Xuân Tóc Đỏ là ai? Xuân Tóc đỏ đổi đời nhờ đâu?
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Xuân Tóc Đỏ là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Xuân Tóc Đỏ là ai?
Xuân Tóc Đỏ là nhân vật chính trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Xuân – biệt danh là Xuân Tóc Đỏ, từ chỗ bị xem là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó.
Bạn đang xem: Xuân Tóc Đỏ là ai? Xuân Tóc đỏ đổi đời nhờ đâu?
Xuân vốn là đứa bé mồ côi, lên chín tuổi được ông bác họ nuôi, do hư đốn nên bị đuổi. Xuân lấy đầu hè xó chợ làm nhà, lấy sấu ở các phố, lấy cá hồ Hoàn Kiếm làm cơm. Tóc hắn đỏ như lông gà vì phơi nắng, trèo me, trèo sấu nên người ta gọi là Xuân Tóc Đỏ.
Lang thang kiếm sống với nhiều nghề phức tạp, Xuân Tóc Đỏ trong một hoàn cảnh đặc biệt được nhập vào môi trường của những kẻ giàu có, những con người đang ôm ấp mộng Âu hóa và cải cách xã hội như bà Phó Đoan, ông bà Văn Minh.
Hội nhập với xã hội thượng lưu, Xuân Tóc Đỏ gặp nhiều vận may và với bản tính láu cá, hắn nhanh chóng tạo cho mình một chỗ đứng trong gia đình ông bà Văn Minh. Tính cách lưu manh của Xuân cứ phát triển trong môi trường thuận lợi đó. Anh ta biết cách luồn lách, dùng mưu mẹo thủ đoạn để làm lợi cho mình.
Xuân Tóc đỏ đổi đời nhờ đâu?
Xuân Tóc đỏ là một hình tượng điển hình của nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam, giai đoạn trước năm 1945.
Xuân Tóc đỏ là một nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Thông qua nhân vật này, tác giả muốn phê phán mặt tiêu cực, bi hài của xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam giai đoạn trước năm 1945.
Theo Số đỏ, Xuân – biệt danh là Xuân Tóc đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu “Âu hóa” (học những trào lưu văn hóa phương Tây không phù hợp với thuần phong mỹ tục người Việt) của một bộ phận xã hội khi đó.
Xuân Tóc Đỏ sinh ra thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội, mồ côi cả cha lẫn mẹ, đi ở cho nhà bác họ, sau bị bác đánh, đuổi đi. Không nhà, không cửa, không người thân thích, hắn sống lang thang bằng đủ mọi nghề “Lấy đầu hè xó chợ làm nhà, lây sấu ở các phố, lấy cá ở Hồ Hoàn Kiếm làm cơm. Nó bán phá xa, bán nhật trình, chạy cờ rạp hát, quảng cáo thuốc lậu, nhặt bóng tennis… Cảnh ngộ đó tạo cho nó lên một đứa hoàn toàn vô giáo dục, tuy nó tinh quái lắm, thạo đời lắm”. Thế nhưng, trong cái xã hội thực dân tư sản thời Vũ Trọng Phụng với đông đúc những me Tây, nhà giàu hãnh tiến,… Xuân Tóc đỏ gặp số đỏ đến lạ kì.
Theo tiểu thuyết Số đỏ, Xuân Tóc đỏ từng bị bắt vì nhìn trộm một cô đầm thay váy. Sau đó, Xuân Tóc đỏ được bà Phó Đoan bỏ tiền nộp phạt, bảo lãnh cho Xuân ra tù để hầu hạ bà.
Theo Số đỏ, Xuân Tóc đỏ có công “giết chết cụ cố tổ” và đem lại “hạnh phúc” cho con cháu của cụ. Bởi sau cái chết của cụ cố tổ, mọi thành viên trong gia đình ai cũng được hưởng lợi. Người được nâng cao địa vị (cụ cố Hồng), người được chia chác tài sản, con cháu thì được diện những bộ đồ hở hang…Câu chuyện này đã được trích giảng dạy trong chương trình văn học phổ thông nước ta với tiêu đề “Hạnh phúc của một tang gia”.
Thông tin về tác phẩm Số đỏ
Số đỏ là một tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 năm 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân – biệt danh là Xuân Tóc đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó. Tác phẩm Số đỏ, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng đã từng bị cấm lưu hành tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 cũng như tại Việt Nam thống nhất từ năm 1975 cho đến năm 1986.
Cho đến nay, tác phẩm Số đỏ đã được tái xuất bản và được phê duyệt ở Việt Nam. Đồng thời đoạn trích của tác phẩm này cũng được đưa vào chương trình học ở trong nước (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 với tên gọi: Hạnh phúc của một tang gia).
Nội dung
Truyện dài 20 chương và được bắt đầu khi bà Phó Đoan đến chơi ở sân quần vợt nơi Xuân tóc đỏ làm việc. Vô tình Xuân tóc đỏ vì xem trộm 1 cô đầm thay đồ nên bị cảnh sát bắt giam và được bà Phó Đoan bảo lãnh. Sau đó, bà Phó Đoan giới thiệu Xuân đến làm việc ở tiệm may Âu Hóa, từ đó Xuân bắt đầu tham gia vào việc cải cách xã hội. Nhờ thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu, hắn được vợ chồng Văn Minh gọi là “sinh viên trường thuốc”, “đốc tờ Xuân”. Hắn gia nhập xã hội thượng lưu, quen với những người giàu và có thế lực, quyến rũ được cô Tuyết và phát hiện cô Hoàng Hôn ngoại tình. Xuân còn được bà Phó Đoan nhờ dạy dỗ cậu Phước, được nhà sư Tăng Phú mời làm cố vấn cho báo Gõ Mõ. Vì vô tình, hắn gây ra cái chết cho cụ cố tổ nên được mọi người mang ơn. Văn Minh vì nghĩ ơn của Xuân nên dẫn Xuân đi xóa bỏ lý lịch trước kia rồi đăng ký đi tranh giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kì. Bằng thủ đoạn xảo trá, hắn làm 2 vận động viên quán quân bị bắt ngay trước hôm thi đấu nên Xuân được dịp thi tài với quán quân Xiêm. Vì để giữ tình giao hảo, hắn được lệnh phải thua. Kết thúc trận đấu, khi bị đám đông phản đối, Xuân hùng hồn diễn thuyết cho đám đông dân chúng hiểu hành động “hy sinh vì tổ quốc của mình”, được mời vào hội Khai trí tiến đức, được nhận huân chương Bắc Đẩu bội tinh và cuối cùng trở thành con rể cụ cố Hồng.
Nhân vật
- Xuân Tóc Đỏ: nhân vật chính của truyện, 1 đứa bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải kiếm sống bằng đủ thứ nghề như trèo me, trèo sấu, thổi kèn, quảng cáo thuốc lậu, nhặt banh ở sân quần vợt.
- Cụ cố tổ: Một ông lão 80 tuổi, có gia sản lớn nên con cháu ai cũng muốn ông chết để chiếm gia tài.
- Cụ cố Hồng: Một ông lão gần 60 tuổi, nghiện thuốc phiện nặng và lúc nào cũng tỏ ra là mình già. Ông có câu nói nổi tiếng đã đi vào đời sống: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”.
- Bà Phó Đoan: Một người đàn bà lấy chồng Tây, đã 2 đời chồng và cực kì dâm đãng nhưng lúc nào cũng tỏ ra là 1 quả phụ gương mẫu.
- Cậu Phước: Con cầu, con khẩn của bà Phó Đoan, lúc nào cũng chỉ biết nói: “Em chã, em chã”.
- Văn Minh: Con trai cụ cố Hồng, chủ tiệm may Âu Hóa, ỷ mình đi du học Pháp nên lúc nào cũng muốn cải cách xã hội mặc dù không có bằng cấp gì cả.
- Cô Hoàng Hôn: Con gái cụ cố Hồng, đã có chồng nhưng vẫn thường xuyên ngoại tình.
- Ông Phán mọc sừng: Chồng cô Hoàng Hôn, một người đàn ông có vợ ngoại tình nhưng bất lực.
- Cô Tuyết: Con gái út cụ cố Hồng, mới 18 tuổi và có nhan sắc, muốn hư hỏng một cách có khoa học và tự hào chưa đánh mất cả chữ trinh.
- Cậu Tú Tân: con trai cụ Cố Hồng, (tú tân tham danh, ý muốn nói là đỗ tú tài nhưng thực chất thi mãi vẫn không đỗ).
- Ông Tuýp-phờ-nờ (TYPN – Tôi Yêu Phụ Nữ) người thiết kế thời trang của tiệm Âu Hóa, đưa ra những mẫu quần áo tân thời
- Đốc tờ Trực Ngôn
- Joseph Thiết
- Bà Văn Minh
- Cụ bà vợ cố Hồng
- Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: “giữa lúc không có ai đáng bị phạt…đương buồn rầu…thì sung sướng cực điểm”.
- Bạn bè cụ cố Hồng: những kẻ vừa háo danh, vừa háo sắc, họ chia buồn để khoe khoang các loại râu ria cùng những huân huy chương
- Nhà sư: Sư cụ Tăng Phú sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe, vì sư cụ chắc rằng, trong số thiên hạ đứng xem ở các phố, thế nào cũng có người nhận ra rằng sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật giáo.
Xuân Tóc Đỏ bước lên màn ảnh
Phim truyền hình ‘Trò đời’ được chuyển thể từ bốn tác phẩm ‘Số đỏ’, ‘Làm đĩ’, ‘Kỹ nghệ lấy Tây’ và ‘Cơm thầy cơm cô’ của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Khán giả sẽ được gặp những nhân vật nổi tiếng từ văn học bước lên màn ảnh nhỏ như Xuân Tóc Đỏ, cụ Cố Hồng, bà Phó Đoan, tiểu thư Tuyết “ngây thơ”, ông Phán “mọc sừng”, bác sĩ Trực Ngôn, Em Chã, Vỹ Cầm… Nhân vật Đũi, một trong những vai nữ có nhiều đất diễn nhất của Trò đời, được tổng hợp từ hình mẫu trong nhiều tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
Được chuẩn bị từ năm ngoái, Trò đời do hai biên kịch Trịnh Thanh Nhã và Lê Anh Thúy viết kịch bản. Nữ đạo diễn Phạm Nhuệ Giang là người thực hiện bộ phim này với phần chỉ đạo nghệ thuật do chồng bà – đạo diễn Thanh Vân – đảm nhiệm. Phim được quay tại Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng và Bắc Ninh. Ngoài việc cải tạo các biệt thự Pháp cổ, nhiều bối cảnh đã phải phục dựng sao cho phù hợp với những cảnh quay khác nhau.
Phục trang trong phim được may mới hoàn toàn với những thiết kế dựa trên cơ sở bối cảnh Việt Nam thời kỳ 1930 – 1940. Đây là thời kỳ trang phục truyền thống Việt có sự tiếp biến mạnh mẽ với trang phục phương Tây. Phong trào Âu hóa chốn thị thành thể hiện muôn màu muôn vẻ trong đời sống từ việc học tới việc làm, từ gia phong tới chốn ăn chơi đàng điếm, từ cả người sang tới kẻ lầm than…
Trong buổi họp với báo giới Hà Nội chiều 6/12, đạo diễn Đỗ Thanh Hải – giám đốc sản xuẩt của VFC – cho biết: “Trò đời được thực hiện vào thời điểm ý nghĩa, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố nhà văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đang nỗ lực nâng cao chất lượng phim truyền hình bằng những tác phẩm đặc sắc”. Đạo diễn Thanh Vân, chỉ đạo nghệ thuật của phim, cũng tiết lộ, sau Vũ Trọng Phụng, VFC sẽ chuyển thể những tác phẩm của hai nhà văn Thạch Lam và Lan Khai lên màn ảnh nhỏ.
Đạo diễn Nhuệ Giang cho hay, trước khi thực hiện Trò đời, bà cũng tìm xem lại phiên bản phim truyền hình Số đỏ từ 20 năm về trước và rất bất ngờ trước những cảnh nude táo bạo. Tuy nhiên, nữ đạo diễn cho rằng phim truyền hình chưa có sự phân cấp tuổi tác nên Trò đời sẽ không có những cảnh nóng bạo dạn: “Cảnh nóng sẽ tiết chế hết mức có thể và khán giả có thể hiểu, tự tưởng tượng sau màn ảnh”.
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho biết: “Văn của Vũ Trọng Phụng tả rất thực, từ âm thanh khi các nhân vật làm ‘chuyện đó’. Điều này khi viết kịch bản, chúng tôi đã tiết chế nhưng khi đạo diễn Nhuệ Giang đọc lần đầu, chị ấy vẫn thấy rằng không khí của Trò đời quá nhục dục và lại tiết chế thêm một lần nữa. Phim vẫn sẽ giữ tinh thần tả thực như trong nguyên tác nhưng đồng thời giữ cho màn ảnh nhỏ những hình ảnh sạch sẽ”.
Ngoài những gương mặt gạo cội như NSƯT Minh Hằng (vai bà Phó Đoan), Quang Thắng (vai ông TYFN), Trò đời quy tụ dàn diễn viên trẻ ít tên tuổi như Bảo Thanh, Việt Bắc, Thúy An. Vai diễn nặng ký – Xuân Tóc Đỏ – được giao cho Việt Bắc, một diễn viên mới tốt nghiệp và mới chỉ đóng một số tiểu phẩm trong Thư giãn cuối tuần. Tuy nhiên, đạo diễn Nhuệ Giang tin tưởng vào sự lựa chọn này sau một thời gian tìm kiếm qua rất nhiều gương mặt tới casting.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Xuân Tóc Đỏ là ai. Mọi thông tin trong bài viết Xuân Tóc Đỏ là ai? Xuân Tóc đỏ đổi đời nhờ đâu? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp