Tự luyến là gì? Nguyên nhân dẫn đến tự luyến
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Tự luyến là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Tự luyến là gì?
Tự luyến nói một cách đơn giản, họ chỉ yêu bản thân mình, họ luôn giả vờ yêu mình nhưng thực chất họ luôn chỉ nghĩ đến mình, luôn cho rằng mình là hoàn hảo nhất, không quan tâm đến cảm xúc hay địa vị của đối phương.
Thông thường, chúng ta đều sẽ hiểu tự luyến là một dạng tính cách có phần khác biệt so với số đông mọi người. Theo đó, những người tự luyến là người luôn cho rằng bản thân mình luôn là tâm điểm của sự chú ý bởi sự vượt trội, giỏi giang và nổi bật hơn người khác, luôn nâng cao tài năng của bản thân và muốn người khác phải tôn sùng trong khi chính họ lại có khuyếm khuyết nghiêm trọng về mặt tính cách.
Bạn đang xem: Tự luyến là gì? Nguyên nhân dẫn đến tự luyến
Trong xã hội hiện đại, con người cần phải có được sự tự tin cần thiết, tuy nhiên, tự tin và tự luyến là khái niệm hoàn toàn khác biệt. Nếu bản thân mỗi người không biết tiết chế, thì rất dễ bị coi là người tự luyến.
Tự luyến trong tình yêu là gì?
Trong tình yêu, người tự luyến luôn có nỗi sợ chung là luôn cảm thấy bị bỏ rơi, coi thường, ‘overthinking’ dù người yêu luôn ở ngay cạnh. Cơn giận của người tự luyến như một ngọn lửa được chắp thêm sức mạnh của gió – bùng cháy, khi thấy người yêu mình khen một ai đó hay chỉ cần nhìn thôi thì họ đã không kiểm soát được bản thân mà cho rằng mình đã bị người yêu cắm cho một “cặp sừng dài”. Nói chung, người tự luyến rất nhạy cảm, dễ bị đụng chạm tự ái.
Điều tủi thân cho những bạn có người yêu mắc chứng tự luyến là họ luôn cư xử như những đứa nhóc – không để tâm đến nhu cầu cũng như yêu cầu của người khác, luôn cãi nhau vì những chuyện vặt vãnh và luôn muốn được người yêu “cưng hơn cả trứng”.
Đôi khi những tự luyến còn tự biến mình thành kẻ nói dối và đổ lỗi cho mọi thứ xung quanh nếu bị người yêu lên án một vấn đề nào đó.
Tự luyến tiếng Anh là gì?
Tự luyến trong tiếng Anh được gọi là NPD viết tắt của “Narcissistic Personality Disorder” hay còn được gọi với một cái tên khoa học khác, đó là rối loạn nhân cách ái kỷ.
Dấu hiệu của tự luyến
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra đối phương có phải là người tự luyến hay không, chỉ qua giao tiếp, người tự luyến có biểu hiện cơ bản là đề cao bản thân trước mặt người khác, có tính cách thất thường, không quan tâm đến những người xung quanh. Đa phần tự luyến thường xuất hiện ở đàn ông hơn là phụ nữ.
- Muốn mọi người tán dương, khen ngợi, ngưỡng mộ
- Cho rằng bản thân đẹp, một phiên bản độc nhất và vượt trội
- Thường hay nói về bản thân, cho rằng những điều tốt đẹp đang có và diễn ra với mình là lẽ đương nhiên
- Không hài lòng khi người khác không ủng hộ, phản ứng gay gắt khi có ai đó nhận xét không tốt về mình
- Không đồng cảm hoặc phớt lờ suy nghĩ của người khác
- Để đạt được mục đích của mình họ có thể lợi dụng người khác
- Thường khoe thân, khoe khoang trên mạng xã hội
Nguyên nhân dẫn đến tự luyến
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tự luyến. Một vài nguyên nhân chính là do cách nuôi dạy sai lệch từ gia đình, như việc nuông chiều, thường xuyên tâng bốc và khen ngợi quá mức so với thực tế ngay từ khi còn nhỏ, vô tình tạo cho con trẻ lối suy nghĩ, tính cách rằng mình là quan trọng, sống ích kỷ với người khác.
Ngoài ra, những ảnh hưởng từ môi trường sống, văn hóa bên ngoài tác động vào tâm lý và tính cách, dẫn đến bệnh tự luyến.
Bên cạnh đó, hội chứng này cũng có thể xuất phát từ gen di truyền.
Bệnh tự luyến có nguy hiểm không?
Chứng rối loạn nhân cách ái kỷ đa số được chuẩn đoán cho những người trưởng thành, bởi vì trẻ em hoặc thanh thiếu niên vẫn còn đang trong quá trình phát triển tâm lý và cải hiện nhân cách.
Ba nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh tự luyến
– Môi trường sống tác động, cách nuôi dạy của cha mẹ.
– Sự phổ biến của mạng xã hội
– Yếu tố di truyền
Những người tự luyến luôn muốn được người khác tán dương và tâng bốc bản thân mình, tự cho bản thân là quan trọng, hoàn hảo hơn người khác. Do vậy, họ luôn có xu hướng nổi nóng, tức giận, nói những lời lẽ không hay nếu không nhận được sự ủng hộ, thừa nhận hoặc cảm thấy người khác không coi trọng mình.
Chính vì thế, những người tự luyến thường được đánh giá cao khi mới tiếp xúc vì học biết cách PR bản thân vô cùng tốt, nhưng thực chất họ chính là những người cô đơn vì không biết cách kiềm chế và luôn nói quá nhiều về bản thân mình.
Thùng rỗng thường kêu to, do vậy người mắc bệnh tự luyến rất dễ tổn thương, ghen tự, đố kỵ khi nhận thấy người khác giỏi hơn mình. Những lúc như vậy, họ sẽ có xu hướng pe phán, chà đạp để bản thân mình vượt trội hơn và thỏa mãn được cái tôi của mình.
Do đó, những người tự luyến rất khó để tìm được những mối quan hệ thân thiết hay tìm được tri kỷ cho chính mình.
Đồng thời, những người mắc bệnh tự luyến có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn, bởi lẽ nếu không nhận được sự tán thưởng hay coi trọng, họ sẽ bị tổn thương, nhốt mình khỏi xã hội, từ đó thu mình lại và sống trong trạng thái lo lắng, đơn độc.
Tác hại của bệnh tự luyến
Chứng rối loạn nhân cách ái kỷ thường được chẩn đoán ở người trưởng thành. Còn ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên vẫn ở trong giai đoạn hình thành và phát triển về mặt tâm lý, nhân cách.
Người tự luyến rất muốn được nghe những lời tán dương, khen ngợi từ người khác, xem trọng bản thân một cách tuyệt đối. Vì vậy, tính cách chung của những người tự luyến là dễ nổi nóng, thậm chí quát mắng người khác khi thấy bản thân không được khen thưởng, thừa nhận hay cảm thấy không được tôn trọng ý kiến mà bản thân đã đề ra.
Khi mới tiếp xúc, người tự luyến thường được đánh giá cao vì họ đã “quảng cáo” bản thân vô cùng tốt, nhưng lại khó mà tạo ấn tượng với ai với tính cách không biết kiềm chế và tâng bốc bản thân quá nhiều, khiến cho mọi người xa lánh và không để tâm đến. Dẫn đến việc người tự luyến khó tạo nên một mối quan hệ lành mạnh trong xã hội.
Đi kèm với căn bệnh tự luyến này sẽ là thói đố kỵ khi thấy người khác tài năng hơn mình, người tự luyến sẽ có xu hướng phán xét, sân si thậm chí là tìm cách hạ bệ để cái tôi của mình được thoả mãn. Người tự luyến để bụng rất lâu và ghi nhớ chuyện xấu của những người không thuận theo ý họ. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà họ rất dễ tổn thương.
Nghiên cứu cho thấy, người mắc phải căn bệnh tự luyến này thường có nguy cơ trầm cảm cao hơn. Vì tự đánh giá bản thân quá cao nên khi không nhận được sự tán dương hay tôn trọng, họ sẽ có xu hướng thu mình lại, cách ly với mọi người xung quanh, sống trong đơn độc, trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc tự kỷ.
Người tự luyến thường đánh giá bản thân quá cao trong sự tự tin thái quá.
Cách điều trị bệnh tự luyến
Trong xã hội, người mắc bệnh tự luyến không ít, nhưng phần lớn những người mắc hội chứng rối loạn nhân ái kỷ này trường hợp bệnh nhẹ, hoặc ở mức không đáng lo ngại. Tuy nhiên, việc chữa chứng tự luyến là rất khó, bởi đây là bệnh về tâm lý. Khi điều trị cần có sự hỗ trợ từ các bác sĩ tâm lý và các chuyên gia, bởi chính bản thân người mắc bệnh tự luyến không cho rằng họ mắc bệnh nên quá trình điều trị khá là khó khăn.
Điều trị bằng liệu pháp tâm lý chính là phương pháp tốt nhất để trị dứt điểm căn bệnh này. Cần có sự phối hợp của người nhà bệnh nhân và các chuyên gia cùng tạo nên một không gian lành mạnh để bệnh nhân không cảm thấy lạc lõng, stress. Cùng kiên nhẫn tìm ra và giải quyết các vấn đề mà người tự luyến đang gặp phải để bệnh nhân nhận ra được hành vi, tính cách của mình có vấn đề gì và cải thiện nó.
Để có một tinh thần ổn định là một sức khoẻ tốt, người tự luyến cần thử với các bài tập thể dục, yoga và thực đơn ăn uống lành mạnh, điều quan trọng là hạn chế với các trang mạng xã hội.
Người như thế nào được gọi là người tự luyến?
Để nhận biết mình có đang “dính phải” một người tự luyến không, chúng ta cùng xem qua những đặc điểm được cho là tiêu biểu nhất của người tự luyến.
Luôn muốn nói về bản thân
Trong mỗi cuộc trò chuyện, người tự luyến luôn có xu hướng “nhảy vào mồm” người khác hay đánh trống lảng để dẫn sang một câu chuyện khác mà bản thân sẽ là nhân vật chính. Nhưng khi bị ngắt lời thì họ liền tỏ thái độ không thoải mái, giống như: “Bạn có tôn trọng người khác không đấy?”, “Bạn khó chịu khi tôi chiếm tâm điểm của mọi người đúng không?”, “Khá là bực, nhỉ?”…
Tôn sùng vẻ đẹp của bản thân
Tiêu chí sống của người tự luyến luôn là cái đẹp. Để gây ấn tượng với những người mới quen, họ luôn biết cách chăm chút, chải chuốt bản thân để trở thành người hoàn hảo nhất. Nhìn vào ta sẽ thấy rất có cảm tình bởi người tự luyến luôn trong trang phục lịch sự, nhã nhặn hoặc có thể là rất phong cách. Nhưng sau một thời gian, “cái nết đánh chết cái đẹp”, họ sẽ rất khác xa với ngày gặp nhau lần đầu đấy.
Luôn phóng đại về thành tựu, khả năng của mình
Người tự luyến rất thích khoe và muốn người ta công nhận về tài năng của mình. Luôn tự cho bản thân là giỏi nhất, đánh giá rất cao về tài năng mà không chịu tiếp thu những lời góp ý của người khác về mình. Họ cho rằng những lời góp ý kia thực chất là đang “gato” với mình nên không cần phải để tâm. Tệ hơn thế, bệnh tự luyến còn phát triển đến nỗi thân tâm họ đã tin luôn vào những lời bịa đặt của chính mình.
Không quan tâm đến nhu cầu người khác
Không chỉ trong tình yêu mà còn trong những mối quan hệ xã hội. Như đã nêu trên, người tự luyến chỉ biết quan tâm đến bản thân, khi gặp sự cố, họ tuyệt nhiên cho rằng người khác phải giúp đỡ họ, nhưng khi người khác cần sự hỗ trợ từ họ thì lại nghĩ rằng bản thân đang bị lợi dụng “lòng tốt” và tất nhiên câu trả lời sẽ là “không”.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Tự luyến là gì. Mọi thông tin trong bài viết Tự luyến là gì? Nguyên nhân dẫn đến tự luyến đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp
- 1 Lunatic 1 Ice Pick là gì? Video gây án khiến cả thế giới phải rúng động
- 63 trò chơi dân gian ngày Tết hay nhất dành cho Thiếu nhi
- Ai là người sáng tạo ra tiếng Việt? Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ?
- Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
- Âm đệm là gì? Các âm đệm gồm những âm nào?
- Ẩn dụ là gì? Các hình thức ẩn dụ
- Ấn Đường là gì? Cách xem tài vận qua hình dạng Ấn Đường
- Ba con búp bê trang 55, 56 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều