Công nghệ 10 Bài 12 Cánh diều: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng | Soạn Công nghệ 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Công nghệ lớp 10 Bài 12: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
Mở đầu trang 65 Công nghệ 10: Quan sát Hình 12.1 và mô tả những biểu hiện bất thường trên các bộ phận của cây trồng. Vì sao cây trồng lại có những biểu hiện như vậy?
Bạn đang xem: Công nghệ 10 Bài 12 Cánh diều: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng | Soạn Công nghệ 10
Trả lời:
– Những biểu hiện bất thường trên các bộ phận của cây trồng:
+ Hình A: lá bị úa vàng, bị thủng, rách do sâu ăn
+ Hình B: mốc, đốm đen
+ Hình C: quả bị sâu.
– Cây trồng lại có những biểu hiện như vậy vì: sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.
1. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
Câu hỏi 1 trang 65 Công nghệ 10: Sâu bệnh gây ra những tác hại gì đối với cây trồng?
Trả lời:
Sâu bệnh gây ra những tác hại gì đối với cây trồng:
– Làm cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.
– Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm.
– Làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng.
– Làm giảm độ đồng đều của nông sản, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản.
Câu hỏi 2 trang 65 Công nghệ 10: Vì sao sâu, bệnh hại làm giảm giá trị dinh dưỡng, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng?
Trả lời:
Vì sâu bệnh tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Ngoài ra người trồng sẽ phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sâu bệnh, thì sẽ để lại tồn dư chất hóa học gây ảnh hưởng sức khỏe đến người sử dụng.
Luyện tập trang 66 Công nghệ 10: Quan sát Hình 12.2 và cho biết tác hại của sau, bệnh đối với cây trồng.
Trả lời:
Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng:
– Hình A: Sâu bệnh phá hại, lá bị úa vàng
– Hình B: Thân, cành bị sần sùi
– Hình C: rễ, cây, củ bị thối.
– Hình D: quả bị chảy nhựa, đốm đen.
=> Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trong sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch. Sâu, bệnh hại đã làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, làm giảm tỉ lệ nảy mẩm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng. Sâu, bệnh hại cũng làm giảm độ đồng đều của nông sản, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản.
Vận dụng trang 66 Công nghệ 10: Nêu tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng ở gia đình hoặc địa phương em.
Trả lời:
Nêu tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng ở gia đình hoặc địa phương em:
– Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trong sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.
– Sâu, bệnh hại đã làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, làm giảm tỉ lệ nảy mẩm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng.
– Sâu, bệnh hại cũng làm giảm độ đồng đều của nông sản, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản.
2. Ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
Câu hỏi trang 66 Công nghệ 10: Vì sao phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng góp phần duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường?
Trả lời:
Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng góp phần duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường vì:
– Phòng trừ sâu bệnh hại giúp giảm thiểu sâu, bệnh gây hại cho cây trồng;
– Góp phần đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông sản.
– Ổn định, gia tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp
=> góp phần duy trì cân bằng sinh thải, bảo vệ môi trường.
Vận dụng trang 66 Công nghệ 10: Em sẽ làm gì để góp phần phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng ở gia đình, địa phương?
Trả lời:
Để góp phần phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng ở gia đình, địa phương, cần:
– Thường xuyên vệ sinh đất canh tác nhằm tiêu diệt mầm mống và nơi trú ẩn của sâu bệnh hại cây trồng.
– Gieo giống tránh những thời điểm sâu bệnh sinh trưởng mạnh.
– Tăng cường bón phân hợp lý và chăm sóc tỉ mỉ các cây trồng để tăng khả năng chống sâu bệnh.
– Thay phiên trồng các loại cây trồng khác nhau nhằm giảm sự thích ứng của sâu bệnh.
– Lựa chọn những giống cây có khả năng chống sâu bệnh.
Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 13: Sâu hại cây trồng
Bài 14: Bệnh hại cây trồng
Bài 15: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
Ôn tập chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
Bài 16: Quy trình trồng trọt
Xem thêm tài liệu Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 12: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 12: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Công nghệ 10 Cánh Diều
- Công nghệ 10 Bài 1 Cánh diều: Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 | Soạn Công nghệ 10
- Công nghệ 10 Bài 2 Cánh diều Phân loại cây trồng | Soạn Công nghệ 10
- Công nghệ 10 Bài 3 Cánh diều: Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt | Soạn Công nghệ 10
- Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 1 Cánh diều: Giới thiệu chung về trồng trọt | Soạn Công nghệ 10
- Công nghệ 10 Bài 4 Cánh diều: Thành phần và tính chất của đất trồng | Soạn Công nghệ 10
- Công nghệ 10 Bài 5 Cánh diều: Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng | Soạn Công nghệ 10