Học TậpLớp 4

Câu kể là gì? Phân loại các kiểu câu kể

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Phân loại các kiểu câu kể do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Câu kể là gì?

Khái niệm về câu kể các bạn học sinh đã được học trong sách tiếng Việt lớp 4. Câu kể được xem là kiến thức nền tảng không chỉ để học các kiến thức ngữ văn cao hơn mà còn để ứng dụng vào giao tiếp hằng ngày.

Câu kể còn có thể gọi theo một tên khác là câu trần thuật, đây là câu nhằm mục đích kể, tả lại hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. Đồng thời câu kể còn được dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư của mỗi người. Kết thúc một câu kể phải có một dấu chấm.

Bạn đang xem: Câu kể là gì? Phân loại các kiểu câu kể

Câu kể là một bộ phận để tạo thành một bài văn tự sự. Ngoài ra các kiểu văn miêu tả, biểu cảm hay nghị luận xã hội cũng có câu kể. Câu kể được sử dụng rất nhiều trong văn học và đời sống. Một câu kể có cấu trúc khá đơn giản. Một câu kể chuẩn sẽ có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.

Ví dụ về câu kể: Mùa xuân có khí hậu ấm áp. Vì vậy mùa xuân được xem là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc.

Câu kể là gì?
Câu kể là gì? 

Phân loại các kiểu câu kể

Dựa vào cấu trúc của câu kể, người ta chia câu kể thành 3 loại, đó là: Câu kể Ai là gì, câu kể Ai làm gì và câu kể Ai thế nào. Vậy mỗi loại câu này có tác dụng gì và chúng được dùng trong những trường hợp cụ thể nào?

Câu kể Ai là gì?

Câu kể Ai là gì trong tiếng Việt lớp 4 được định nghĩa là câu trần thuật dùng để thuật lại một sự vật sự việc. Câu kể Ai là gì có 2 bộ phận chính đó là chủ ngữ và vị ngữ. Phần chủ ngữ là phần trả lời cho câu hỏi ai/ cái gì/ con gì. Còn bộ phận vị ngữ là để trả lời cho câu hỏi là gì/ là ai/ là cái gì/ là con gì.

Tác dụng của câu kể Ai là gì là dùng để giới thiệu về một người, một sự vật, sự việc. Bên cạnh đó câu trần thuật Ai là gì còn được dùng để nêu một nhận định chính xác về điều gì đó.

Trong câu kể Ai là gì hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ thường được nối với nhau bằng từ “là”. Thành phần vị ngữ của câu kể sẽ bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ để hoàn thiện câu trần thuật. Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì là danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.

Ví dụ về đặt câu kể Ai là gì:

– Em gái tôi là một cô bé rất đáng yêu.

– Tôi là con út trong gia đình.

– Chiếc xe kia là quà sinh nhật mẹ tặng cho tôi.

– Chú cún con này là người bạn thân thiết của em.

Câu kể Ai làm gì?

Câu trần thuật Ai làm gì có kết cấu gồm 2 thành phần. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi ai/ cái gì/ con gì; vị ngữ trả lời cho câu hỏi làm gì. Câu kể dạng Ai làm gì được dùng để tường thuật lại hành động của người hoặc vật một cách đơn giản nhất.

Như vậy, chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì là danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành, còn vị ngữ của câu sẽ là động từ hoặc cụm động từ để miêu tả hành vi, hoạt động.

Ví dụ về câu kể Ai làm gì:

– Chúng tôi đang tập trung giải câu đố này.

– Chị gái em đang nấu cơm dưới bếp, mẹ em đi chợ, còn bố em đi đón ông bà lên thăm.

– Những chú chim bay lượn trên bầu trời.

Câu kể Ai thế nào?

Với câu kể Ai thế nào có bộ phận chủ ngữ trả lời cho câu hỏi ai/ cái gì/ con gì và vị ngữ trả lời cho câu hỏi thế nào. Câu kể Ai thế nào là gì? Kiểu câu này được dùng khi bạn muốn nêu lên đặc điểm, tính chất, trạng thái của người, sự vật, sự việc một cách cụ thể.

Từ vai trò của câu kể Ai thế nào chúng ta có thể suy ra được chủ ngữ là danh từ hoặc cụm danh từ. Đồng thời vị ngữ của câu sẽ là tính từ, cụm tính từ hoặc cụm động từ tạo thành.

Ví dụ về câu Ai thế nào:

– Bạn Nam là một người rất siêng năng.

– Trời hôm nay nhiều mây.

– Càng lên trên cao, nhiệt độ không khí càng giảm xuống.

– Trái sầu riêng chín thơm phức.

Phân loại các kiểu câu kể
Phân loại các kiểu câu kể

Bài tập vận dụng về câu kể

Câu 1: Đặt 3 câu kể Ai là gì với các từ gợi ý sau:

a, Tôi / học sinh

b, San hô / động vật

c, Hà Nội / Việt Nam

Trả lời:

a, Tôi là học sinh giỏi toàn diện.

b, San hô là động vật.

c, Hà Nội là thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam.

Câu 2: Xác định kiểu câu kể của các câu dưới đây:

a, Hà là một cô bé ngoan.

b, Bác nông dân đang gặt lúa.

c, Trái Đất là hành tinh quay quanh Mặt Trời.

d, Cô giáo em rất hiền.

e, Tóc bà ngoại bạc trắng.

f, Em đang làm bài tập toán.

g, Thanh là thành viên trong đội tuyển học sinh giỏi.

Trả lời:

a, Là câu kể Ai là gì.

b, Là câu kể Ai làm gì.

c, Là câu kể Ai thế nào.

d, Là câu kể Ai thế nào.

e, Là câu kể Ai thế nào.

f, Là câu kể Ai làm gì.

g, Là câu kể Ai là gì

***

Trên đây là nội dung bài học Phân loại các kiểu câu kể do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (11 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button