bị ốm.

– Trở thành anh hùng, che chở đối phương khi họ bị bắt nạt.

-Trở nên dịu dàng, nhưng phải kín đáo

Những yếu tố trở thành một Tsundere chính hiệu
Những yếu tố trở thành một Tsundere chính hiệu

Những nhân vật có tính cách Tsundere trong anime Nhật

Một số nhân vật trong anime có tính cách như Tsundere có thể kể đến như: Misaka Mikoto trong tác phẩm Toaru Majutsu No Index, Nishikino Maki trong anime Love Live!, Senjougahara Hitagi với Monogatari, cũng như Kousaka Kirino trong phim Ore no Imoto ga Konna ni Kawaii Wake ga Nai,… Và còn rất nhiều tác phẩm nổi bật khác.

Việc khắc họa nhân vật Tsundere là không có giới hạn ở các nhân vật trong trò chơi điện, manga hoặc anime. Chình vì vậy nếu có thời gian tìm hiểu sâu sắc hơn về chúng, bạn sẽ thấy đây là một từ đại diện cho một kiểu tính cách, nên nó có thể gắn liền với các nhân vật trong nhiều bộ phim khác nhau, dù là nam hay nữ giới.

Tsundere là một trong nhiều thuật ngữ Nhật Bản khác nhau dùng để chỉ về những tính cách ở một con người. So với các khái niệm, Tsundere không phải là một tính cách quá tiêu cực hay khó chịu, tuy nhiên có thể sẽ gây ra hiểu lầm nếu tiếp diễn trong thời gian dài. Mong rằng qua bài viết này bạn đã có thể hiểu rõ hơn về Tsundere là gì cũng như các dấu hiệu nhận biết một Tsundere.

1. Misaka Mikoto (truyện Toaru Majutsu No Index) – seiyuu Satou Rina

2. Rin Tosaka – Fate/stay night

3. Shana (Shakugan no Shana) – seiyuu Kugimiya Rie

4. Asuka Langley Soryu (Neon Genesis Evangelion) – seiyuu Miyamura Yuuko

5. Senjougahara Hitagi (Monogatari) – seiyuu Saitou Chiwa

6. Claire Rouge – Seirei tsukai no blade dance

7. Yui Kotegawa – To Love-ru

8. Nishikino Maki (Love Live!) – seiyuu Pile

9. Minase Iori (THE IDOLM@STER) – seiyuu Kugimiya Rie

10. Kirisaki Chitoge (Nisekoi) – seiyuu Touyama Nao và Tomatsu Haruka

11. Chitoge Kirisaki – Nisekoi

12. Aisaka Taiga (Toradora!) seiyuu Kugimiya Rie

13. Kaname Chidori – Full metal Panic!

14. Louise (Zero no Tsukaima) – seiyuu Kugimiya Rie

15. Kousaka Kirino (Ore no Imoto ga Konna ni Kawaii Wake ga Nai) – seiyuu Taketatsu Ayana

Những nhân vật có tính cách Tsundere trong anime Nhật
Những nhân vật có tính cách Tsundere trong anime Nhật

Một số thuật ngữ liên quan đến “dere”

Ngoài tsundere, người Nhật còn kết hợp hậu tố -dere với rất nhiều tiền tố khác, tạo nên những thuật ngữ mang ý nghĩa cực kỳ thú vị.

  •  Dandere

Dandere (だんでれ/ダンデレ) vốn là một từ đồng âm tiếng Nhật, gồm hai ý nghĩa chính

Dandere được tạo từ dandii (だんでぃ/ダンディ) và dere dere (でれでれ/デレデレ): mô tả những người đàn ông có vẻ ngoài lịch thiệp và phong độ nhưng đôi khi lại hé lộ một mặt tính cách ôn hòa hay đáng yêu.

Dandere được tạo từ danmari (だんまり/ダンマリ) và dere dere (でれでれ/デレデレ): chỉ những người sống nội tâm.

  • Kuudere

Kuudere (くーでれ/クーデレ) ghép từ kuuru (くーる/クール) và dere dere (でれでれ/デレデレ) chỉ những người khá nghiêm túc và trầm tĩnh. Đặc biệt họ còn rất biết cách khống chế cảm xúc, không biểu hiện các trạng thái bị kích động như: khóc, nóng giận, vui mừng,…

  • Yandere

Yandere (やんでれ/ヤンデレ) tạo từ yanderu (病んでる/ヤンデル) và dere dere (でれでれ/デレデレ) mang ý nghĩa bệnh hoạn, điên rồ chỉ những người yêu đến mức phát cuồng

  • Bakadere

Bakadere (ばかでれ/バカデレ) ghép từ baka (ばか/バカ) và dere dere (でれでれ/デレデレ),chỉ một số người hơi ngốc ngốc nhưng rất đáng yêu.

  • Nyandere

Nyandere (にゃんでれ/ニャンデレ) tạo từ nyan nyan (にゃんにゃん/ニャンニャン) và dere dere (でれでれ/デレデレ)  chỉ những ai dễ “kích động” khi nhìn thấy bất cứ thứ gì liên quan đến mèo.

Sadodere (さどでれ/サドデレ) tạo thành từ sado (さど/サド) và dere dere (でれでれ/デレデレ) để mô tả những ai thích trêu chọc người khác.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Tsundere là gì. Mọi thông tin trong bài viết Tsundere là gì? Biểu hiện của một người là Tsundere đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (1 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button