Học TậpLớp 4Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức

Bài 12: Nhà phát minh 6 tuổi trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống

Khởi động

Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc được nghe kể. 

Hướng dẫn giải:

Bạn đang xem: Bài 12: Nhà phát minh 6 tuổi trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống

Em nhớ lại hoặc tìm đọc qua sách vở, báo chí, internet,… câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học và chia sẻ với bạn.

Lời giải:

Albert Einstein (1879 – 1955) là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại, người khai sinh ra “Thuyết tương đối”. Ông cùng với Newton chính là 2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đại.

Thế nhưng khi còn nhỏ, Einstein không hề có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là phát triển trí tuệ rất chậm. Năm 4 tuổi, ông vẫn chưa biết nói, cha của Einstein đã tìm mọi cách để giúp con mình phát triển như những đứa trẻ khác.

Trong thời gian đi học, sức học của Einstein rất kém, đuối hơn nhiều so với các bạn bè khác. Thầy Hiệu trưởng trường Einstein theo học cũng quả quyết với cha cậu rằng “thằng bé này mai sau lớn lên sẽ chẳng làm được gì đâu”.


Những lời giễu cợt và sự trêu đùa ác ý của mọi người xung quanh khiến cho cậu bé Einstein rất buồn tủi. Cậu trở nên sợ phải đến trường, sợ phải đối mặt với các thầy cô và bạn bè. Cậu cũng cho rằng mình đúng là đứa trẻ ngốc nghếch thật sự.

Thế nhưng nhờ sự động viên rất lớn của mẹ – một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và có học vấn cao, trí tuệ Einstein phát triển nhanh chóng, cậu bé còn dần khắc phục được tính tự ti và trở nên lạc quan, vui vẻ.

Einstein rất hay nêu ra những câu hỏi lạ lùng, thậm chí có phần quái dị, chẳng hạn như: Tại sao kim nam châm lại chỉ về hướng Nam? Thời gian là gì? Không gian là gì?… Mọi người đều cho rằng cậu bé này là người đầu óc có vấn đề.

Nhưng họ không ngờ rằng, chính những câu hỏi có vấn đề ấy của cậu bé đã giúp Einstein có được thành công sau này.

Bài đọc

NHÀ PHÁT MINH 6 TUỔI

Ma-ri-a sinh ra trong một gia đình sáu đời có người là giáo sư đại học. Cô bé rất thích quan sát. Hồi cô 6 tuổi, có lần, gia đình tổ chức bữa tiệc. Cô bé nhận thấy một điều lạ: Mỗi lần gia nhân bưng trà lên, tách đựng trà thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rót ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại. Ma-ri-a nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao. Thế là cô lặng lẽ rời khỏi phòng khách.

Cô bé vào bếp, lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm đi làm lại thí nghiệm. Cuối cùng cô cũng hiểu ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên. Lúc ấy, Ma-ri-a chợt thấy cha đang vào bếp. Cô liền nói với cha phát hiện của mình. Cha cô hết sức vui mừng. Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phòng khách, hân hoan nói: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!”.

Về sau, Ma-ri-a trở thành giáo sư nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ. Năm 1963, bà vinh dự được tặng Giải thưởng Nô-ben Vật lí. 

(Theo Gương hiếu học của 100 danh nhân đoạt giải Nô-ben)

Từ ngữ

– Gia tộc: tập hợp gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống.

– Giải thưởng Nô-ben: giải thưởng quốc tế mang tên nhà khoa học Nô-ben, được trao thưởng hằng năm (bắt đầu từ năm 1901) cho những cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực vật lí, hoá học, y học, văn học, kinh tế và hoà bình.

Câu 1

1. Điều lạ mà cô bé Ma-ri-a quan sát được khi gia nhân bưng trà lên là gì? 

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ câu văn thứ 4 và 5 trong đoạn 1 của bài đọc để tìm ra đáp án đúng.

Cô bé nhận thấy một điều lạ: Mỗi lần gia nhân bưng trà lên, tách đựng trà thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rót ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại.

Lời giải:

Điều lạ mà cô bé Ma-ri-a quan sát được khi gia nhân bưng trà lên là: Mỗi lần gia nhân bưng trà lên, tách đựng trà thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rót ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại. 

Câu 2

2. Tìm trong bài đọc các thông tin về việc làm thí nghiệm của Ma-ri-a. 

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ đoạn 2 của bài đọc để tìm các thông tin về việc thí nghiệm của Ma-ri-a. 

Lời giải:

– Địa điểm thí nghiệm: bếp

– Dụng cụ thí nghiệm: một bộ đồ trà

– Mục đích làm thí nghiệm: để giải thích vì sao khi nước trà rót ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại.

Câu 3

3. Câu trả lời Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là gì? 

Hướng dẫn giải:

Em đọc câu văn thứ 2 trong đoạn 2 của bài đọc để tìm câu trả lời.

Cuối cùng cô cũng hiểu ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên.

Lời giải:

Câu trả lời Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên. 

Câu 4

4. Câu nói của người cha: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” thể hiện điều gì? 

Hướng dẫn giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

Câu nói của người cha: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” là một lời khen dành cho Ma-ri-a, công nhận và khích lệ Ma-ri-a thực sự là cô bé tài năng, thông minh thiên bẩm và rất tinh tường khi phát hiện ra những hiện tượng vật lí xung quanh mình. 

Câu 5

5. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ma-ri-a. 

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ bài đọc và nêu cảm nhận của mình về nhân vật Ma-ri-a. 

Lời giải:

Nhân vật Ma-ri-a là một cô bé rất thông minh và tinh tường khi có thể hiểu và tự mình làm một thí nghiệm khi mới 6 tuổi. Cô có lòng ham học hỏi, mong muốn khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống. Chính vì vậy mà sau này Ma-ri-a trở thành giáo sư  của nhiều trường đại học và là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel. 

Luyện tập

Câu 1: 

1. Tìm trong bài đọc Nhà phát minh 6 tuổi những từ có chứa tiếng “gia”, nêu nghĩa của những từ đó. 

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ bài đọc để tìm ra những từ có tiếng “gia” và giải nghĩa từ đó. 

Lời giải:

– Gia đình: là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và/hoặc quan hệ giáo dục. 

– Gia nhân: người làm việc vặt trong gia đình dưới chế độ cũ.

– Gia tộc: tập hợp gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống

Câu 2

2. Chuyển câu sử dụng dấu ngoặc kép sau đây thành câu sử dụng dấu gạch ngang.

Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phòng khách, hân hoan nói: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!”.

Hướng dẫn giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phòng khách và hân hoan nói:

– Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt 4 – Kết nối tri thức

5/5 - (2 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button