Học TậpLớp 10Vật Lí 10 Cánh Diều

Bài 3. Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian trang 28, 29, 30, 31, 32 Vật Lí 10 Cánh diều | SGK Vật Lí 10 – Cánh diều

Mời các em theo dõi nội dung bài học hôm nay Bài 3. Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian trang 28, 29, 30, 31, 32 Vật Lí 10 Cánh diều | SGK Vật Lí 10 – Cánh diều


Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau 6,0 s đạt vận tốc 18 m/s. Tính độ lớn gia tốc của ô tô. Người lái xe ô tô hãm phanh để xe giảm tốc độ từ 23 m/s đến 11 m/s trong 20 s. Một người lái ô tô đang đi với tốc độ ổn định trên đường cao tốc, chợt nhìn thấy tín. Từ độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng. Bảng 1.2 liệt kê một số giá trị vậ tốc của người đi xe máy trong quá trình tốc độ dọc.

Bạn đang xem: Bài 3. Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian trang 28, 29, 30, 31, 32 Vật Lí 10 Cánh diều | SGK Vật Lí 10 – Cánh diều

Câu hỏi tr 29

1. Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Câu 1. Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau 6,0 s đạt vận tốc 18 m/s. Tính độ lớn gia tốc của ô tô.

Hướng dẫn giải:

Biểu thức tính độ lớn của gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

Trong đó:

+ \(\Delta v\): độ thay đổi vận tốc (m/s); \(\Delta v = \left| {{v_2} – {v_1}} \right|\)

+ \(\Delta t\): thời gian (s)

+ a: gia tốc (m/s2 )

Lời giải:

Gia tốc của ô tô là:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{18 – 0}}{6} = 3(m/{s^2})\)

Câu 2. Người lái xe ô tô hãm phanh để xe giảm tốc độ từ 23 m/s đến 11 m/s trong 20 s. Tính độ lớn của gia tốc.

Hướng dẫn giải:

Biểu thức tính độ lớn của gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

Trong đó:

+ \(\Delta v\): độ thay đổi vận tốc (m/s); \(\Delta v = \left| {{v_2} – {v_1}} \right|\)

+ \(\Delta t\): thời gian (s)

+ a: gia tốc (m/s2 )

Lời giải:

Gia tốc của ô tô là:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{\left| {11 – 23} \right|}}{{20}} = 0,6(m/{s^2})\)

2. Luyện tập

Trong một cuộc thi chạy, từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc 5,0 m/s trong 2,0 giây đầu tiên. Tính vận tốc của vận động viên sau 2,0 s.

Hướng dẫn giải:

Biểu thức tính độ thay đổi vận tốc:

\(\Delta v = a.\Delta t\)

Trong đó:

+ \(\Delta v\): độ thay đổi vận tốc (m/s); \(\Delta v = \left| {{v_2} – {v_1}} \right|\)

+ \(\Delta t\): thời gian (s)

+ a: gia tốc (m/s2 )

Lời giải:

Ta có:

a = 5 m/s2

\(\Delta t = 2\)s

v1 = 0 m/s

Độ thay đổi vận tốc của vận động viên là:

 \(\Delta v = a.\Delta t = 5.2 = 10(m/s)\)

=> Vận tốc của vận động viên sau 2 s là: 10 – 0 = 10 m/s

Câu hỏi tr 30

1. Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Một người lái ô tô đang đi với tốc độ ổn định trên đường cao tốc, chợt nhìn thấy tín hiệu báo có nguy hiểm ở phía trước nên dần dần giảm tốc độ. Ô tô tiến thêm một đoạn thì người này thấy một tai nạn đã xảy ra và phanh gấp để dừng lại. Vẽ phác đồ thị vận tốc – thời gian để biểu diễn chuyển động của ô tô này.

Lời giải:

 

2. Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Từ độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng trên hình 1.3, hình nào tương ứng với mỗi phát biểu sau đây?

1. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.

2. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.

3. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.

4. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình vẽ

Lời giải:

1 – d

2 – b

3 – a

4 – c

Câu hỏi tr 31

Bảng 1.2 liệt kê một số giá trị vận tốc của người đi xe máy trong quá trình tốc độ dọc theo một con đường thẳng.

 

a) Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian cho chuyển động này.

b) Từ những số đo trong bảng, hãy suy nghĩ gia tốc của người đi xe máy trong 10 s đầu tiên.

c) Kiểm tra kết quả tính được của bạn bằng cách tìm độ dốc của đồ thị trong 10 s đầu tiên.

d) Xác định gia tốc của người đi xe máy trong thời gian 15 s cuối cùng.

e) Sử dụng đồ thị để tìm tổng quãng đường đã đi trong quá trình thử tốc độ.

 Hướng dẫn giải:

– Biểu thức tính gia tốc: 

 \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

Trong đó:

+ \(\Delta v\): độ thay đổi vận tốc (m/s); \(\Delta v = \left| {{v_2} – {v_1}} \right|\)

+ \(\Delta t\): thời gian (s)

+ a: gia tốc (m/s)

– Độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian = gia tốc của chuyển động

Lời giải:

a)

 b)

Trong 10 s đầu tiên, ta có: 

+ \(\Delta v = 30(m/s)\)

+ \(\Delta t = 10(s)\)

=> Gia tốc của người đi xe máy trong 10 s đầu tiên là: 

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{30}}{{10}} = 3(m/{s^2})\)

c) Từ đồ thị ta có:

+ \(\Delta v = 30(m/s)\)

+ \(\Delta t = 10(s)\)

=> Độ dốc của người đi xe máy trong 10 s đầu tiên là: 

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{30}}{{10}} = 3(m/{s^2})\)

d) Trong 15 s cuối cùng, ta có:

+ \(\Delta v = 30(m/s)\)

+ \(\Delta t = 15(s)\)

=> Gia tốc của người đi xe máy trong 15 s cuối cùng là: 

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{30}}{{15}} = 2(m/{s^2})\)

e) Do vật không đổi chiều chuyển động nên độ dịch chuyển = quãng đường đi được = Diện tích đồ thị

+ Từ 0 – 10 s, quãng đường vật đi được là: \({S_1} = \frac{1}{2}.10.30 = 150(m)\)

+ Từ 10 – 15 s, quãng đường vật đi được là: \({S_2} = 30.5 = 150(m)\)

+ Từ 15 s – 20 s, quãng đường vật đi được là: \({S_3} = \frac{{(30 + 20).5}}{2} = 125(m)\)

+ Từ 20 s – 30 s, quãng đường vật đi được là: \({S_4} = \frac{{(30 + 20).10}}{2} = 250(m)\)

=> Tổng quãng đường vật đi được là: S = 150 + 150 + 125 + 250 = 675 (m).

Chú ý: 

+ Diện tích hình tam giác: S = 1/2. đáy. chiều cao

+ Diện tích hình chữ nhật: S = chiều dài . chiều rộng

+ Diện tích hình thang: S = (đáy lớn + đáy bé) . chiều cao / 2

Lí thuyết

>> Xem chi tiết: Lí thuyết Bài 3 Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian – Vật lí 10

Hy vọng với nội dung trong bài Bài 3. Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian trang 28, 29, 30, 31, 32 Vật Lí 10 Cánh diều | SGK Vật Lí 10 – Cánh diều

do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn để từ đó hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Vật Lí 10 Cánh Diều

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button