Chiếc áo không làm nên thầy tu nghĩa là gì?
Mời các em theo dõi nội dung bài học về Chiếc áo không làm nên thầy tu nghĩa là gì? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Xã hội bây giờ, người ta xem trọng vẻ bề ngoài hơn tất cả. Nhiều người bị cái hào nhoáng đánh bại, bị nó câu dẫn và dụ hoặc để biến bản thân trở thành nô lệ. Để rồi cuối cùng nhận ra, chúng ta dường như đã sống vì những điều hư ảo quá nhiều.
Câu tục ngữ “Chiếc áo không làm nên thầy tu” không phải là một câu tục ngữ xa lạ với mọi người. Thậm chí là chúng ta cũng rất thường nghe nhắc đến nó. Mà đúng thật trong thời đại ngày nay, người ta rất xem trọng những “chiếc áo”.
Bạn đang xem: Chiếc áo không làm nên thầy tu nghĩa là gì?
Chiếc áo không làm nên thầy tu nghĩa là gì?
Dáng bên ngoài không đủ nhận định giá trị con người, đó cũng chính là đại ý của câu tục ngữ “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Thật buồn cười, người khoác lên người bộ áo nâu giản dị đã chắc gì là một thầy tu “chính hiệu”?
Khi một người khoác trên mình chiếc áo của tu sĩ, chúng ta cũng không thể khẳng định chắc họ là thầy tu vì thời đại bây giờ muốn mặc gì mà chẳng được. Ra chợ mua xấp vải mang ra tiệm may là xong, thậm chí chả cần ra chợ chi cho xa, ghé một cửa hàng bán pháp phục nào đó chọn cho mình một bộ vừa vặn rồi mặc vào người, tỉa tỉa tém tém cái mái tóc lại cho gọn một chút là có ngay hình tướng của một người tu.
Nhưng như vậy đã là người tu chưa? Nếu chỉ nhìn một người như vậy mà đánh giá họ là một tu sĩ và lên án khi họ có làm điều gì không phải thì mình sai lầm quá. Chắc hẳn là, chúng ta đã quá vội vàng khẳng định vì cái vẻ bề ngoài đâu nói lên được nhiều như thế.
Chỉ nhìn vẻ bề ngoài
Ở cái thời cách chúng ta hàng trăm năm đã có những câu chuyện cổ kể về bà tiên, ông bụt khoác lên người bộ áo rách rưới. Khi đó, những kẻ tham lam xấu tính sẽ tìm cách xua đuổi và không muốn dính dáng đến họ Bởi vì, kẻ xấu thường cho rằng những người trong như ăn mày kia sẽ chẳng thể đem lại cho mình bất kì một lợi ích nào cả. Thế là, những người mang nhiều phép màu lại bị bỏ qua một bên.
Các bạn thấy đấy, con người chúng ta từ xưa đã xem trọng vẻ bề ngoài rồi chứ đâu chờ đến ngày hôm nay. Đọc những câu chuyện trên báo, xem những video trên mạng internet, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh “chủ tịch giả vờ….và cái kết”. Những người giàu có thật sự rảnh rỗi bày trò giả nghèo giả khổ để thử lòng ai đó không?
Nói chung, người ta sẽ nhìn vào bộ trang phục bên ngoài, nhìn dáng vẻ, những món đồ giá trị trên người của bạn,…mà đánh giá. Đánh giá bạn thuộc tầng lớp nào và nên dùng thái độ gì để tiếp chuyện. Xã hội ngày nay người ta thường nhìn nhận một con người qua quần áo họ mặc, đồ dùng họ mang mà chẳng đoái hoài gì tới cách họ cư xử. Nếu chỉ đánh giá một người qua bề ngoài, thì sẽ không tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc.
Một phần của sự thật không phải sự thật
Không thể xác định tài đức của một người qua tướng mạo, cũng như không thể dùng đấu để đong đếm nước biển được. Liệu có phải khi không thể tự tin vào nội lực, người ta buộc phải gồng mình ở những lớp son diêm dúa và hào nhoáng bên ngoài?
Trong thế giới hiện đại, chúng ta luôn nhìn vào những điều mà người khác thể hiện ra bên ngoài để đánh giá về họ. Nhưng giá trị chân thực của một con người có phải nằm ở đó? Vẻ bề ngoài chỉ giống như lớp giấy bọc của một món quà, dù có đẹp và hoa mỹ tới mức nào cũng không thể thay thế được món quà và tâm ý của người tặng.
Những gì bạn thấy chưa chắc đã là toàn bộ câu chuyện. Hơn nữa, giá trị của một con người, điều đáng trân quý ở một con người cũng không nằm ở vẻ bề ngoài, những đánh giá chủ quan của chúng ta, mà nằm ở thế giới nội tâm, nằm ở nhân cách và đức hạnh của họ. Đừng bao giờ đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ dạy cho chúng ta bài học về cách nhìn thấu đáo về cuộc sống, cách chọn người chọn bạn mà chơi chứ không phải cứ sống và mù quáng chạy theo những hào nhoáng bề ngoài. Chỉ khi thực sự tiếp xúc làm việc bạn mới có khả năng và có quyền phán xét người đó như thế nào.
Câu chuyện ý nghĩa – Đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài liên quan đến thành ngữ ‘Chiếc áo không làm nên thầy tu’
Đức Phật và người phụ nữ quét rác
Khi nói về câu thành ngữ “chiếc áo không làm nên thầy tu” đã có câu chuyện kể rằng, ở thành Vệ Xá có một người phụ nữ làm nghề quét rác. Vì đặc thù công việc nên người bà thường rất dơ bẩn. Nhiều người nhìn thấy bà liền tỏ vẻ khó chịu, không muốn lại gần. Điều này khiến bà luôn buồn tủi cho số phận của mình.
Tuy nhiên, chỉ có Đức Phật Thích Ca là không tỏ ra phân biệt đối xử với bà, Ngài còn khuyến khích bà đến nghe thuyết Pháp, truyền dạy bà đạo lý để vượt qua những khổ ải trần gian.
Nhiều người thấy vậy đều bàn tán về cách hành xử của Đức Phật, thậm chí có người còn đến hỏi Đức Phật tại sao lại đi nói chuyện với người phụ nữ bẩn thỉu kia. Trong khi lúc nào người cũng nói những lời thanh bạch, dạy mọi người phải giữ cho mình thanh tịnh!
Đức Phật nghe xong liền giải thích, đấy là người phụ nữ đã quét dọn giúp cho thành Xá Vệ luôn được sạch sẽ. Có thể nói bà ấy đã cống hiến rất lớn cho xã hội. Hơn thế bà ấy còn là người khiêm tốn, ham học hỏi. Thế tại sao mọi người lại xa lánh bà ấy?
Đức Phật vừa nói xong, người phụ nữ ấy cũng tiến từ ngoài cửa vào với một diện mạo hoàn toàn khác, quần áo tinh tươm và sạch sẽ, không giống thường ngày. Trông bà thật giản dị và thiện lương.
Lúc này Đức Phật mới nói tiếp, người tự nhận mình sạch sẽ nhưng tâm lại kiêu ngạo, suy nghĩ dơ bẩn xấu xa. Hãy nhớ, bẩn thỉu bên ngoài thì dễ tẩy rửa, nhưng nếu trong tâm dơ bẩn thì khó mà thay đổi.
Mọi người nghe xong liền thấy vô cùng xấu hổ, từ đó về sau không còn dám cười nhạo thân phận của người khác nữa.
Câu chuyện trên như một cảnh tỉnh con người rằng, cuộc sống không một ai thập toàn thập mỹ, cũng như “một chiếc áo không làm nên thầy tu”. Tâm địa, phẩm chất của con người chắc chắn không thể đoán được qua hình dáng bên ngoài, qua lời nói hay cử chỉ.
Có những con người nói năng ngọt ngào, cư xử nhẹ nhàng trước mặt người khác nhưng sâu thẳm bên trong lại là một người dối trá, thâm hiểm. Thế nên đừng nhìn nhận một con người qua vẻ bề ngoài, mà phải cảm nhận tinh tế bằng trái tim. Nhìn sâu vào bản chất mới giúp được bản thân tránh khỏi những hành động đáng tiếc và hối hận.
Giới luật cũng là để sửa cái tâm
Nói về chuyện ăn thịt của Tế Công, thì vào thời Đức Phật Thích Ca cũng không chủ trương là giới cấm thịt; thời đó đi khất thực ai cho gì thì ăn nấy, và trong đó đôi khi còn có cả thịt. Mà Tế Công được cho là Hàng Long La Hán (một trong Thập Bát La Hán) chuyển sinh, ông từ lâu đã không còn chấp vào sắc vị, nên dù có ăn thịt thì thực ra cũng không cảm thấy gì.
Về vấn đề ‘phá giới’ này thì còn có một câu chuyện. Có một vị thiền sư kia dạy các đệ tử rất nghiêm khắc; bắt buộc các đệ tử phải duy trì giới luật. Nhưng bản thân ông lại không giữ giới; ông thường xuyên la cà quán xá ăn uống, trong đó có cả thịt. Chúng đệ tử thấy vậy mới không phục. Thiền sư biết được bèn mời các đệ tử ra ngoài ăn uống.
Sáng hôm sau, ông lại bảo các đệ tử lấy cuốc mang đến mộ đào xác chết lên và bảo các đệ tử ăn. Ai nhìn thấy cũng nôn mửa kinh sợ; vậy mà vị thiền sư vẫn ung dung cầm từng cái ăn như không.
Lúc này vị thiền sư mới nói: “Nếu các ngươi đã chứng được cảnh giới giải thoát vô phân biệt như ta thì các ngươi có thể ăn mặn thoải mái. Nhưng nếu vẫn chưa đạt được cảnh giới này thì nhất định phải tuân thủ giới luật một cách nghiêm khắc”.
Vừa nói xong thì nào mộ nào xác chết đều biến thành trái cây; thì ra là ông chỉ dùng công năng biến hóa đồ vật để thử lòng các đệ tử mà thôi.
Có thể nói, tu luyện kỵ nhất là hình thức, một chiếc áo không làm nên thầy tu. Một người dù có tỏ ra đạo mạo bao nhiêu nhưng chấp trước trong tâm không buông bỏ thì mãi vẫn chỉ là một người bình thường.
Trong cuộc sống cũng vậy, nhiều người xây dựng cho mình một vỏ bọc rất hoàn hảo; tưởng như họ là ‘thánh sống’. Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra; đến khi mọi chuyện vỡ lở thì thật khiến cho mọi người bàng hoàng.
Vì vậy, nhìn người nhất định phải nhìn vào tâm; một người tốt hay xấu cũng đừng vội phán xét qua vẻ bề ngoài của họ.
Bài học về nhận định sự việc cuộc sống qua hành động từ câu thành ngữ “Manh áo không làm nên thầy tu”
Câu thành ngữ “chiếc áo không làm nên thầy tu” hay “đừng trông mặt mà bắt hình dong” một lần nữa khẳng định, vẻ bề ngoài không bao giờ phản ánh được nhân cách một con người.
Bởi đôi khi đằng sau sự rách rưới, hôi hám, tồi tàn kia lại ẩn chứa một tâm hồn cao quý và đẹp đẽ. Có thể, trong xã hội hiện nay một số người vẫn còn mang ngoại hình và gia cảnh ra để phán xét, nhận định một cá nhân. Thế nhưng, nếu chỉ dựa vào hình dáng bên ngoài để phán xét người khác một cách dễ dàng thì đó là một điều không thỏa đáng.
Trong đời sống kinh tế có nhiều thay đổi, đồng tiền vẫn luôn có một vị thế đặc biệt. Sự giàu có hay nghèo khó luôn được đem ra cân-đo-đong-đếm. Tuy nhiên, hãy ngẫm lại câu “một chiếc áo không làm không nên thầy tu” để dừng lại ngay việc đánh so sánh, giá người khác qua vẻ bề ngoài giàu có hay nghèo khổ. Bởi lẽ một trái tim bao la, rộng lớn vẫn có thể được ẩn giấu dưới “tấm áo choàng” của khó nghèo.
Mỗi người sinh ra là một thực thể khác nhau, có cuộc sống khác nhau, nếu đã không thể giúp đỡ nhau, vậy hãy dành cho nhau một sự tôn trọng tối thiểu. Bởi đôi khi chỉ một lời đánh giá, một lời chế giễu của chúng ta cũng đã đủ giết chết một trái tim lương thiện.
Như vậy, với những triết lý sâu sắc được ẩn giấu bên trong câu thành ngữ “chiếc áo không làm nên thầy tu” hẳn đã giúp chúng ta rất nhiều trong việc nhìn nhận một con người. Vì thế, hãy là người biết quan sát và cảm nhận thấu đáo về con người và cuộc sống, không nên mù quáng chạy theo vẻ hào nhoáng bên ngoài. Đặc biệt, đừng vội vàng đánh giá người khác khi bạn chưa biết gì về họ.
Trên đây là nội dung bài học Chiếc áo không làm nên thầy tu nghĩa là gì? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập
- 1 Lunatic 1 Ice Pick là gì? Video gây án khiến cả thế giới phải rúng động
- 1001 Hình ảnh tình yêu hạnh phúc đẹp lãng mạn tặng lứa đôi
- 1001+ Hình ảnh có chữ buồn tâm trạng bạn gửi gắm nỗi lòng
- 109++ Hình ảnh chữ buồn đẹp về tình yêu, cuộc sống Hot nhất
- 51 câu đố Giáng sinh hay nhất
- 63 trò chơi dân gian ngày Tết hay nhất dành cho Thiếu nhi
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì? Các hình thức ẩn dụ
- Armadillo là con gì? Những điều thú vị về Armadillo