Tổng hợp

Đẻn là con gì? Con đẻn có độc không?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Đẻn là con gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Đẻn là con gì?

Con đẻn còn có tên gọi khác là đẻn biển, đẹn, hèo hay rắn biển. Có rất nhiều loài đẻn khác nhau, trong đó có một số loài được dùng làm thuốc phổ biến như đẻn khoanh, đẻn vết và đẻn cơm.

Đẻn biển là một loài rắn biển có thân nhỏ dài 1-2m hoặc hơn, có vảy, dẹt bên ở phía sau và đuôi hoàn toàn dẹt như cá mái chèo.

Bạn đang xem: Đẻn là con gì? Con đẻn có độc không?

Con đẻn, hèo hay rắn biến là tên gọi chung của con đẻn biển. Là một loài nhóm rắn, có nọc độc, sinh sống trong môi trường biển. Có nhiều loài đẻn biển khác nhau, ngoài được sử dụng để chế biến thành món ăn hàng ngày một số loài đẻn còn được dùng để làm thuốc, ngâm rượu.

Con đẻn biển sống ở vùng đáy bùn ven biển, cửa sông hoặc xung quanh các đảo. Đẻn biển có thân nhỏ, dài từ 1 – 2 mét, có vảy, đuôi dẹp như mái chèo. Đầu đẻn biển nhỏ và có lớp phủ như những phiến sừng. Lỗ mũi có nắp đậy để ngăn nước không lọt vào khoang mũi.

Đẻn là con gì?
Đẻn là con gì?

Con đẻn biển có độc không?

Một số loài đẻn biển có nọc độc mạnh nằm ở hàm trên và ngư dân gọi nó là mãng xà biển. Người bị đẻn biển cắn nếu không chữa trị kịp thời sẽ tử vong sau vài giờ.

Chúng sở hữu chiếc đầu nhỏ, có phủ các phiến sừng. Lỗ mũi của chúng có nắp đậy ngăn nước không lọt được vào khoang mũi, nằm ở trên miệng. Răng của đẻn biển có nọc độc rất mạnh nằm ở hàm trên nên nhiều ngư dân gọi chúng là mãng xà biển. Người bị đẻn cắn sẽ bị mất mạng sau nửa giờ nếu không được chữa trị kịp thời.

Đẻn biển có giá trị cao trong thực phẩm cũng như chữa bệnh. Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, rượu ngâm rắn biển có tác dụng tăng trọng, chống viêm, chữa viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, viêm thần kinh tọa, thuốc không gây tác dụng phụ, giúp bệnh nhân ăn ngủ tốt, tăng cân.

Người ta chế biến được vô vàn các món ăn ngon từ đẻn biển, chẳng hạn như chả đẻn, đẻn nướng cuốn lá lốt, cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc bánh đa…

Hiện nay, săn rắn biển đã trở thành một nghề mới của ngư dân ở các bờ biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các thương lái thường thu gom đẻn biển để xuất sang nhiều nước, trong đó chủ yếu là thị trường Trung Quốc.

Các loại đẻn biển

Như thông tin ở trên, có nhiều loại đẻn biến khác nhau và có 4 loại thường gặp nhất, đó là:

Đẻn mỏ: Có thân tròn, dài từ 1 – 1,4 mét, dẹt ở đuôi. Vảy có ở đầu mõm to, viền dưới cong; mặt sau có các vòng đen hoặc xám. Thức ăn của đẻn mỏ chủ yếu là cá, tôm; nó có thể nuốt một con cá có đường kính gấp 3 lần đường kính thân của mình. Đẻn mỏ là loài đẻn độc nhất.

Đẻn cơm: Có thân ngắn khoảng 1 mét, đầu hơi rộng, màu vàng nhạt cho đến đen. Vảy thân có 4 hoặc 6 cạnh, xếp thành hàng. Mặt lưng có màu xanh lục nhạt hoặc xanh lục vàng. Đẻn cơm cũng có nọc độc nhưng nhẹ hơn so với đẻn mỏ. Con đẻn cơm biển sống ở cửa sông hoặc vùng biển gần bờ, thời gian sinh sản vào tháng 12 – tháng 2 năm sau.

Đẻn vết: Phần thân không quá dày, đầu to, màu vàng nhạt. Mặt sau có các dải ngang sẫm màu hoặc hình thoi, được ngăn với nhau bằng những khoảng hẹp.

Đẻn khoanh: Có thân dài gần 2 mét, đuôi dẹp, màu xanh lục nhạt, trắng hoặc xanh lục vàng. Loài này sống ở biển nhưng có thể sống ở trên cạn. Tại Việt Nam, đẻn khoanh có ở phía đông vịnh Bắc Bộ và cũng tìm thấy ở Vũng Tàu.

Các loại đẻn biển
Các loại đẻn biển

Tác dụng của đẻn biển

Đẻn biển mang lại giá trị dinh dưỡng cao, thịt đẻn có nhiều axit amin và protein mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên khi chế biến đẻn biển cần phải tránh các loại đẻn biển có độc. Ngoài được sử dụng làm nguyên liệu thực phẩm, con đẻn biển còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Rượu ngâm đẻn biển có công dụng chống viêm, giảm các bệnh viêm thần kinh tọa, thoái hóa đốt sống giúp con người ăn ngủ tốt hơn, tăng cân. Loài đẻn biển càng độc thì sẽ càng tốt cho việc ngâm rượu làm thuốc.

Đẻn biển có giá trị dinh dưỡng cao, dùng để chế biến ra món ăn đặc sản, làm rượu, làm thuốc nên có giá bán khá cao từ 350.000 – 500.000 đồng/kg, với loài đẻn biển dùng để ngâm rượu sẽ có mức giá cao hơn vì loại đẻn đó có độc tố mạnh.

Đẻn biển làm món gì ngon?

Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ con đẻn biển.

Ram đẻn biển

Vùng ven biển luôn nổi tiếng với ram cuốn chiên giòn và đẻn biển cũng được chế biến với ram cuốn thành món ăn lạ miệng, giòn tan. Đẻn biển được chế biến sạch sẽ, băm nhuyễn rồi trộn đều với gia vị như lá lốt, sả,…Tiếp đó là cuốn ram và rán chín vàng. Lớp vỏ ngoài giòn rụm, bên trong mềm, chấm cùng nước mắm chua ngọt, phải gọi là “nhức cái nách”.

Đẻn biển xào sả ớt

Đẻn biển xào sả ớt luôn là món ăn hết đầu tiên trên bàn nhậu. Thịt đẻn biển dai ngon khi xào cùng với sả ớt sẽ săn lại, dậy mùi gia vị, thơm ngon khó cưỡng. Món ăn này cũng rất hao cơm.

Cách nấu đẻn biển xào sả ớt rất đơn giản, đẻn biển sau khi sơ chế sạch sẽ cắt thành miếng vừa ăn rồi ướp với gia vị như muối, dầu hào, sả ớt,…Sau đó, cho dầu vào chảo rồi phi thơm hành và cho con đẻn vào xào. Thêm một vài lát sả cắt lát và ớt thái sợi đảo đều. Nêm nếm vừa miệng rồi cho ra đĩa, thưởng thức khi còn nóng.

Đẻn biển chiên

Cách làm thịt đẻn biển không khó như mọi người vẫn nghĩ, chỉ cần hơ qua lửa hoặc đun sôi nước là vảy của con đẻn sẽ tự bung ra, lấy lá sả để bóc lớp da bên ngoài, mổ bụng sạch và giữ lại gan, mỡ, trứng. Tiếp đó, cắt đẻn biển thành miếng vừa ăn, ướp cùng với một chút gia vị. Khi ngấm gia vị thì đem chiên giòn, ăn kèm cùng với các loại rau xanh.

Con đẻn biển ngâm rượu

Có 2 cách để làm rượu đẻn, cụ thể

  • Rượu tiết đẻn: Treo ngược con đẻn lên, cắt đuôi để lấy tiết pha cùng rượu trắng. Bạn sẽ cảm nhận được hương vị ấm nóng, chan chát của rượu tiết đẻn. Với loại rượu này bạn nên sử dụng ngay.
  • Rượu đẻn ngâm rượu: Cách ngâm rượu đẻn biển cũng rất đơn giản. Bạn cho con đẻn biển vào bình rượu, có thể ngâm thêm thảo dược. Với loại rượu này, thời gian ngâm càng lâu thì rượu sẽ càng ngon.

Giá con đẻn biển là bao nhiêu?

Vì đẻn biển là một nguồn dinh dưỡng quý giá, nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực để tạo ra những món đặc sản hảo hạng và cũng được dùng để làm rượu hay thuốc. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng đẻn biển có thể cải thiện sức khỏe của con người và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Vì giá trị của loài đẻn này, giá cả có thể dao động từ 350.000 đến 500.000 đồng/kg đối với đẻn biển đã qua xử lý. Nếu bạn muốn sử dụng đẻn biển để ngâm rượu, giá cả sẽ cao hơn do những loài đẻn này thường chứa độc tố cao hơn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tìm mua những loài đẻn được nuôi trồng trong môi trường an toàn và không chứa độc tố, đây là một lựa chọn tốt để sử dụng đẻn biển trong ẩm thực và y học.

Giá con đẻn biển là bao nhiêu?
Giá con đẻn biển là bao nhiêu?

Đặc sản ram đẻn hút khách du lịch

Đẻn biển là món ăn đặc trưng cho ẩm thực của Quảng Bình, thơm ngon hấp dẫn khiến du khách gần xa phải lòng.

Đẻn là một loại rắn biển, thân nhỏ, mình có vảy và dài khoảng 1 – 2m. Mặc dù có vẻ ngoài khá đáng sợ với nhiều người nhưng thực chất, đẻn biển là loài mang lại giá trị dinh dưỡng cao

Đến Quảng Bình – vùng đất của nắng và gió, du khách sẽ được thưởng thức đặc sản ram đẻn – một trong những món ngon được chế biến từ loài động vật này. Về hình thức, ram đẻn biển trông rất giống với cây chả giò của người miền Nam, tuy nhiên quá trình sơ chế và thực hiện thì cầu kỳ, công phu hơn.

Quan trọng nhất phải kể đến bước làm sạch đẻn biển. Trước tiên phải cắt tiết, sau đó cạo sạch vảy bằng nước sôi, mổ bụng, bỏ phần ruột và phần đầu. Tiếp đến, đầu bếp sẽ đem băm đẻn biển thật nhuyễn, vừa băm vừa nêm gia vị cho hợp với khẩu vị.

Sau khi đẻn biển đã thấm đều gia vị, người ta sẽ cuốn lại thành những chiếc ram nhỏ, đem chiên giòn trong dầu nóng. Ram đẻn chín có màu vàng ươm, giòn rụm, ăn vào sẽ cảm nhận được vị béo, ngọt xen lẫn với vị bùi của vỏ ram.

Món này thường ăn khi còn nóng, kết hợp với rau sống, báng tráng và chấm cùng với nước mắm chua cay. Hương vị đậm đà, thơm ngon của đặc sản Quảng Bình khiến du khách ăn một lần là nhớ mãi.

Ram đẻn biển thường được bán ở những quán ăn bình dân hay nhà hàng dọc bờ biển Nhật Lệ. Đến đây, du khách vừa thưởng thức đặc sản địa phương vừa tận hưởng không khí mát lành của biển cả, quên đi hết những muộn phiền trong cuộc sống.

Con đẻn: Vị thuốc công hiệu giúp quý ông sung mãn?

Nếu như ngư dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình, Nghệ An gọi rắn biển nói chung là đẻn thì người miệt biển từ Ninh Thuận đổ dài đến Khánh Hòa gọi là “ông hèo”. Do có nọc độc nguy hiểm gấp nhiều lần nọc độc của rắn hổ mang chúa và cũng chẳng bổ béo gì mấy nên từ những năm 90 trở về trước, ngư dân ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa… chẳng bao giờ có chủ đích săn “ông hèo”. Cũng nhờ vậy mà biển dã đâu đâu cũng nhan nhản bóng dáng của những binh đoàn thủy quái được liệt vào dạng “ai thấy cũng ớn, ai nghe cũng sợ”.

Ấy là chuyện của 2 thập niên trước. Còn bây giờ, bóng dáng “ông hèo” tại những vùng biển từng một thời được mệnh danh “vương quốc mãng xà đại dương” eo sèo đến lạ. Còn bi đát hơn những “người anh em” ở trên cạn như rắn hổ chúa, rắn hổ đất… con người đã có thể nhân giống, nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo nên không lo tuyệt chủng, dòng giống “ông hèo” tại các tỉnh miền Trung đang đối mặt với thảm họa diệt vong rất lớn. Nguyên nhân cũng bởi “ông hèo” bị người ta gán cho những tính năng chữa ung thư, chữa liệt dương, trị hiếm muộn… bừa bãi!

Ông Hưởng, 62 tuổi, ngụ phường Đa Kao, quận 1, TP HCM, có vợ bị suy thận giai đoạn cuối, hiện đang chạy thận tại Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, sầu giọng tâm tình rằng bệnh của vợ ông sẽ không bao giờ hết, sẽ phải chạy thận suốt đời, còn chạy thận thì còn sống, ngưng chạy thì chết. Để duy trì sự sống cho vợ ông Hưởng, bác sĩ chuyên khoa chỉ định phải tiến hành lọc máu, lọc suốt đời. “Lọc như thế vừa tốn kém, đau đớn vừa hao tổn thời gian… “Chuyện ấy cứ thế kéo dài đến khi nào bà nhà tôi chết mới thôi” – ông Hưởng trĩu giọng bộc bạch.

Không có điều kiện kinh tế chi hàng trăm triệu đồng và cũng không đành lòng nhìn vợ chết dần chết mòn như thế nên song song với biện pháp chạy thận nhân tạo, ông Hưởng ra sức kiếm tìm những bài thuốc cổ truyền chuyên trị ung thư để chữa bệnh cho vợ. “Tôi nghiên cứu nhiều và tự đúc kết được chỉ có máu, mật của loài đẻn hay rắn biển mới có thể chữa được bệnh cho bà nhà tôi – ông Hưởng quả quyết – Nghe nói dân miền biển ít bị đau bệnh, nhất là bị ung thư nhờ uống máu đẻn, ăn thịt đẻn. Bởi vậy tôi đang nhờ người quen ở Bình Thuận kiếm tìm, rồi rọng khí ôxy vận chuyển vào đây cho bà nhà uống huyết đặng thải độc theo phương châm… lấy độc trị độc”.

Với suy nghĩ “phước chủ may thầy”, “còn nước còn tát”, chuyện bệnh nhân ung thư hay những người có người thân bị ung thư đổ xô kiếm tìm những bài thuốc cổ, chữa trị theo lời đồn, chỉ dẫn, kinh nghiệm dân gian… như kiểu ông Hưởng, trong xã hội ngày càng đông. Và không dừng ở phạm vi người bệnh, mấy ông khoái chuyện giường chiếu cũng tin sái cổ cái vụ siêng năng uống máu đẻn sẽ mau sớm trở thành “chiến binh” phòng the. “Nghe nói đặc tính của rắn biển là sống bầy đàn như loài khỉ, loài voọc, con chúa đàn có năng lực đáp ứng cả dàn mỹ nữ. Bởi vậy dân biển nhờ uống máu… rắn biển, ăn thịt thường xuyên nên sức lực mới phương phi như vậy đó!”.

Tại quán ăn đặc sản chuyên đẻn ở bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh), ông Tùng, xấp xỉ tuổi 60, “chủ xị” của bữa tiệc đẻn hân hoan nâng ly rượu pha máu đẻn màu đỏ bầm oang oang pha trò với những bạn nhậu đồng niên trong sự gật gù tâm đắc của ông chủ quán tên Mỹ, dáng người phốp pháp.

Ông Mỹ kích thích khách bằng cách tán dương công dụng của máu, mật, thịt, xương rắn biển đến tận mây xanh: “Trên bờ, nọc độc, dược tính của rắn hổ chúa trứ danh là vậy nhưng so với rắn biển thì…. xếp xó. Đơn giản bởi khi sống trong hang hốc, rắn hổ chúa ít vận động, di chuyển. Trong khi đó rắn biển thì vùng vẫy, bơi lội suốt ngày đêm. Khoan nói cái vụ nọc độc, riêng cái yếu tố dẻo dai vận động không ngơi nghỉ kia thì đẻn biển xứng danh… ông nội”.

Không ít người hiếm muộn về đường con cái cả nam lẫn nữ cũng tin cái vụ máu với mật rắn biển sẽ giúp mình nâng cao chất lượng của “súng đạn”, “bắn” phát nào trúng phát đó, con cái sẽ đề huề, khỏe mạnh. Tuần trước, trò chuyện về những nẻo đường kiếm con của vợ chồng mình, anh Nguyễn Thựu ngụ phường 2, quận Tân Bình bật mí ai chỉ cách gì anh cũng đều áp dụng như tích cực ăn, uống rượu ngầu pín của chó, dê. Rồi uống rượu ngâm tay gấu, ngâm bào thai cọp, ngâm hải mã (cá ngựa), sâu chít… nhưng hổng ép phê. Vỗ vỗ vào bình rượu ngâm cả chục con rắn biển vừa tuyển với giá hơn 3 triệu đồng tại Phan Thiết (Bình Thuận), anh Thựu tâm tình đang rất hy vọng vào cái gọi là “thần dược ích tinh, bổ khí” này.

“Càng ngẫm tui càng thấy ông chủ hiệu thuốc Đông y T.L. Đường ở phố thuốc Đông y Hải Thượng Lãn Ông tại quận 5, nói có lý” – anh Thựu chia sẻ: “Lang thang phố thuốc, thấy T.L. Đường bán rất nhiều bộ xương rắn, tôi hỏi thăm món ấy có tác dụng gì. Ông chủ bảo ấy là xương cốt rắn biển và hỏi ngược lại tôi có nhu cầu gì. Biết tình trạng hiếm muộn về đường con cái của tôi, ổng mới khuyên nên mua mấy bộ xương rắn kia về ngâm rượu, hoặc nấu cao tẩm bổ thì tình hình sẽ thay đổi. Ổng còn khuyên nếu có điều kiện thì săn rắn tươi, lấy máu với mật nó uống thì bổ lắm, còn thịt xương thì đem ngâm rượu dùng dần.

Thấy tôi tỏ ý nghi ngờ, ổng đưa ra dẫn chứng rằng sở dĩ dân biển ai cũng khỏe mạnh mà lại toàn sinh con trai cũng nhờ uống máu rắn biển…”Ấy là những điển hình của cái gọi là niềm tin về các tính năng siêu phàm của con người ta liên quan đến loài rắn biển mà ngư dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt tại Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa… quen gọi “ông hèo”.

Con đẻn: Vị thuốc công hiệu giúp quý ông sung mãn?
Con đẻn: Vị thuốc công hiệu giúp quý ông sung mãn?

Khi nhìn tấm hình về hũ rượu ngâm rắn biển của anh Thựu cũng như hình ảnh về những con rắn biển mà người ta bán theo kiểu ngâm rượu lẫn tươi sống ở khu vực cảng Cầu Đá (phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang, Khánh Hòa), ông Đặng Thoáng, ông từ trông giữ lăng cá  ông ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, người từng giáp mặt với những đàn “ông hèo” khổng lồ, lúc nhúc… bật mí đó là loài “đẹn mỏ”, là loài to lớn, hung dữ nhất trong số nhiều loài “ông hèo” ở vùng. Khi đến cảng cá Cam Ranh-Đá Bạc, qua trao đổi, cụ Huỳnh Bợm, ngoài 70 tuổi, ông từ trông coi lăng thờ cá Ông (cá voi) cũng xác nhận điều này.

Trong Sách đỏ Việt Nam, loài “ông hèo” có tên “đẹn mỏ” được mô tả thuộc họ rắn biển, chiều dài khoảng 2m, thân hình trụ tròn, dẹp ở phía sau. Loài này có hình dáng kỳ lạ, từ mắt, đầu, thân, thái dương đều có những hàng vảy với hoa văn, sắc màu khác biệt. Sở dĩ đẹn mỏ được liệt vào dạng nguy hiểm nhất trong rất nhiều loại đẻn biển bởi nó là loài hung dữ nhất, hàm lượng nọc độc cao nhất và quan trọng hơn cả là nọc độc của nó có độ độc rất lớn, gấp 5 lần rắn hổ mang chúa và được các nhà khoa học dùng điều chế huyết thanh kháng nọc cho nhiều loài rắn khác thuộc giống rắn biển.

Oách là thế nhưng buồn làm sao, thứ nọc độc kinh hồn kia của “đẹn mỏ” không giúp nó cũng như các loài anh em cùng họ tránh được mối họa tuyệt diệt. Trước sức ép của niềm tin ấu trĩ từ con người “càng độc càng bổ” mà đẹn mỏ bị suy kiệt giống loài đến thê thảm. Hai cụ Đặng Thoáng và Huỳnh Bợm quả quyết rằng, ngày trước rắn biển nhiều vô kể, rằng đi biển ngư dân chẳng ai thèm đụng đến loài này, chẳng ai sử dụng chúng vào cái việc tẩm bổ để tăng cường sinh lực hay sinh con đàn cháu đống như người ta đồn um sùm trong những năm qua.

Ấy vậy mà từ quá khứ “hào hùng”, những năm gần đây các loài rắn biển, trong đó có “đẹn mỏ” tàn lụi, biển dã giờ đây đã vắng bóng chúng. Nguyên do bởi săn đẻn bán được nhiều tiền, mấy ông khoái tăng lực hay gì gì đó rất “kết” uống máu nuốt mật “mãng xà đại dương”, nên cánh thợ lặn miệt mài săn lùng chúng không ngơi nghỉ. Bất kể lớn bé, bất kể mùa sản sinh, bất kể đẻn mẹ, đẻn con hay “đẻn thai phụ”, hễ thấy bóng đẻn… là phường săn “bụp” ngay, rồi đưa vào thùng xốp rọng khí oxy nhanh chóng bàn giao cho mối lái…

Theo như tâm tình của 2 lão ngư Đặng Thoáng và Huỳnh Bợm thì những tính năng thần sầu như chữa ung thư, giúp tăng lực, có hiệu quả thật sự với chứng vô sinh… của đẻn biển mà lắm người tin, nhiều kẻ đồn đoán thực chất chẳng có giá trị gì cả. Dù rằng rất tin tưởng các cụ nhưng để sự việc được rõ ràng và khách quan, tránh kiểu nghi ngờ “không có lửa sao có khói”, người viết chú tâm kiếm tìm nguồn thông tin khác cho thêm phần phong phú, vừa có sức thuyết phục ai đó tâm phục khẩu phục.

Trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, rắn biển được xác nhận còn có nhiều tên gọi khác như đẻn, đẻn biển, đẹn, hèo… Đây là nhóm động vật có nọc độc, sống ở biển, thân nhỏ, thon dài từ 1-2m hoặc hơn. Thân rắn biển có vảy, dẹt bên ở phần sau, đuôi hoàn toàn dẹt như mái chèo. Đầu rắn biển nói chung nhỏ, phủ các phiến sừng, lỗ mũi nằm trên miệng có nắp đậy ngăn nước không lọt vào khoang mũi.

Trên thế giới, rắn biển có 16 chi và khoảng 50 loài. Ở Việt nam có 13  loài, thường gặp từ Bắc chí Nam, nhiều nhất ở phía đông vịnh Bắc Bộ và vùng biển Vũng Tàu. Về tác dụng y học, sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” ghi: “Rượu ngâm rắn biển có tác dụng tăng trọng, chống viêm, chữa viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, viêm thần kinh tọa, thuốc không gây tác dụng phụ, giúp bệnh nhân ăn ngủ tốt, tăng cân. Có địa phương dùng máu rắn biển để chữa đau lưng, đau xương. Riêng mật rắn biển có vị hơi ngọt, đắng, có tác dụng chống viêm, an thần, gây ngủ”.

Tiến sĩ sinh học Võ Văn Chi ghi trong “Từ điển Động vật và khoáng vật làm thuốc ở  Việt Nam” có 4 loài đẻn được dùng để làm thuốc gồm đẻn vết, đẻn mỏ, đẻn cơm và đẻn khoanh. Riêng loài đẻn mỏ (còn gọi “đẹn mỏ”, vẩy ở phía đầu mõm lớn, bờ dưới cong trông nghiêng có hình dạng như cái mỏ) có thể nuốt được những con cá to gấp 3 lần đường kính thân của nó: “Đây là loài rắn dữ nhất, nọc độc có độc tính cao nhất, bộ phận dùng là nọc, dùng làm huyết thanh cứu chữa cho những người bị các loài đẻn cắn. Rượu ngâm đẻn biển có tác dụng giảm viêm, giảm đau và không biến chứng, tốt cho người bị thấp khớp”.

Sách đỏ Việt Nam cũng chỉ ghi người ta săn bắt đẻn để làm thức ăn thì ít mà để chữa bệnh thì nhiều. Chủ yếu “làm thuốc trị bệnh viêm da, ngứa ngáy, làm cho da thịt trơn liền”. Chỉ đơn giản như thế thôi, chứ chẳng thần hiệu khôn tưởng như người ta lầm tưởng.

Y văn ghi rõ như vậy đấy, chẳng thấy có đoạn nào đề cập đến cái vụ chữa ung thư, giúp chim le le trở thành đại bàng phòng the dũng mãnh hay… chữa vô sinh, ích tinh binh, bổ khí gì đó. “Cả thảy những đồn đại ngoài ghi chép y văn đều xằng bậy, vô căn cứ, phản khoa học. Chỉ riêng việc trị ung thư, người ta đồn hàng trăm bài thuốc chữa dứt điểm căn bệnh nan y ấy như sừng tê, nấm cổ, sâm ngọc linh, mật gấu, mật xuyên sơn giáp (tê tê)…

Thực chất những lời đồn thổi ấy đa phần bắt nguồn từ những kẻ chuyên kinh doanh động vật hoang dã. Họ cố tình phịa chuyện, cố tình đồn thổi để làm giá, nâng giá trị con vật mà thôi” – lương y Nguyễn Thái Bình (Phòng khám Hoa Đà dược phòng, quận 12), thuộc Hội Đông y TP HCM cảnh báo.

Từ cơ sở trên mới thấy loài đẻn vì bị người đời gán cho những chức năng hoành tráng trên đã bị phường săn truy sát đến mức giống loài đứng bên bờ tuyệt diệt quả là… quá oan. Về bi kịch tàn lụi của “đẹn mỏ” cùng những loài anh em của nó, Sách đỏ Việt Nam ghi rất rõ rằng, “đẹn mỏ” phân bố dọc bờ biển Ninh Thuận đến vịnh Thái Lan, được ghi nhận tìm thấy ở vùng biển các nước như Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanca, Malaysia, Indonesia, Bắc Australia. Điều này đồng nghĩa với việc “quân số” của loài này từng rất hùng hậu trên phạm vi rộng.

Nhưng chẳng rõ giờ đây, số lượng đẻn mỏ ở những vùng biển trên ra sao chứ thực tế tại Việt Nam chúng đã được xếp vào nhóm có mức độ đe dọa bậc V (sắp bị tuyệt chủng trong tương lai gần nếu các tác nhân đe dọa cứ tiếp diễn).

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Đẻn là con gì. Mọi thông tin trong bài viết Đẻn là con gì? Con đẻn có độc không? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (10 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button