Học TậpLớp 8Soạn Văn 8 Cánh diều

Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư (8 Mẫu)

Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư bao gồm dàn ý chi tiết cùng 8 bài mẫu hay nhất được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh sẽ là tài liệu hữu ích cho các em lớp 8 tham khảo để có thêm nhiều gợi ý mới lạ, từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao.

Đề bài: Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư

Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư
Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư

Để viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ, cần chú ý:

Bạn đang xem: Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư (8 Mẫu)

– Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Xác định được các yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc, suy nghĩ cho em.

– Viết đoạn văn, trong đó nêu rõ các ý: Em có cảm xúc, suy nghĩ về điều gì trong bài thơ (nội dung hay nghệ thuật, một dòng, khổ, đoạn hay cả bài thơ)? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì (xúc động, vui, thích, buồn, nhớ, đồng cảm, băn khoăn,…)? Vì sao em lại có cảm xúc, suy nghĩ đó?

– Lựa chọn đưa vào đoạn văn một số dòng thơ mà em ấn tượng để làm rõ cảm nghĩ của bản thân.

Dàn ý viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư

1. Mở đoạn:

– Khái quát về bài thơ “Nắng mới” và yếu tố nội dung/nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm.

2. Thân đoạn:

– Nội dung:

  • Tái hiện khung cảnh thiên nhiên yên bình nhưng đượm buồn với hình ảnh “nắng mới”.
  • Thể hiện nỗi nhớ của tác giả với mẹ và những kí ức tuổi thơ tươi đẹp, hạnh phúc bên mẹ.
  • Vẽ nên bức chân dung người mẹ tần tảo, mang đậm những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam xưa.
  • Khẳng định tình yêu thương mãnh liệt, sâu sắc của tác giả dành cho mẹ.

– Nghệ thuật:

  • Mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
  • Ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi hình.
  • Giọng thơ nhẹ nhàng, da diết, thâm tình.

3. Kết đoạn:

– Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về yếu tố nội dung/nghệ thuật đã trình bày.

Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư – Mẫu 1

Bài thơ “Nắng mới” là minh chứng cho tài năng nghệ thuật của Lưu Trọng Lư. Tác phẩm đã để lại nhiều suy tư, cảm nhận trong lòng độc giả về tình yêu thương, nỗi nhớ mà một người con dành cho mẹ mình. Ấn tượng nhất phải kể đến mạch cảm xúc đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Nếu ở hiện tại, không gian được tác giả nhìn với vẻ xơ xác, tiêu điều thì trong quá khứ, nó lại vui tươi, tràn ngập màu sắc. Ánh nắng xuất hiện xuyên suốt tác phẩm dường như tượng trưng cho chính tâm hồn nhà thơ. “Nắng mới” reo vui khi có mẹ bên cạnh, rượi buồn “hắt bên song” khi bà vắng bóng. Điều này thể hiện nỗi nhớ mãnh liệt, tình yêu thương da diết nhà thơ muốn gửi đến người mẹ ở thế giới bên kia. Bên cạnh giá trị nội dung sâu sắc, tác phẩm còn thành công cả về khía cạnh nghệ thuật. Lời thơ bình dị, nhẹ nhàng kết hợp với ngôn ngữ giàu sức gợi hình đã giúp bài thơ để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Chẳng cần sự đột phá, chẳng cần những điển tích, điển cố, “Nắng mới” vẫn mang vẻ đẹp rất riêng. Nó gần gũi, thân thuộc như chính làng quê Việt Nam, như người mẹ tảo tần, hiền dịu. Nhưng cũng chính điều này đã làm nên cái nổi bật cho tác phẩm, thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của Lưu Trọng Lư. Đồng thời, giúp bài thơ có được sức sống trường tồn trong lòng bao thế hệ bạn đọc.

Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư – Mẫu 2

Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư đã mang tới cho em nhiều cảm xúc thật đặc biệt. Qua bài thơ, em cảm nhận được nỗi nhớ và tình yêu mẹ vô bờ của tác giả. Nỗi nhớ da diết, lắng đọng của nhân vật “tôi” cũng chính là tình cảm chân thành mà con dành cho mẹ. Bằng ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi hình, gợi cảm cùng giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, tâm tình, nhà thơ Lưu Trọng Lư muốn bày tỏ tình yêu thương mãnh liệt của mình đối với mẹ. Đúng như những gì Hoài Thanh đã nhận định: “Tôi chỉ biết, dầu có ưa thơ người này hay người khác, mỗi lúc buồn đến, tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư”. Thơ của ông luôn có một sức hút đặc biệt với mọi người. Tác phẩm của ông là lời ca chan chứa về tình mẫu tử thiêng liêng.Qua đó, thể hiện giá trị đạo đức cao đẹp của người Việt Nam, đó là tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu sắc.Nhờ đó, em tự nhận thấy trách nhiệm phải hiếu thảo của mình đối với mẹ và càng yêu thương mẹ của mình nhiều hơn.

Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư – Mẫu 3

“Nắng mới” của Lưu Trọng Lư là một tác phẩm thành công cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Bài thơ đã tái hiện tâm trạng, sự nhung nhớ của người con dành cho mẹ cũng như những kí ức tuổi thơ tươi đẹp bên mẹ. Giống Nguyễn Du từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, nỗi buồn của nhà thơ đã bao trùm tất thảy. Từ màu nắng đến tiếng gà trưa đều gợi lên cảm giác hiu hắt, xác xơ, não nùng của thực tại. Chỉ khi những kí ức thuở nhỏ quay về, không gian mới lấy lại được màu sắc, sức sống. Đó là “nắng mới reo ngoài nội”, là “áo đỏ” được phơi trước giậu, là người mẹ tảo tần với “nét cười đen nhánh”. Những hình ảnh ấy quen thuộc, giản dị nhưng lại mang giá trị tinh thần vô cùng lớn. Qua đây, người đọc cũng thấy được tình cảm mãnh liệt mà tác giả dành cho mẹ. Đồng thời, thêm trân trọng tài năng nghệ thuật của nhà thơ.

Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư – Mẫu 4

Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư là nỗi nhớ về mẹ và tình yêu mẹ tha thiết của tác giả. Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi nhưng lại đậm chất gợi hình, gợi cảm đã thể hiện thành công nỗi nhớ và tình yêu dành cho người mẹ quá cố của tác giả. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của mẹ, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống dịu dàng, chu đáo và luôn yêu thương, chăm sóc gia đình. Trong khung cảnh của buổi sáng trong quá khứ, hình ảnh người mẹ được tái hiện một cách chân thực, gần gũi. Bài thơ muốn nhắn gửi đến chúng ta rằng hãy biết yêu thương và trân trọng những giây phút được ở bên cạnh mẹ của mình.

Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư – Mẫu 5

Trong vô số những tác phẩm viết về mẹ, về tình mẫu tử, không thể không nhắc đến bài thơ Nắng mới của nhà thơ Lưu Trọng Lư, trích từ tập “Tiếng thu”. Bài thơ là nỗi nhớ về mẹ và tình yêu mẹ tha thiết của một tác giả, người con chỉ còn có thể gặp mẹ ở trong mơ. Tác giả vẫn nhớ rõ ràng, khi mẹ còn sống, tác giả “lên mười”. Khi nắng mới về, mẹ trong tà áo đỏ quen thuộc sẽ mang quần áo của nhà thơ ra phơi lên giậu, để cho con mặc chiếc áo thơm mùi nắng sạch sẽ, dễ chịu. Trong toàn bộ bài thơ, không có bất kì một câu nào nhận xét cụ thể mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Vũ, nhưng chắc chắn mẹ là một người phụ nữ rất đẹp và hiền dịu. Vì mẹ có “nét cười đen nhánh”, đây là kiểu cười nhẹ nhàng, dịu dàng và chỉ thoáng qua. Có lẽ đó là điều nhà thơ nhớ nhất về mẹ của mình. Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư chỉ sử dụng những từ ngữ đơn giản nhưng lại đậm chất gợi hình, gợi cảm đã thể hiện thành công nỗi nhớ và tình yêu tha thiết dành cho người mẹ quá cố của tác giả. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của mẹ, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống dịu dàng, chu đáo và luôn yêu thương, chăm sóc gia đình.

Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư – Mẫu 6

“Nắng mới” là một trong những tác phẩm vô cùng ấn tượng của nhà thơ Lưu Trọng Lư. Với ngôn từ giản dị, mộc mạc cùng giọng điệu nhẹ nhàng, da diết, tác giả đã thành công thể hiện tình yêu thương, nỗi nhớ nhung da diết dành cho người mẹ đáng kính. Từ hình ảnh “nắng mới” đến “tiếng gà trưa” đều gợi lên khung cảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Thế nhưng trong mắt tác giả, không gian ấy lại “rượi buồn”. Những kí ức về mẹ, về “thuở thiếu thời” cứ thế dần ùa về lấp kín tâm trí con người. Hình ảnh “nắng mới” một lần nữa hiện lên cùng với màu áo đỏ tươi tắn. Quá khứ vui vẻ, hạnh phúc trái ngược hoàn toàn với cảnh u ám, xao xác ở hiện tại. Điều này càng làm nổi bật lên tâm trạng buồn thương, nhung nhớ của tác giả về người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó. Hình ảnh “nét cười đen nhánh” đã nói lên vẻ đẹp đầy tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Tất cả hòa quyện lại với nhau, tạo ra bức tranh kí ức đầy tươi đẹp. Tựu chung lại, có thể nói Lưu Trọng Lư đã rất thành công đưa “Nắng mới” lưu lại thật lâu trong lòng độc giả bao thế hệ.

Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư – Mẫu 7

“Bài thơ ‘Nắng Mới’ của Lưu Trọng Lư là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời với sắc nét lời tựa dẫn dắt độc giả vào một không gian thơ mộng, ấm áp. Những câu thơ ẩn chứa những tâm tư, cung bậc cảm xúc của tác giả về cuộc sống và tình yêu. Nhìn như thể tác giả đang tận hưởng những ánh nắng mới của cuộc sống, ôm trọn trong lòng bao điều tươi đẹp và lạ lẫm. Lời ca ngợi tình yêu trong ‘Nắng Mới’ như một bản tình ca ngọt ngào đốn tim người đọc. Từng câu thơ như lời nguyện cầu, tràn đầy hy vọng và khao khát. Tác giả khéo léo kết nối nhịp điệu và ý nghĩa, tạo nên một bức tranh tình yêu đẹp đẽ, ngọt ngào và sâu lắng. Điều đặc biệt khiến tôi bị cuốn hút là cách Lưu Trọng Lưu dùng ngôn từ tinh tế và hình ảnh tươi sáng. Như những cánh hoa nở rộ trong nắng, bài thơ đưa ta đến với những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của cuộc sống. Đó chính là sức mạnh của ngôn từ và nghệ thuật thơ ca, khiến con tim ta lung linh dưới ánh nắng mới của bài thơ ‘Nắng Mới’.”

Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư – Mẫu 8

Nắng mới là một tác phẩm thơ đặc sắc viết về người mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Lư. Bài thơ có bố cục gồm ba khổ thơ, được trình bày theo dòng cảm xúc của tác giả. “Nắng mới” – là nhan đề bài thơ và cũng là từ khóa, là nhân tố then chốt giúp nhà thơ mở cánh cửa của miền kí ức, nhớ là những ngày tháng tuổi thơ. Hình ảnh tia nắng mới xuyên qua khung cửa, xung quanh là tiếng gà gáy buổi trưa nghe não nùng, đã đánh thức trong trí nhớ nhà thơ hình ảnh của người mẹ thuở thiếu thời. Hình ảnh của người mẹ hiện lên qua chiếc ảo đỏ phơi trước giậu, qua nét cười đen nhánh sau tay áo. Sắc đỏ của những chiếc áo cùng nụ cười với hàm răng đen là hình ảnh đặc trưng của những người phụ nữ Việt Nam thời kì trước. Và cũng là hình ảnh thân thuộc nhất về mẹ của tác giả. Bóng dáng người mẹ chăm lo cho nhà cửa, đứng bên tia nắng mới sáng rực mãi in sâu trong tâm trí nhà thơ. Dù cho nay bà đã đi xa, thì cũng không thể nào mờ phai đi được. Đó chính là bởi tình cảm sâu đậm, tha thiết mà ông dành cho người mẹ của mình. Kết hợp với thể thơ bảy chữ và cách ngắt nhịp 4/3 đều đều từ đầu đến cuối bài thơ, cùng cách gieo vần chân ở cuối câu thơ. Lưu Trọng Lư đã đưa người đọc vào giai điệu nhịp nhàng, êm ái như lời ru của mẹ. Góp phần truyền tải những cảm xúc yêu thương, nhung nhớ và trân trọng dành cho người mẹ. Toàn bài thơ chính là những cung bậc cảm xúc tinh tế ấy được lồng ghép qua miền kí ức về mẹ trong nắng mới của nhà thơ.

*****

Trên đây là 8 bài mẫu Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng, dựa vào đây các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình.

Bài học được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học Tậplớp 8

5/5 - (122 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button