Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa lớp 9 chọn lọc hay nhất gồm dàn ý chi tiết và 17 bài văn mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Đề bài: Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa
Dàn ý Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa chi tiết
Dàn ý Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 1
1. Mở bài:
Bạn đang xem: Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa (17 mẫu)
- Giới thiệu về nhà thơ Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa
- Giới thiệu khái quát về nội dung chính của khổ thơ thứ 2.
2. Thân bài:
- Mùi khói của bếp lửa đã trở thành một phần thân thuộc của tuổi thơ “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”
- Bên bếp lửa cháu cùng bà sẻ chia những bữa cơm nghèo, mùi khói hun nhuộm cả tuổi thơ cơ cực mà ấm áp.
→ Mùi khói bếp trở nên gắn bó, thấm vào từng hơi thở nồng nàn của quê hương.
– Kí ức về nạn đói, về thời gian vất vả, cơ cực:
- Nạn đói bao trùm làng xóm “đói mòn, đói mỏi”.
- Bố mưu sinh chăm lo cho gia đình, bươn chải ngày ngày đến héo mòn sức khoẻ ” khô rạc ngựa gầy”.
- Cái đói, cái nghèo dai dẳng của quê hương đã in sâu trong tâm trí của nhà thơ.
– Nhớ về những năm tháng xưa, sống lại trong lòng nhà thơ là nỗi nghẹn ngào “đến giờ sống mũi còn cay”
– Bao kí ức yêu thương và cả những xót xa, cay đắng của tuổi thơ cơ cực, đói khổ vẫn còn vẹn trong tâm trí nhà thơ.
3. Kết bài:
Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ thơ.
Dàn ý Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 2
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa
- Giới thiệu nội dung khổ hai: những kỉ niệm năm lên bốn tuổi
II. Thân bài:
– Dẫn dắt: từ hình ảnh bếp lửa đã khơi dậy cảm xúc về người bà đáng kính và những kỉ niệm năm tác giả lên 4 tuổi
– Phân tích:
– Kỉ niệm của những năm tháng lên 4 tuổi là mùi khói từ căn bếp của bà
Lên 4 tuổi cháu đã quen mùi khói
+ Mùi khói đã gợi dậy biết bao cảm xúc
– Hình ảnh người bố
- Đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
- Bươn trải vì cuộc sống khốn khó, mong gia đình thoát nghèo nhưng vẫn “đói mòn đói mỏi”
“đói mòn đói mỏi”: cái đói kéo dài dai dẳng
=> Nạn đói năm 1945 hoành hành, cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người
=> Quá khứ hiện về nhuốm màu bi thương
– “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
- Cái đói hoành hành đã khắc sâu vào tâm trí đứa trẻ mới lên 4 tuổi
- Một tuổi thơ không tràn ngập sắc hồng như bao người vẫn nghĩ
– Liên hệ mở rộng
– Khái quát lại nghệ thuật
- Sử dụng thành ngữ “đói mòn đói mỏi”
- Giọng thơ trĩu nặng nỗi đau
- Chi tiết ngôn từ mộc mạc, giản dị
III. Kết bài:
Khái quát lại nội dung của khổ thơ.
Đánh giá, nhận xét, cảm nhận của cá nhân
17 mẫu Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa hay nhất
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 1
Hình ảnh người bà thầm lặng, từng ngày từng giờ nhen nhóm ngọn lửa để sưởi ấm trái tim người cháu yêu thương!
Người bà hiện lên với hình ảnh chắt chiu, cẩn thận tích góp từng hơi ấm lúc đất nước đang trong cảnh đói kém, loạn lạc. Bà vẫn âm thầm với khói bếp hun nhèm mắt cháu mà đem tấm lòng già cả của mình, nuôi dưỡng cháu hay cũng chính là mầm non tương lai của đất nước để mong phát triển dân tộc. Đến những khổ thơ tiếp theo, người bà hiện lên qua lời kể của đứa cháu về những kỉ niệm một thời khi cháu còn nhỏ. Bà giống như người mẹ hiền đã nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo ban cháu từng ngày. Có lẽ nỗi nhớ mong da diết và sự thiếu thốn tình cảm của bố mẹ khi xa nhà đã vơi bớt phần nào khi có sự đùm bọc, yêu thương che chở của người bà. Bà cũng là hình ảnh điển hình của người phụ nữ Việt Nam, can đảm mạnh mẽ, đã hi sinh tình riêng đặt tình chung lên trên. Khi dặn cháu bố có gọi về chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên.
Vậy là bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu nỗi đau và những cơ cực túng thiếu bà đã ghim lại trong lòng mình để làm hậu phương vững chắc nơi tiền tuyến. Bà mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, sẵn sàng hi sinh mọi nỗi thống khổ của tình riêng để đặt tình chung lên trên, đó chẳng phải là biểu hiện cao nhất của lòng yêu tổ quốc, yêu kháng chiến và cách mạng đó ư. Bằng việt dường như đã thổi đến tâm hồn người đọc sức mạnh của lòng yêu nước, sự can đảm và hi sinh lớn lao qua hình tượng người bà. Càng về cuối, nỗi xúc động dâng trào lên càng tha thiết mãnh liệt khiến cho hình ảnh người bà hiện lên càng chân thực và sống động hơn bao giờ hết, làm điểm sáng của toàn bộ bài thơ với những hành động và phẩm chất tuyệt đẹp. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và cũng là người khiến cho ngọn lửa ấy cháy sáng bất diệt. Chính bà đã nhóm lên ngọn lửa ấm áp của thực tại, nhưng hơn hết bà cũng nhóm lên ngọn lửa của yêu thương hồng lên để sưởi ấm cháu trong những phút yếu lòng, luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng, nối kết tình cảm đoàn kết với tình làng nghĩa xóm.
Như vậy, trái tim của bà chính là ngọn lửa của niềm tin, của chiến thắng của những tình cảm yêu thương và những kỉ niệm ấu thơ làm hành trang nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài sau này. Để rồi dù có đi xa, có khói trăm tàu, có điện trăm nhà thì cháu vẫn khôn nguôi nhắc nhở “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 2
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà văn trẻ được rèn luyện và trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.
Thành công nổi bật đầu tiên của Bằng Việt là Bài thơ Bếp lửa (1963). Đó là một bài thơ viết về tình bà cháu, tình gia đình gắn liền với tình quê hương đất nước. Tuổi thơ khó nhọc gian nan cháu bên bà, là những gì mà đã đi cùng cháu đến suốt quãng đời trưởng thành con lại, nhưng những hình ảnh đẹp đẽ, tình thương bà da diết không ngăn nổi những ký ức ùa về:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn còn cay!”
Dường như tuổi thơ đầy gian khổ đã ăn sâu và trở thành một nỗi ám ảnh trong tâm trí của tác giả. Nhớ về những tháng ngày thơ ấu bên bà, tác giả như cảm nhận được mùi khói vẫn còn đang hăng nồng bên sống mũi. Cái mùi khói bếp ấy, mùi khói quen thuộc mà cháu đã được chịu đựng từ khi cháu lên bốn, mùi khói đã từng hun nhèm đôi mắt của cháu ngày xưa, mùi khói cay, khét vì củi ướt, ví sương nhiều và giá lạnh.
Mùi khói ấy đâu chỉ do ngọn lửa bập bùng từ bếp của bà, mà đó còn là mùi khói của bom đạn, của chiến tranh, là niềm đau, nỗi cơ cực, là những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời của hai bà cháu nói riêng và những người dân Việt Nam nói chung trong những năm kháng chiến chống Pháp đầy vất vả, gian lao.
Tuổi thơ ấy thật gian khổ, nhọc nhằn và vất vả. Tuổi thơ ấy có cái bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Cụm từ “đói mòn đói mỏi” đã diễn tả xúc động về cái khổ của con người, của cuộc sống trong thời kỳ đó. Ta chợt nhớ đến lời thơ của Tố Hữu miêu tả tình cảnh nhân dân ta ngày ấy:
“Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi
Kiếp người cơm vãi cơm vãi rơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi”.
Nỗi khổ ấy đã được cụ thể hóa, hình tượng hóa bằng những chi tiết gợi tả:
“Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy“
Bút pháp kể, tả đan lồng vào nhau gây xúc động lòng người. câu thơ vừa miêu tả cái biểu hiện đáng sợ của “giặc đói”, vừa là nguyên nhân khiến đứa cháu phải sống với bà. Cái đói, cái nghèo lan tràn khắp thôn xóm khiến người bố phải lên thành thị đánh xe cùng với con người gầy rộc đi vì không đủ ăn, bỏ lại đứa con thơ cho người đàn bà yêu thương, chăm sóc.
Cảm nhận về nỗi vất vả, đói khổ của tuổi thơ ấu, kỉ niệm như vẫn còn nguyên, tác giả không thể nào quên:
“Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”
Cái cay, cái xót của cuộc sống đói khổ, cơ cực thầm đến lồng xương, ống máu để đến bây giờ, hơn mười năm sau nghĩ lại, cái cảm giác “cay” ấy vẫn còn nguyên vẹn nơi cánh mũi. Cái cay nơi sống mũi cứ lan tỏa, triền miên trong tâm hồn người cháu. Dường như đó là một nỗi niềm mang vị chua xót, nghẹn ngào lẫn yêu thương.
Lời thơ giản dị, đậm chất văn xuôi. Người đọc như đang lạc vào một câu chuyện cổ tích về tuổi thơ của người cháu. Ở đây, bà là một bà tiên, luôn gắn bó, chăm sóc, che chở về cả tinh thần lẫn vật chất cho cháu. Tình yêu thương của bà, tấm lòng nhân hậu của bà như xua tan đi bao đau thương, bao khổ cực chiến tranh. Khổ thơ đã trở thành một trong những khổ thơ gây xúc động lòng người trong cả bài thơ.
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 3
Gia đình là cái nôi êm, tổ ấm, là điểm tựa vững chắc của mỗi người. Vì lẽ đó mà tình cảm gia đình đã chẳng còn xa lạ trong thơ ca Việt Nam từ muôn đời. Cũng như bao nhà thơ khác, Bằng Việt đã mạnh dạn bày tỏ tình cảm chân thành của mình với người bà đáng kính qua bài thơ “Bếp lửa”. Đây là một trong những bài thơ rất hay và cảm động về tình cảm bà cháu và những năm tháng sống bên bà mà khổ thơ thứ hai đã bày tỏ được những kí ức tuổi thơ năm lên bốn tuổi. Đọc thơ ta như được sưởi ấm cùng Bằng Việt hơi lửa ấm áp của tình người giàu ân nghĩa, cao đẹp.
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
………………………..……………
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
Bài thơ “Bếp lửa” được viết năm 1963 khi ấy Bằng Việt đang du học ngành luật ở nước ngoài. Bài thơ chính là lời tâm tình thủ thỉ nhẹ nhàng của đứa cháu ở nơi xa hướng về bà cũng nỗi nhớ quê hương, gia đình khắc khoải. Chiều sâu của nỗi nhớ nằm trong dòng kí ức của tuổi thơ và một tuổi thơ không mấy may mắn và rực rỡ là năm lên bốn tuổi:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”
Kí ức năm lên bốn tuổi hiện về trong hình ảnh của làn khói rồi khói hun. Đó là dấu ấn về cuộc sống của hai bà cháu trong những năm tháng ngày xưa ấy. Cũng trong hình ảnh làn khói mờ ảo là tình cảm khi tỏ, khi mờ, lúc da diết khi thì bâng khuâng. Tuổi thơ ấy không phải nhuộm một sắc hồng viên mãn mà là những ngày tháng của cái đói rình rập:
“Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”
Hình ảnh của bố – trụ cột gia đình hiện lên đầy xót xa: khô rạc ngựa gầy. Bố đang cố gắng gượng mình bươn trải cho cuộc sống gia đình nhưng có cố gắng đến mức héo mòn sức sống thì vẫn không đủ chăm lo chu toàn được cho cả gia đình. Dường như lời thơ đang hướng ta về với nạn đói năm 1945. Cái đói dai dẳng, đeo bám đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm, hàng nghìn người. Tuổi thơ ấy, nhà thơ đã phải chứng kiến một viễn cảnh nhuốm màu bi thương, khốn khổ. Đến đây giọng thơ như đang trĩu xuống làm nôn nao lòng người. Đọc thơ thôi sẽ một ai đó thấy nghẹn ngào và cũng sẽ có ai đó đã phải rơi lệ. Tất cả là một nỗi đau, một tuổi thơ thăng trầm chứ không náo nhiệt, vui nhộn như mọi người từng nghĩ. Phải chăng kí ức, kỉ niệm quá sâu đậm để đến tận bây giờ khi nghĩ đến chính nhà thơ cũng còn phải thấy nghẹn lòng:
“Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
Ngôn ngữ thơ mộc mạc đã lay động tâm can, khắc sâu vào lòng người về một quãng thời gian đầy khó khăn, nhọc nhằn. Mùi khói từ bếp lửa của bà đã khơi dậy trong lòng người cháu những năm tháng không thể nào quên. Nơi đây tuy khốn khó nhưng lại đầy ắp tình cảm yêu thương của bà:
“Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương
Dù da dẻ khô đi tấm lòng không hẹp lại
Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi
Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm”
Giọng thơ tha thiết, trìu mến, trầm lắng tác giả đã kể cho ta nghe về kỉ niệm năm lên bốn tuổi của mình cùng những hình ảnh không thể nào quên. Đọc thơ, có một chút nghẹn ngào pha thêm sự xót xa đau đớn.
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 4
Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đang ở nước ngoài, bài thơ gợi lại những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính trọng, biết ơn của cháu đối với bà, với gia đình, quê hương.
Hình ảnh bếp lửa như khơi dậy toàn bộ hình ảnh của một tuổi thơ đầy gian khổ, khó nhọc của tác giả bên người bà của mình. Có thể nói “bếp lửa’ đã khơi nguồn cảm xúc về bà, những kỉ niệm như sống dậy:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
“Đói mòn đói mỏi” là một câu thành ngữ, gợi về một cái đói kéo dài khiến con người ta kiệt quệ. Những vần thơ như một thước phim tái hiện khoảng thời gian ấu thơ của cháu có nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn, có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Bao kỉ niệm ùa về, lay động lòng người:
“Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”
Mùi khói bếp cay nồng như đọng lại, mới ngày hôm qua. Nó nhấn mạnh xoáy sâu vào tiềm thức nhà thơ. Đọc thơ mà ta cũng thấy cay cay nơi đầu mũi. Từ trong sương khói mịt mờ của tuổi nhi đồng, “bếp lửa” đã thổi bùng kỉ niệm của tuổi thiếu niên khi đất nước còn trong cảnh chiến tranh.
Chính mùi khói đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quyện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy sống mũi còn cay. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt?
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 5
Tình cảm gia đình mà một chủ đề lớn trong thơ văn Việt Nam, đã có rất nhiều cây bút tài năng, nhiều tác phẩm xuất sắc viết về gia đình – nguồn cội, chốn yêu thương trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta từng xúc động trước tình cảm của ông Sáu và bé Thu trong Chiếc lược ngà, từng rung động trước tấm lòng người mẹ trong Con cò của Chế Lan Viên, và chắc hẳn chúng ta cũng không thể nào quên được hình ảnh một người bà tận tụy, sớm hôm tảo tần, vì con vì cháu, giàu tình yêu thương trong Bếp lửa của Bằng Việt. Bài thơ viết về bà, về những kí ức tuổi thơ gian khó nhưng ấm áp bên bà, đặc biệt trong khổ thơ thứ 2, tác giả đã tái hiện đầy xúc động về những ngày tháng sống bên bà:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn còn cay!”
Khi trưởng thành, những kỉ niệm về những ngày tháng sống bên bà vẫn là những kí ức đẹp đẽ, là “hành trang” ấm áp, giá trị nhất mà người cháu luôn mang theo bên mình.
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”
Kí ức năm lên bốn tuổi vẫn còn đó, mùi khói của bếp lửa đã mở ra những kỉ niệm về tuổi thơ gian khó và cả những nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Mùi khói của bếp lửa hay vị yêu thương được hun đúc từng ngày khi cháu bên bà.
Trong những năm tháng ấy, bên bếp lửa cháu cùng bà sẻ chia những bữa cơm nghèo, mùi khói hun vương vấn trong kí ức tuổi thơ cơ cực mà ấm áp. Mùi khói không biết tự bao giờ trở nên quen thuộc, trở thành một phần không thể thiếu của tuổi thơ cháu. Tuổi thơ của người cháu tuy không nhuốm sắc hồng viên mãn của sự đủ đầy nhưng vẫn đầy niềm vui khi được sống trong tình yêu thương và che chở của người bà kính mến.
“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”
Một hiện thực trần trụi của những năm tháng tuổi thơ được tái hiện bằng lời thơ trần thuật đầy tinh tế. Hai câu thơ chỉ với 16 tiếng mà đã mở ra cả bầu không khí đói khổ, cùng cực của người dân lúc bấy giờ. Trong nạn đói, ai cũng rơi vào cảnh khốn cùng, ngôi làng nhỏ của tác giả phải chịu đói, chịu lầm than trước sự tàn phá của lũ giặc cướp nước “đói mòn”, “đói mỏi”. Bố mưu sinh chăm lo cho gia đình, bươn chải ngày ngày đến héo mòn ” khô rạc ngựa gầy”. Cái đói, cái nghèo dai dẳng của quê hương đã in sâu trong tâm trí tác giả khi còn là một cậu bé “lên bốn”. Đọc đến những câu thơ thực ấy, khiến ai cũng ngậm ngùi, xót xa bởi những thăng trầm nơi làng quê năm ấy, đồng cảm với những nhọc nhằn, vất vả của bao người lao động nghèo cơ cực, khốn khó.
Nhớ về những năm tháng xưa, lòng nhà thơ như nghẹn lại:
“Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
Những kí ức in đậm trong tâm trí khiến người cháu như cảm nhận trọn vẹn hương vị cay nồng quen thuộc của mùi khói để giờ đây khi nghĩ lại mọi cảm xúc như vỡ òa khiến “sống mũi còn cay”. Bao kỉ niệm yêu thương bên bà và cả những xót xa, cay đắng của cuộc sống cơ cực, đói khổ vẫn còn vẹn nguyên.
Bằng bút pháp tả, kể kết hợp với biểu cảm, ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị nhưng giàu sức gợi, chỉ với năm câu thơ ngắn thôi mà tác giả đã lay động tâm can người đọc. Mùi khói từ bếp lửa, từ bàn tay gầy guộc mà bà nhen nhóm đã khơi dậy trong lòng cháu bao nhiêu tình cảm thiết tha, hồn hậu mà đẹp đẽ. Đọc khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung, ta càng thêm yêu, thêm quý quê hương mình, chút gì đó nghẹn ngào, xúc động và tự hào về những người bà một đời tần tảo bên cháu con:
“Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương
Dù da dẻ khô đi tấm lòng không hẹp lại
Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi
Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm”
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 6
Chiến tranh dai dẳng đã đem lại bao mất mát, đau thương. Kí ức về những năm tháng kinh hoàng ấy vẫn còn ám ảnh con người đến tận ngày hôm nay. Nhà thơ Bằng Việt cũng đã nhắc đến chủ đề này qua khổ thứ hai của thi phẩm “Bếp lửa”. Đoạn trích tuy chỉ vỏn vẹn năm câu nhưng cũng phần nào cho độc giả thấy được hoàn cảnh khó khăn, cơ cực mà người nông dân Việt Nam phải trải qua trong những năm 45 của thế kỉ XX.
Trước tiên, người đọc được đến với kí ức của nhân vật trữ tình về năm tháng tuổi thơ cơ cực:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”
Nếu như ở khổ thơ thứ nhất, tác giả đã giới thiệu đến người đọc về hình tượng bếp lửa thân thuộc, gần gũi thì đến khổ thơ này, “mùi khói” lại hiện hữu và gắn liền với kí ức của đứa cháu nhỏ. Đó là những buổi sớm cùng bà ngồi nhóm bếp, là kỉ niệm về những bữa cơm đạm bạc. Mùi khói bếp ấy tượng trưng cho tuổi thơ cơ cực, khó khăn nhưng vô cùng ấm áp bên bà.
Tiếp tục đến những câu thơ tiếp theo. Người đọc lại được theo dòng kí ức của nhân vật để ngược lại về nạn đói kinh hoàng năm 1945:
“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy”
Cụm từ “đói mòn đói mỏi” đã vạch ra sự thật trần trụi của cả một xã hội lúc bây giờ. Cái đói, cái khổ không chỉ là nỗi ám ảnh của riêng tác giả mà còn là kí ức kinh hoàng của toàn bộ dân tộc Việt Nam nói chung. Sự kiện ấy đã gây ra bao lầm than, cứa sâu vào nỗi đau trong lòng con người. Ở đây, hình ảnh người bố xuất hiện như một minh chứng rõ ràng cho nạn nhân của cái đói, cái khổ. Vì nghèo, cha mẹ phải gửi con ở với bà để đi lao động kiếm sống. Người cha làm công việc tay chân, vất vả đến “khô rạc ngựa gầy”. Chỉ bốn chữ ngắn gọn thôi nhưng lại ẩn chứa bao xót xa, cay đắng cho số phận của biết bao người lao động nghèo trong xã hội bấy giờ. Chính những kí ức kinh hoàng đã hằn sâu vào tâm trí đứa trẻ bốn tuổi cũng như rất nhiều thế hệ người dân Việt Nam, mãi không thể xóa nhòa.
Để rồi sau khi nhớ lại những kỉ niệm đau thương ấy, cảm xúc của người cháu càng nghẹn ngào, xót xa:
“Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
Trong những buổi sớm mai cùng bà ngồi nhóm bếp, đứa cháu nhỏ đã quen với mùi khói. Nhân vật trữ tình cảm nhận được trọn vẹn cái nồng từ làn khói bếp. Vì những kí ức khắc sâu, đến tận bây giờ, mỗi khi nghĩ lại, người cháu vẫn thấy “sống mũi còn cay”. Đó vừa là cái cay do khói từ bếp củi, vừa là sự xúc động không thể kìm nén khi nhớ lại hoàn cảnh của bao con người trong những năm tháng đói khổ. Nhưng bên cạnh đó, đứa cháu nhỏ vẫn còn tình yêu thương và sự bao bọc của bà. Chính điều này đã tạo nên sức mạnh để hai bà cháu vượt qua hoàn cảnh bi thảm khi xưa.
Bằng lời thơ giản dị, chân thực cùng những hình ảnh giàu sức gợi, Bằng Việt đã thành công tái hiện bức tranh hiện thực tàn khốc của xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XX. Ông còn làm nổi bật sức mạnh của tình cảm gia đình, tình yêu thương, đùm bọc giữa hai bà cháu. Qua đó, độc giả càng thêm xót xa cho những con người lao động nghèo khổ. Đồng thời, thêm trân quý những giá trị đẹp đẽ mà tác giả muốn truyền tải.
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 7
Tình cảm gia đình là một đề tài lớn trong thơ ca Việt Nam, đã có biết bao tác giả tài hoa, tác phẩm đặc sắc viết về gia đình – cội nguồn, nơi chứa đựng yêu thương trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta đã từng xúc động trước tình cảm của ông Sáu và bé Thu trong Chiếc lược ngà, đã từng xúc động trước tấm lòng của một người mẹ trong Con cò của Chế Lan Viên và chắc chắn chúng ta sẽ không bao giờ quên được hình ảnh của bà. Bà tận tụy, tận tụy sớm hôm vì con cháu, giàu tình yêu thương trong Bếp lửa của Bằng Việt. Bài thơ nói về bà, về những kỉ niệm tuổi thơ gian khó nhưng ấm áp bên bà, đặc biệt ở khổ thơ thứ hai tác giả xúc động kể về những ngày tháng được ở bên bà:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn còn cay!”
Khi lớn lên, ký ức về những ngày sống bên bà vẫn là những kỷ niệm đẹp, là “hành trang” ấm áp và quý giá nhất mà người cháu luôn mang theo bên mình.
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”
Kỉ niệm bốn tuổi vẫn còn đó, mùi khói bếp lửa đã mở ra biết bao kỉ niệm tuổi thơ khó phai mờ. Mùi khói bếp hay hương vị yêu thương hun đúc từng ngày khi bên em.
Những năm tháng ấy, bên bếp lửa, tôi và đứa cháu chia nhau những bữa cơm nghèo, hương khói phảng phất trong ký ức tuổi thơ ấm áp nhưng khó khăn. Hương khói tự lúc nào không quen, trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ tôi. Tuổi thơ của đứa trẻ tuy không trải đầy hoa hồng nhưng vẫn ngập tràn niềm vui khi được sống trong tình yêu thương, chăm sóc của người bà kính yêu.
“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”
Một hiện thực trần trụi của những năm tháng tuổi thơ được tái hiện qua lời thơ tự sự tinh tế. Hai câu thơ vỏn vẹn 16 tiếng nhưng đã mở ra toàn bộ không khí nghèo khổ, lầm than của người dân lúc bấy giờ. Trong nạn đói, mọi người đều rơi vào cảnh nghèo đói, ngôi làng nhỏ của tác giả phải chịu cảnh đói khổ trước sự tàn phá của bọn “giặc đói”. Bà mưu sinh lo cho gia đình, vất vả từng ngày để “phơi ngựa gầy”. Cái đói, cái nghèo dai dẳng của quê hương đã in sâu vào tâm trí tác giả khi còn là một cậu bé “lên bốn”. Đọc những vần thơ chân thực ấy, khiến ai cũng bùi ngùi, tiếc thương cho những thăng trầm ở làng quê năm ấy, đồng cảm với những vất vả, nhọc nhằn của biết bao người lao động nghèo, cơ cực.
Nhớ về năm xưa, lòng nhà thơ nghẹn ngào:
“Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
Những ký ức in đậm trong tâm trí khiến người cháu như cảm nhận trọn vẹn hương vị cay nồng quen thuộc của làn khói, để rồi giờ nghĩ lại, mọi cảm xúc như vỡ òa, khiến “sống mũi vẫn cay cay”. Bao kỉ niệm thân thương với bà và cả những cay đắng, đắng cay của cuộc đời cơ cực, bất hạnh vẫn còn nguyên vẹn.
Với lối viết miêu tả, kết hợp với biểu cảm, ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị nhưng tràn đầy sức truyền cảm, chỉ với năm câu thơ ngắn tác giả đã làm rung động trái tim người đọc. Mùi khói từ bếp lửa, từ bàn tay gầy guộc mà cô nhóm lửa đã khơi dậy trong lòng tôi biết bao tình cảm nồng nàn, nhân hậu và đẹp đẽ. Đọc khổ thơ nói riêng và cả bài thơ nói chung, ta càng thêm yêu mến, biết ơn quê hương, có chút nghẹn ngào, xúc động và tự hào về những người bà đã suốt đời ở bên con cháu:
“Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương
Dù da dẻ khô đi tấm lòng không hẹp lại
Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi
Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm”
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 8
Trong cuộc đời, ai cũng có cho mình những kỉ niệm về một thời tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những gì thiêng liêng và thân thiết nhất, chúng có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có một kỷ niệm đặc biệt, đó là những năm tháng sống bên bà, cùng bà thắp lên ngọn lửa thân thương. Không chỉ vậy, điều in đậm trong tâm trí Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Ta có thể cảm nhận được điều đó qua bài thơ Lò sưởi của bà.
Qua dòng hồi ức, chiêm nghiệm của người cháu xa xứ, bài thơ gợi lại những kỉ niệm cảm động về tình mẫu tử, đồng thời bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn đối với bà, với gia đình và với quê hương.
Hình ảnh bếp lửa dường như gợi lên toàn bộ hình ảnh về một tuổi thơ gian khổ, khó khăn của tác giả với người bà của mình. Có thể nói “bếp lửa” đã khơi dậy những cảm xúc về bà, những kỉ niệm sống dậy:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
“Đói mòn đói mỏi” là thành ngữ, chỉ tình trạng đói khát kéo dài khiến con người kiệt sức. Những vần thơ như một thước phim miêu tả về thời thơ ấu đầy gian khổ, thiếu thốn, gian khổ, chịu bóng đen khủng khiếp của nạn đói năm 1945. Biết bao kỉ niệm ùa về, lay động lòng người:
“Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”
Mùi khói bếp cay nồng như còn vương vấn, mới hôm qua thôi. Nó nhấn mạnh vào sâu trong tiềm thức của nhà thơ. Đọc thơ ta cũng thấy cay cay nơi chóp mũi. Từ sương khói tuổi thơ, “bếp lửa” thổi bùng bao kỉ niệm tuổi thanh xuân khi đất nước còn chiến tranh.
Chính mùi khói đã xua đi mùi chết chóc ở mọi ngóc ngách. Cũng chính mùi khói ấy đã hòa quyện và níu kéo tâm hồn đứa trẻ. Dù cho năm tháng có trôi đi thì những kỉ niệm ấy cũng sẽ để lại trong lòng người cháu một ấn tượng nào đó, để rồi khi nghĩ lại, sống mũi của ông vẫn cay cay. Là mùi khói làm cay mắt đứa cháu hay chính tấm lòng của người bà đã khiến đứa cháu không cầm được nước mắt?
Hình ảnh người cha – trụ cột của gia đình hiện lên đầy ngậm ngùi: con ngựa khô gầy. Bố đã rất cố gắng để lo cho cuộc sống gia đình, nhưng dù bố có cố gắng đến đâu thì sức sống của bố vẫn không đủ để lo cho cả gia đình. Dường như lời bài hát đang hướng chúng ta về nạn đói năm 1945. Nạn đói dai dẳng đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm, hàng nghìn người. Trong tuổi thơ ấy, nhà thơ đã phải chứng kiến một khung cảnh nhuốm màu buồn đau. Đến đây, giọng thơ như chìm xuống, khiến người ta buồn nôn. Đọc thơ thôi cũng có người nghẹn ngào, có người bật khóc. Tất cả chỉ là một nỗi đau, một tuổi thơ thăng trầm chứ không hề thú vị, vui vẻ như người ta tưởng. Phải chăng những kỉ niệm, những kỉ niệm sâu đậm đến nỗi đến bây giờ nghĩ lại chính nhà thơ vẫn phải nghẹn ngào:
“Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
Ngôn ngữ thơ giản dị đã lay động lòng người và khắc sâu trong lòng mọi người về một thời đầy khó khăn, gian khổ. Hương khói từ bếp lửa của bà đã khơi dậy trong lòng ông bà những năm tháng khó quên. Nơi đây gian khó nhưng chan chứa tình bà:
Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương
Dù da dẻ khô đi tấm lòng không hẹp lại
Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi
Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm”
Giọng thơ tha thiết, tình cảm, trầm lắng của tác giả đã kể cho ta nghe về kỉ niệm tuổi lên bốn với những hình ảnh khó quên. Đọc bài thơ, một chút nghẹn ngào xen lẫn bùi ngùi.
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 9
Tình yêu thương, lòng biết ơn và ký ức tuổi thơ luôn là hành trang quý giá nâng bước chân ta vào đời. Ai cũng có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc trong vòng tay che chở của mẹ, sự ấm áp của tình cha. Nhưng, cuộc sống của chúng ta sẽ trọn vẹn và giàu ý nghĩa hơn nếu tuổi thơ chúng ta có một người bà để yêu quý bà và được bà yêu quý.
Bắt nguồn từ cảm xúc ấy, bài thơ Bếp lửa được sáng tác, khi nhà thơ Bằng Việt còn là sinh viên đang du học tại Liên Xô. Bài thơ là nỗi nhớ nhung về người bà yêu quý với những kỷ niệm của tuổi thơ. Nỗi nhớ khơi nguồn cho những dòng hồi tưởng, mở ra một loạt ký ức yêu thương về một thời thơ ấu qua khổ thơ thứ 2 của tác phẩm.
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Bốn tuổi là lứa tuổi còn chưa đi mẫu giáo, nhưng trong trí khôn non nớt mới hình thành, cháu đã có bà trong tâm trí. Mùi khói vừa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ. Đó là mùi khói bếp cay cay, hay đó là hơi hướng thân thuộc của bà?
Chao ôi, tuổi thơ của cháu thật nhiều ý nghĩa vì được sống bên bà, dù tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói 1945. Nhưng câu thơ đầy ám ảnh:
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Cụm từ đói mòn đói mỏi không chỉ khắc sâu cảnh gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn mà còn nhấn mạnh sự chịu đựng bền bỉ của con người. Hình dạng chú ngựa khô rạc còm cõi, tội nghiệp, dễ khiến ta hình dung đến vẻ hốc hác, trầm lặng, khắc khổ của người đánh xe. Hình ảnh chú ngựa gầy giơ xương đã nói lên tất cả. Sức ngựa đã mòn, hẳn sinh lực con người cũng rất tệ.
Cháu nhớ hết, nhưng tại sao lại chỉ nhớ khói? :
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Sức trai tráng của bố dường như cạn kiệt, huống chi bà già yếu, mong manh? Có lẽ bà tiều tụy nhiều lắm, thương lắm, chịu đựng lắm! Tác giả không kể ra những nhọc nhằn, kham khổ. Chỉ biết ký ức ấy không bao giờ phai nhạt, đến nỗi nghĩ lại còn đau xót ngậm ngùi. Có thể hình dung trong gia đình ba thế hệ ấy, bà là người mong manh nhất nhưng mạnh mẽ nhất, quan trọng nhất. Dường như bà không gục ngã, thì con cháu cũng không thể gục ngã. Bà của cháu nhẫn nại, kiên cường biết bao!
Bài thơ sáng tác khi tác giả đang học ở Liên Xô, nơi có nhiều bếp ga, bếp điện. Nhưng người cháu không quên bếp lửa quê nhà. Nhớ đến bếp lửa là nhớ đến bà. Nhớ đến bà là nhớ đến quê hương, nguồn cội. Nhớ quê hương nơi xứ lạ, đó chính là tình yêu Tổ Quốc! Có thể nói, trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, bà là Tổ Quốc, bà là Quê hương! Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu thương , gắn bó với gia đình, quê hương. Cũng là khởi đầu của tình yêu đất nước, con người.
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 10
Bài thơ Bếp lửa được sáng tác vào năm 1963 khi Bằng Việt đang đi du học ở nước ngoài. Đây là một trong những sáng tác đầu tay của ông nhưng ngay từ khi vừa mới ra đời cho đến nay “Bếp lửa” vẫn luôn có một vị trí riêng trong nền thi ca Việt Nam. Bài thơ được in trong tập “Hương cây – Bếp lửa” vào năm 1968. Đây cũng được xem như là một trong những thi phẩm hay nhất về tình bà cháu trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Bố cục bài thơ đi theo mạch cảm xúc từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỷ niệm đến những suy ngẫm sâu xa. Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh bếp lửa, gợi về những hồi tưởng trong quá khứ để từ đó người cháu trưởng thành hơn, biết suy ngẫm hơn, thấu hiểu bà hơn để rồi gửi nỗi nhớ mong được gặp bà trong tình cảnh xa cách.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa quen thuộc của làng quê Việt Nam để từ đó gợi nhắc người cháu nhớ về bà. Trong khổ thơ tiếp theo là những ký ức về năm tháng cháu được sống bên bà. Hằn sâu là kỷ niệm của người cháu khi lên bốn tuổi:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói, hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”
Đoạn thơ vừa là ký ức về một tuổi thơ gian khổ của cháu vừa gợi nhắc về nạn đói khủng khiếp năm bốn lăm. Những câu thơ làm ta nhớ đến: “Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” trong “Vợ nhặt” của Kim Lân. Và người cháu đã lớn lên trong tình cảnh như thế.
Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” cùng với hình ảnh tả thực “khô rạc ngựa gầy” đã diễn tả vô cùng chân thực tình cảnh đói khổ, mệt mỏi, kiệt cùng sức lực mà nạn đói đã lấy đi của những con người trong thời kỳ đó. Thế nhưng, còn hơn cả cái đói, cái nghèo, hình ảnh mà người cháu nhớ nhất là khói – khói của những bếp lửa bập bùng, của những kỷ niệm về năm tháng đói khổ, cơ cực mà cháu đã cùng bà trải qua. Và dẫu cho năm tháng đó có trôi qua từ rất lâu thì những ký ức đó cho đến giờ vẫn khiến cháu cay xè khóe mắt khi nhớ tới.
Vẫn là hình ảnh bếp lửa, bếp lửa mờ mờ khói nhưng đã khơi lên biết bao cảm xúc chân thật, bao tình cảm, bao nhớ thương và cả những giọt nước mắt nơi người đọc. Thơ là phải đi từ trái tim đến trái tim và tôi tin rằng những câu thơ này của Bằng Việt đã làm được điều đó.
Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi vừa mới ra đời cho đến tận hôm nay “Bếp lửa” vẫn luôn có chỗ đứng riêng của nó. Bằng những hình ảnh chân thực cùng tất cả tình cảm chân thành Bằng Việt đã thật sự chạm đến trái tim người đọc qua từng câu, từng chữ của mình.
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 11
Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ những năm 60 của thế kỉ XX. Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Thơ ông toát lên vẻ đẹp trong sáng mượt mà “như những bức tranh lụa”; rất đằm thắm và sâu sắc khi viết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, tuổi học trò, tình cảm gia đình…
Bài thơ “Bếp lửa” là một trong các bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho đặc điểm thơ, phong cách nghệ thuật và sự nghiệp cầm bút của ông. Tác phẩm được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành luật bên Liên Xô, là tập thơ đầu tay của Bằng Việt, sau được đưa vào tuyển tập “Hương cây – Bếp lửa” cùng với Lưu Quang vũ. Qua bài thơ người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu bình dị, sâu sắc, cảm động và rất đỗi thiêng liêng, rất đáng trân trọng.
Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Điều đó được gợi ra qua hình ảnh bếp lửa quê hương và hình ảnh người bà. Từ đó mà người cháu (chính là Bằng Việt) bộc lộ nỗi nhớ về những kỉ niệm thời ấu thơ và được sống trong sự yêu thương, chăm sóc của bà. Đồng thời thể hiện niềm biết ơn, sự kính trọng của người cháu đối với người bà, đối với gia đình, đối với quê hương, đất nước.
Nhắc đến tuổi thơ, có lẽ trong mỗi chúng ta luôn thường trực nghĩ tới những năm tháng hồn nhiên, tinh khôi, trong trẻo khi được sống trong sự đủ đầy cả về vật chất và tình cảm yêu thương của cha mẹ, người thân. Nhưng với những thế hệ như lớp nhà thơ Bằng Việt thì điều đó làm sao có được khi họ phải sống trong những năm tháng bom rơi đạn lạc chiến tranh, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc.
Vì thế, khi nhớ về thời ấu thơ, những kỉ niệm trong kí ức như một thước phim quay chậm lần lượt hiện về trong tâm trí của Bằng Việt với biết bao nhiêu là sự thiệt thòi, gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn. Kỉ niệm ấy là khi lên bốn tuổi:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” gợi tả cái đói kéo dài làm cho mệt mỏi, rã rời và kiệt sức. Vì thế, cái đói đã khiến cho ngựa cũng trở nên gầy rạc, hình ảnh người bố đánh xe chắc chắn cũng khô héo, tiều tụy, xanh xao…tất cả đã khiến cho người đọc dâng lên một nỗi niềm xót xa khi nhớ tới nạn đói khủng khiếp đến rợn người năm Ất Dậu 1945 năm nào. Khi ấy, cháu ở cùng bà và đã cùng bà nhóm lửa, khói bếp tỏa ra đã làm cho nhèm mắt, “nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.
Làn khói đã in đậm, in sâu trong tâm trí của người cháu hay đó chính là nỗi cơ cực, vất vả của cái nghèo, cái đói, của chiến tranh loạn lạc trong tuổi ấu thơ của người cháu. Những câu thơ được viết lên bằng những tình cảm chân thực nên chan chứa nước mắt và dày đặc làn khói. Giọng thơ trầm xuống thấm thía một nỗi buồn cơ cực đến xót xa khi dòng hoài niệm tuổi thơ dâng đầy trong lòng thi sĩ khiến “sống mũi còn cay”.
Khổ thứ 2 trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là một đoạn thơ dạt dào cảm xúc, thể hiện độc đáo qua giọng điệu tâm tình, thiết tha; nhịp điệu thơ linh hoạt, khiến cho lời thơ với hoài niệm nhớ thương cứ tràn ra, dâng lên, mỗi lúc thêm nồng nàn, ấm nóng. Từ đó, khiến cho người đọc cảm thấy thật thấm thía, xúc động trước nỗi nhớ nhung da diết về những kỉ niệm ấu thơ của người cháu và cả tấm chân tình của nhà thơ đối với người bà kính yêu.
Qua đó, chúng ta càng cảm thấy yêu, càng cảm thấy trân trọng hơn tình cảm đối với gia đình, với quê hương, đất nước. Từ đó, ta mới thấm thía hết được lời bài hát của nhạc sĩ Trung Quân, thật ý nghĩa biết chừng nào:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người…
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 12
Tình cảm gia đình mà một chủ đề lớn trong thơ văn Việt Nam, đã có rất nhiều cây bút tài năng, nhiều tác phẩm xuất sắc viết về gia đình- nguồn cội, chốn yêu thương trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta từng xúc động trước tình cảm của ông Sáu và bé Thu trong Chiếc lược ngà, từng rung động trước tấm lòng người mẹ trong Con cò của Chế Lan Viên, và chắc hẳn chúng ta cũng không thể nào quên được hình ảnh một người bà tận tụy, sớm hôm tảo tần, vì con vì cháu, giàu tình yêu thương trong Bếp lửa của Bằng Việt.
Bài thơ viết về bà, về những kí ức tuổi thơ gian khó nhưng ấm áp bên bà, đặc biệt trong khổ thơ thứ 2, tác giả đã tái hiện đầy xúc động về những ngày tháng sống bên bà:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn còn cay!”
Khi trưởng thành, những kỉ niệm về những ngày tháng sống bên bà vẫn là những kí ức đẹp đẽ, là “hành trang” ấm áp, giá trị nhất mà người cháu luôn mang theo bên mình.
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”
Kí ức năm lên bốn tuổi vẫn còn đó, mùi khói của bếp lửa đã mở ra những kỉ niệm về tuổi thơ gian khó và cả những nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Mùi khói của bếp lửa hay vị yêu thương được hun đúc từng ngày khi cháu bên bà.
Trong những năm tháng ấy, bên bếp lửa cháu cùng bà sẻ chia những bữa cơm nghèo, mùi khói hun vương vấn trong kí ức tuổi thơ cơ cực mà ấm áp. Mùi khói không biết tự bao giờ trở nên quen thuộc, trở thành một phần không thể thiếu của tuổi thơ cháu. Tuổi thơ của người cháu tuy không nhuốm sắc hồng viên mãn của sự đủ đầy nhưng vẫn đầy niềm vui khi được sống trong tình yêu thương và che chở của người bà kính mến.
“ Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”
Một hiện thực trần trụi của những năm tháng tuổi thơ được tái hiện bằng lời thơ trần thuật đầy tinh tế. Hai câu thơ chỉ với 16 tiếng mà đã mở ra cả bầu không khí đói khổ, cùng cực của người dân lúc bấy giờ. Trong nạn đói, ai cũng rơi vào cảnh khốn cùng, ngôi làng nhỏ của tác giả phải chịu đói, chịu lầm than trước sự tàn phá của lũ giặc cướp nước “đói mòn”, “đói mỏi”.
Bố mưu sinh chăm lo cho gia đình, bươn chải ngày ngày đến héo mòn ” khô rạc ngựa gầy”. Cái đói, cái nghèo dai dẳng của quê hương đã in sâu trong tâm trí tác giả khi còn là một cậu bé “lên bốn”. Đọc đến những câu thơ thực ấy, khiến ai cũng ngậm ngùi, xót xa bởi những thăng trầm nơi làng quê năm ấy, đồng cảm với những nhọc nhằn, vất vả của bao người lao động nghèo cơ cực, khốn khó.
Nhớ về những năm tháng xưa, lòng nhà thơ như nghẹn lại:
“Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
Những kí ức in đậm trong tâm trí khiến người cháu như cảm nhận trọn vẹn hương vị cay nồng quen thuộc của mùi khói để giờ đây khi nghĩ lại mọi cảm xúc như vỡ òa khiến “sống mũi còn cay”. Bao kỉ niệm yêu thương bên bà và cả những xót xa, cay đắng của cuộc sống cơ cực, đói khổ vẫn còn vẹn nguyên.
Bằng bút pháp tả, kể kết hợp với biểu cảm, ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị nhưng giàu sức gợi, chỉ với năm câu thơ ngắn thôi mà tác giả đã lay động tâm can người đọc. Mùi khói từ bếp lửa, từ bàn tay gầy guộc mà bà nhen nhóm đã khơi dậy trong lòng cháu bao nhiêu tình cảm thiết tha, hồn hậu mà đẹp đẽ. Đọc khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung, ta càng thêm yêu, thêm quý quê hương mình, chút gì đó nghẹn ngào, xúc động và tự hào về những người bà một đời tần tảo bên cháu con:
“Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương
Dù da dẻ khô đi tấm lòng không hẹp lại
Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi
Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm”
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 13
Nhà thơ Bằng Việt sinh ngày 15/06/1941, quê ông thuộc xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội. Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông là cây bút tài năng có nhiều đóng góp cho nền thi ca của dân tộc. Sự nghiệp sáng tác của ông phong phú và dồi dào với rất nhiều các tác phẩm có giá trị. Thơ Bằng Việt thiết tha, mượt mà và trong trẻo. Nhiều áng thơ đã khai thác tối đa những kỷ niệm cùng mơ ước của tuổi trẻ.
Bài thơ Bếp Lửa được sáng tác vào năm 1963 khi Bằng Việt 19 tuổi và đang đi du học Liên Xô. Trong nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ người bà của mình da diết, những ý thơ tự nhiên ngọt ngào và bình dị ấy cứ tuôn chảy để rồi tạo nên một thi phẩm đặc sắc. Bếp lửa đã gợi lên những kỉ niệm đầy xúc động về tình cảm bà cháu, về những năm tháng nhọc nhằn trong kí ức của nhà thơ, từ đó khéo léo bộc lộ tình yêu quê hương đất nước.
Hình ảnh về bếp lửa quê nhà đã khơi nguồn cảm xúc cho thấy đó là những kỉ niệm quen thuộc, gần gũi, thân thương. Trong cái khoảnh khắc nhớ nhà, nhớ quê hương da diết nơi phương xa, trong lòng Bằng Việt lại trào dâng một tình yêu thương vô hạn với người bà của mình. Khổ thơ thứ 2 là dòng hồi tưởng của Bằng Việt về những năm tháng sống bên bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói, hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”
Những câu thơ dung dị, nhẹ nhàng như lời thủ thỉ tâm tình. Câu chuyện tuổi thơ với nhiều kỉ niệm cùng bà như được giãi bày bởi lối kể tự nhiên. Câu chuyện tuổi thơ ấy không chỉ có bà Tiên, có phép màu, mà còn là hình ảnh về bà và bếp lửa yêu thương. Đến đây, chúng ta thấy xúc động biết bao.
Trong cái nạn đói ghê rợn của năm 1945, những ngày nghèo đói, vất vả thì chính bà là người đã gắn bó với nhà thơ, xua bớt đi cái không khí của nạn đói ấy. Mùi khói bếp đã trở thành một phần kí ức của đứa cháu nhỏ. Đứa trẻ lên 4 ấy đã sống trong tình yêu thương, che chở của bà. Ngọt ngào ký ức đan quyện mùi khói – kí ức có bà, có mái bếp ấm nồng tình thân.
Với câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”, người đọc mới nhận thấy sự thiếu thốn khó khăn thời điểm bấy giờ. Tất cả những kí ức ấy còn sống mãi, hiển hiện trong kí ức của đứa cháu 4 tuổi và của cả người con xa nhà. Những kí ức ấy dù năm tháng trôi qua có ít nhiều làm vơi đầy kỉ niệm, nhưng khi nghĩ lại thì sống mũi vẫn còn cay. Ở đây, là nhớ nhung, là kí ức về mùi khói làm cay mắt cháu hay chính là tấm lòng của người bà dành cho cháu khiến người cháu rưng rưng xúc động?
Bài thơ chính là những kí ức của tác giả bên người bà kính yêu của mình. Bài thơ đã giúp người đọc thấm thía được nỗi nhớ nhung da diết của nhà thơ phương xa về người bà, về quê hương yêu dấu. Từ đó giúp chúng ta trân trọng, yêu thương hơn tình cảm với gia đình, với người thân.
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 14
Những kỉ niệm tuổi ấu thơ ai mà chẳng có. Tế Hanh có “con sông xanh biếc” với những người bạn bè bơi lội, vui đùa. Giang Nam có “thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường”. Nguyễn Duy có một sân “chơi đáo, chơi vòng” của bạn bè cùng lứa, có tuổi thơ thả hồn với đồng ruộng. Bằng Việt cũng có một tuổi thơ da diết vọng về với hình ảnh người bà thân yêu. Chính tình cảm bà cháu thân thương, ấm áp đã đan dệt thành một bài thơ đầy xúc động và khơi gợi nhiều ý nghĩa. Đó là bài thơ “Bếp lửa”.
Khi nhớ về quê hương, người ta thường nhớ về những kỉ niệm gắn bó với làng quê có con sông xanh biếc, cây đa, bến nước, sân đình… Những dòng hồi tưởng của Bằng Việt lại bắt đầu từ hình ảnh thân thương về bếp lửa, khổ thơ đầu mở ra không gian trong hoài niệm:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”
Từ láy tượng hình “chờn vờn” giúp ta hình dung ánh lửa hồng khi mờ khi tỏ trong sớm mai, gợi về cái mờ nhòa của kí ức theo thời gian. Người cháu xa nhà không thể nào quên được bếp lửa bình dị, thân quen. Không chỉ thấy cái “chờn vờn” của ngọn lửa mà cháu còn cảm nhận được cái hơi ấm của màu than đỏ đang “ấp iu nồng đượm”. Từ láy “ấp iu” vừa diễn tả chính xác công việc nhóm lửa vừa gợi bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và tấm lòng chăm chút của người nhóm bếp. Tình cảm trào dậy một cách tự nhiên:
“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”
“Nắng mưa” là hình ảnh ẩn dụ quen thuộc gợi ra bao vất vả, nhọc nhằn, thăng trầm trong cuộc đời bà để nuôi cháu khôn lớn. Chữ “thương” được dùng thật đắt qua vần thơ cảm thán đã gói trọn bao cảm xúc của cháu dành cho bà. Từ đây bà và bếp lửa là hai hình ảnh sóng đôi, đi suốt dọc bài thơ và theo cả nỗi nhớ của người cháu.
Trong khổ thơ thứ 2, từ bếp lửa nhớ về người nhóm lửa, ký ức đưa người cháu trở về những năm lên bốn tuổi:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”
Tuổi thơ của cháu không phải là vòm trời cổ tích cao rộng với những phép màu diệu kì của ông Bụt, bà Tiên. Tuổi thơ của cháu thật nhọc nhằn, quen mùi khói bếp nhà nghèo và có bóng đêm ghê rợ của nạn đói năm 45. Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” diễn tả cái đói triền miên, dai dẳng, cái đói vắt kiệt sinh lực của biết bao nhiêu con người.
Người bố đi đánh xe với con ngựa gầy, tất cả trong mùi khói hun đến nghẹt thở, nao lòng cả tuổi thơ. Nghĩ mà thương tuổi thơ gian khó, nghĩ mà cồn cào một nỗi nhớ thương bà. Cái cay nồng mà người cháu cảm nhận được không phải là mùi khói bếp mà đó chính là dư vị tuổi thơ ám ảnh trong tâm thức bỗng trỗi dậy mạnh mẽ. Năm tháng qua đi nhưng nó đã trở thành vết thương lòng đâu dễ nguôi ngoai.
Bài thơ đã sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Trong 2 khổ thơ đầu có sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận, giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu. Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa thầm kín: Những gì là thân thiết nhất với tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời.
“Tác phẩm là kết tinh tâm hồn người sáng tác”. Bài thơ “Bếp lửa” đã thể hiện được tất cả tình yêu thương của Bằng Việt đối với người bà kính yêu của mình. Chính tình cảm bà cháu thiêng liêng ấm áp đã đan dệt thành một bài thơ xúc động và mang nhiều ý nghĩa.
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 15
Quê hương, gia đình, làng xóm là những kỉ niệm đẹp đẽ, bình dị và thân thuộc với những ai xa quê. Đối với nhà thơ Tế Hanh, quê hương là làng chài ven biển “nước bao vây cách biển nửa ngày sông”; với nhà thơ Đỗ Trung Quân thì “Quê hương là chùm khế ngọt”, “là con diều biếc”… Nhưng riêng với Bằng Việt, quê hương của ông gợi về bằng một hình ảnh rất quen thuộc, bình dị, mộc mạc – Bếp lửa. Ra đời năm 1963, bài thơ “Bếp lửa” còn là những dòng cảm xúc nói lên lòng kính yêu với bà và niềm nhớ mong về bà của tác giả.
Trong bài thơ có hai hình ảnh nổi bật, gắn bó mật thiết với nhau, vừa tách bạch, vừa nhòe lẫn trong nhau,tỏa sáng bên nhau. Đó là hình ảnh người bà và bếp lửa. Vì sao trong dòng hồi tưởng và suy nghĩ của nhà thơ, hai hình ảnh ấy lại luôn gắn bó, song hành, đồng hiện? Vì bà luôn hiện diện cùng bếp lửa. Bên bếp lửa là bóng hình bà. Bà nhóm bếp lửa mỗi sáng, mỗi chiều và suốt cả cuộc đời trong từng cảnh ngộ: từ những ngày khó khăn gian khổ đến lúc bình yên.
Bếp lửa còn là biểu tượng giàu ý nghĩa: nó là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc, và yêu thương của người bà dành cho cháu con. Bếp lửa là tình bà ấm nồng. Bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với bao vất vả, cực nhọc đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên sự sống, niềm vui, tình yêu thương, niềm tin, và hi vọng cho cháu con, cho mọi người.
Trong khổ thơ thứ nhất, hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh một bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà. Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh“bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ. “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai.
Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”,thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”. Từ láy“chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến dáng hình bập bùng, chập chờn của ngọn lửa trong kí ức. Từ láy “ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.
Rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy tình yêu thương: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Tình thương tràn đầy của cháu đã được bộc lộ một cách trực tiếp và giản dị. Đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng, một sự thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà.
Theo dòng hồi tưởng ấy, Bằng Việt trở về với những năm tháng tuổi thơ thiếu thốn, nhọc nhằn ám đầy mùi khói :
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.
Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Hơn hai triệu người dân Việt Nam chết đói vì chính sách cai trị dã man của giặc Nhật, giặc Pháp. Người sống thì “dật dờ như những bóng ma”. Cái đói cơ hồ đã ám ảnh trong văn chương Việt Nam một thời, đói đến nỗi phải ăn đất sét (trong văn Ngô Tất Tố), những trăn trở về miếng ăn luôn dằn vặt trang viết của Nam Cao… Đến nỗi nhà thơ Chế Lan Viên đã từng tổng kết trong một câu thơ đau đớn: “Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ”.
Hình ảnh “bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” cũng phần nào diễn tả được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình tác giả trong cái khốn khó chung của những người lao động. “Đói mòn đói mỏi”, “khô rạc ngựa gầy”- những chi tiết thơ đậm chất hiện thực đã tái hiện lại hình ảnh xóm làng xơ xác,tiêu điều cùng những con người tiều tụy, vật lộn mưu sinh. Không trải qua cái đói quay, đói quắt thì Bằng Việt chẳng thể viết được những câu thơ chân thực đến thế!
Ấn tượng nhất đối với cháu trong những năm đói khổ là mùi khói bếp của bà – mùi khói đã hun nhèm mắt cháu để đến bây giờ nghĩ lại “sống mũi còn cay”. Cái cay vì khói bếp của cậu bé bốn tuổi và cái cay bởi xúc động của người cháu đã trưởng thành khi nhớ về bà hòa quyện.Quá khứ và hiện tại đồng hiện trên những dòng thơ. Điều này cho thấy, mùi khói bếp của bà có sức ám ảnh, làm lay động cả thể chất và tâm hồn cháu.
Trong 2 khổ thơ đầu, Bằng Việt đã sáng tạo hình tượng “bếp lửa” vừa mang ý nghĩa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Giọng điệu tâm tình trầm lắng, giàu chất suy tư đã làm say lòng người đọc. Và bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt như một triết lí thầm kín. Những gì đẹp đẽ của tuổi thơ đáng được trân trọng và nó sẽ nâng đỡ con người suốt hánh trình dài rộng của cuộc đời. Bằng Việt đã thể hiện lòng yêu thương, biết ơn bà sâu sắc. Lòng biết ơn chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương, đất nước khi đã đi xa.
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 16
Tình cảm gia đình vốn là một mảng đề tài lớn trong thơ ca, văn học Việt Nam, đã có rất nhiều tác giả tài năng và những tác phẩm xuất sắc viết về gia đình – cội nguồn và vị trí của tình yêu thương trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta đã từng xúc động trước tình cảm của anh Sáu và bé Thu trong Chiếc lược ngà, từng xúc động về tấm lòng người mẹ trong Con cò của Chế Lan Viên và chắc hẳn chúng ta sẽ không bao giờ quên được hình ảnh một người. Bà luôn tận tụy, sớm hôm vì con cháu, giàu tình yêu thương trong Bếp lửa Bằng Việt. Bài thơ viết về bà, về những kỉ niệm tuổi thơ gian khó nhưng ấm áp với bà, đặc biệt ở khổ thơ thứ hai tác giả đã xúc động kể về những ngày sống bên bà:
“Khi tôi bốn tuổi, tôi đã quen với mùi khói.
Năm đó là năm đói khát
Bố đi ô tô con ngựa khô gầy.
Chỉ nhớ làn khói trong mắt tôi
Nghĩ lại, sống mũi tôi vẫn còn cay cay! ”
Khi trưởng thành, ký ức về những tháng ngày sống bên bà vẫn là những kỷ niệm đẹp, là “hành trang” ấm áp và quý giá nhất mà người cháu luôn mang theo bên mình.
“Khi tôi bốn tuổi, tôi đã quen với mùi khói.”
Kỉ niệm năm bốn tuổi vẫn còn đó, mùi khói bếp lửa đã mở ra những kỉ niệm về tuổi thơ gian khó và cả những nỗi nhớ khôn nguôi. Mùi khói lửa hay hương vị tình yêu được hun đúc ngày nào khi ở bên bà.
Những năm tháng ấy, bên bếp lửa, tôi và cháu cùng chia nhau những bữa cơm nghèo, mùi khói vương vấn trong ký ức tuổi thơ khốn khó nhưng ấm áp. Mùi khói tự bao giờ đã trở nên quen thuộc, trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của tôi. Tuổi thơ của đứa cháu tuy không tràn ngập màu hồng nhưng vẫn ngập tràn niềm vui khi cháu được sống trong tình yêu thương, đùm bọc của người bà kính yêu.
“Năm đó là năm chết đói
Bố cưỡi cỗ khô với con ngựa gầy guộc ”.
Một hiện thực trần trụi của những năm tháng tuổi thơ được tái hiện qua lời thơ trần thuật tinh tế. Hai câu thơ vỏn vẹn 16 tiếng nhưng đã mở ra toàn bộ không khí đói nghèo, khốn khó của người dân lúc bấy giờ. Trong cơn đói kém, ai cũng lâm vào cảnh bần cùng, xóm nhỏ của tác giả phải chịu cảnh đói khát, xót xa trước sự tàn phá của lũ giặc cướp “chết đói”. Bố kiếm sống để lo cho gia đình, ngày ngày vất vả “ngựa khô gầy guộc”. Cái đói, cái nghèo dai dẳng của quê hương đã in sâu vào tâm trí tác giả khi còn là một cậu bé “lên bốn”. Đọc những câu thơ tả thực ấy, khiến ai cũng bùi ngùi, xót xa cho những thăng trầm ở làng quê năm ấy, đồng cảm với nỗi vất vả, nhọc nhằn của biết bao người lao động nghèo khổ, cơ cực.
Nhớ về năm xưa, lòng nhà thơ như nghẹn lại:
“Chỉ nhớ làn khói trong mắt em
Nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn cay cay ”.
Những kỷ niệm in sâu vào tâm trí khiến người cháu như cảm nhận được trọn vẹn hương khói cay nồng quen thuộc, để bây giờ nghĩ lại, mọi cảm xúc như vỡ òa khiến “sống mũi vẫn cay cay”. Bao kỷ niệm thân thương với bà và cả những đắng cay của kiếp sống khốn khó, đói khổ vẫn còn nguyên vẹn.
Với lối viết miêu tả, kết hợp với biểu cảm, ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị nhưng đầy sức gợi, chỉ với năm câu thơ ngắn ngủi, tác giả đã làm rung động trái tim người đọc. Mùi khói từ bếp lửa, từ bàn tay gầy guộc mà chị nhen nhóm đã khơi dậy trong lòng tôi biết bao tình cảm nồng nàn, nhân hậu và cao đẹp. Đọc khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung, ta càng thêm yêu và trân trọng quê hương đất nước, có chút gì đó nghẹn ngào, xúc động và tự hào về những người bà đã cả một đời tảo tần cho con cháu:
“Càng già đôi mắt càng chứa chan tình yêu thương”.
Dù da khô nhưng lòng không co.
Giàu lòng kiên nhẫn, cô ấy vẫn còn hy vọng
Chỉ một vài từ nữa mỗi ngày. “
Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa- Mẫu 17
Có một thời gian khổ mà ta không thể nào quên. Có những người đã gắn bó với tuổi thơ chúng ta, trở thành kỉ niệm, mang theo bao tình thương nỗi nhớ sâu nặng trong lòng ta. Ba khổ thơ đầu bài Bếp lửa của Bằng Việt với hình ảnh người bà đã đem đến cho ta cảm xúc và nỗi niềm bâng khuâng ấy:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
…
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa
Đây là phần đầu bài thơ Bếp lửa nói lên những kỉ niệm sâu sắc tuổi thơ với bao tình thương nhớ bà của đứa cháu đi xa.
Tràn ngập bài thơ, đoạn thơ là một tình thương nhớ mênh mông, bồi hồi. Ba câu thơ đầu nói lên hai nỗi nhớ: nhớ bếp lửa, nhớ thương bà. Bếp lửa “chờn vờn sương sớm “gắn bó với mỗi gia đình Việt Nam, với sự tần tảo chịu thương chịu khó của bà. Bếp lửa “ấp iu nồng đượm” đã được nhen nhóm bằng sự nâng niu, ôm ấp của tình thương. Nhớ bếp lửa là nhớ đến bà “biết mấy nắng mưa”, trải qua nhiều vất vả, khó nhọc. Điệp ngữ “một bếp lửa” kết hợp với câu cảm thán làm cho giọng thơ bồi hồi xúc động:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Khổ thơ thứ hai nói về kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm buồn khó quên: “năm đói mòn đói mỏi”, “khô rạc ngựa gầy “, “khói hun nhèm mắt cháu”, “sống mũi còn cay”. Bằng Việt sinh năm 1941, năm nhà thơ lên 4 tuổi, là cuối năm 1944 đầu năm 1945, nạn chết đói kinh khủng đã xảy ra, hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Đó là kỉ niệm về “mùi khói”, về “khói hun”, một cảnh đời nghèo khổ gắn liền với bếp lửa gia đình trước Cách mạng. Vần thơ là tiếng lòng thời thơ ấu gian khổ, rất chân thực cảm động:
Lên bốn tuổi, cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn, đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
“Nghĩ lại đến giờ” đó là năm 1963, đã 19 năm trôi qua, mà đứa cháu vẫn cảm thấy “sống mũi còn cay!”. Kỉ niệm buồn, vết thương lòng, khó quên là vậy! Khổ thơ thứ ba nói về việc nhóm lửa suốt một thời gian dài 8 năm của hai bà cháu. Có tiếng chim tu hú kêu gọi mùa lúa chín trên những cánh đồng quê. Tiếng chim tu hú, những chuyện kể của bà về Huế thân yêu đã trở thành kỉ niệm.
“Tu hú kêu… “, “khi tu hú kêu… “, ” tiếng tu hú”…, cái âm thanh đồng quê thân thuộc ấy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần càng trở nên tha thiết bồi hồi. Đó là tiếng vọng thời gian năm tháng của kỉ niệm về gia đình (bếp lửa), về quê hương (tiếng chim tu hú) yêu thương. Cháu thầm hỏi bà hay tự hỏi lòng mình về một thời xa vắng:
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
“Cháu cùng bà nhóm lửa “, nhóm lửa của sự sống, nhóm ngọn lửa của tình thương. Tám năm ấy, đất nước có chiến tranh “Mẹ cùng cha bận công tác không về”, cháu ở cùng bà, cháu lớn lên trong tình thương và sự chăm sóc nuôi dưỡng của bà. Hai câu thơ 16 chữ mà chữ bà, chữ cháu đã chiếm đúng một nửa. Ngôn từ đã hội tụ tất cả tình thương của bà dành cho cháu. Một tình thương ấp ủ, chở che:
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm. bà chăm cháu học.
Hay nhất, hàm súc nhất là từ ngữ: “cháu ở cùng bà”, “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm”. Vai trò người bà trong mỗi gia đình Việt Nam thật vô cùng to lớn. Năm tháng đã trôi qua thế mà bà vẫn “khó nhọc” vất vả “nhóm bếp lửa”. Nghĩ về ngọn lửa hồng của bếp lửa, nghĩ về tiếng chim tu hú gọi bầy, đứa cháu gọi nhắn thiết tha chim tu hú “kêu chi hoài”. Câu thơ cảm thán và câu hỏi tu từ diễn tả nỗi thương nhớ bà bồi hồi tha thiết. Cảm xúc cứ trào lên:
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Năm chữ “nghĩ thương bà khó nhọc” nói lên lòng biết ơn bà của đứa cháu đã và đang mang nặng trong trái tim mình tình thương của bà dành cho.
Đoạn thơ đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ và dào dạt cảm xúc. Cháu thương nhớ và biết ơn bà không bao giờ quên. Bằng thể thơ tự do 8 từ (có xen 7 từ), tác giả đã tạo nên một giọng thơ thiết tha, chất thơ trong sáng truyển cảm, hình tượng đẹp. Bếp lửa, tiếng chim tu hú, người bà là 3 hình tượng hòa quyện trong tâm hồn đứa cháu xa quê, ở đây, tình thương nhớ bà gắn liền với tình yêu quê hương. Câu thơ của Bằng Việt có một sức lay, sức gợi ghê gớm!
Trên đây là nội dung bài học Phân tích khổ 2 bài thơ Bếp lửa (17 mẫu) do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập
- Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa (20 mẫu)
- Cảm nhận khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa (18 mẫu)
- Cảm nhận về bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt (13 mẫu)
- Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa (15 mẫu)
- Phân tích ba khổ cuối bài thơ Bếp lửa (10 mẫu)
- Phân tích khổ 4 bài thơ Bếp lửa (12 mẫu)
- Phân tích khổ 3 bài thơ Bếp lửa (19 mẫu)
- Phân tích khổ 1 bài thơ Bếp lửa (17 mẫu)
- Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay (25 mẫu)
- Rừng là lá phổi xanh của nhân loại. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên (5 mẫu)
- Bạo lực học đường đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên (51 mẫu)
- Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán (25 mẫu)
- Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình (9 mẫu)
- Phân tích Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi lớp 9 hay nhất (17 mẫu)