Công nghệ 10 Cánh DiềuHọc TậpLớp 10

Công nghệ 10 Bài 5 Cánh diều: Các cuộc cách mạng công nghiệp | Soạn Công nghệ 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Công nghệ lớp 10 Bài 5: Các cuộc cách mạng công nghiệp

Khởi động trang 25 Công nghệ 10: Thế giới đã và đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp nào? Hãy kể tên các cuộc cách mạng công nghiệp mà em biết.

Bạn đang xem: Công nghệ 10 Bài 5 Cánh diều: Các cuộc cách mạng công nghiệp | Soạn Công nghệ 10

Trả lời:

Thế giới đã và đang trải qua các cuộc cách mạng công nghiệp:

– Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

– Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

– Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

– Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

I. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

1. Nội dung

Câu hỏi trang 25 Công nghệ 10: Nội dung cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là gì? Tại sao động cơ hơi nước lại được chọn làm dấu mốc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

Trả lời:

– Nội dung cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuộc cách mạng gắn liền với việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kĩ thuật vào sản xuất và đời sống):

+ Động cơ hơi nước do James Watt sáng chế (1784) được coi là một dấu mốc quan trọng của cuộc cách mạng, mở ra quá trình cơ khí hóa cho nhiều ngành sản xuất.

+ Mở đầu quá trình cơ khí hóa ngành công nghiệp dệt làm tăng năng suất dệt lên tới vài chục lần.

+ Sự ra đời của đầu máy xe lửa, tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đã tạo ra bước phát triển mạnh cho giao thông đường sắt, đường thủy.

– Động cơ hơi nước lại được chọn làm dấu mốc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vì:

Trước đây, tình hình kinh tế của các nước trên thế giới hết sức thô sơ và đơn giản. Hầu hết công việc đều dựa vào nguồn lao động chân tay, dựa trên sức nước, sức gỗ, sức gió… với quy mô rất nhỏ. Vì thế, năng suất lao động không những ở mức thấp mà còn tốn nhiều nhân lực. 

=> Động cơ hơi nước lại được chọn làm dấu mốc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

2. Vai trò

3. Đặc điểm

Câu hỏi trang 26 Công nghệ 10: Hãy nêu vai trò, đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Tại sao cuộc cách mạng này được coi là xảy ra ở Anh đầu tiên?

Trả lời:

*Vai trò, đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

– Vai trò:

+ làm tăng năng suất lao động,

+ tăng sản lượng hàng hóa,

+ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp và đô thị hóa,

+ chuyển phương thức sản xuất từ lao động thủ công sang sản xuất cơ khí.

– Đặc điểm:

+ chỉ diễn ra ở một số nước trên thế giới, mở đầu từ nước Anh, sau đó lan tỏa sang những nước khác như Mỹ và các nước châu Âu.

+ Sản xuất cơ khí với việc sử dụng máy móc phát triển đã làm xuất hiện các ngành sản xuất mới, các thành thị và trung tâm công nghiệp mới.

* Cuộc cách mạng này được coi là xảy ra ở Anh đầu tiên vì:

– Vương quốc Anh không chỉ có nguồn cung cấp tài nguyên lớn và đa dạng cho thế giới mà còn có thể dễ dàng được tìm thấy và thuận lợi khai thác được.

– Vị trí địa lý thuận lợi cho vận chuyển và buôn bán.

– Chính trị ổn định bền vững.

=> Tất cả đều kết hợp hoàn hảo để cho phép vương quốc Anh có những điều kiện cần thiết thuận lợi khiến công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ.

Luyện tập trang 26 Công nghệ 10: Theo em, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã đem lại những gì cho nhân loại?

Trả lời:

Theo em, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã đem lại những lợi ích cho nhân loại là:

+ Tạo ra một bước ngoặt lớn cho kinh tế thế giới.

+ Hệ thống máy móc hiện đại, sử dụng máy hơi nước cùng các loại năng lượng từ than đá và sắt là những phát minh vĩ đại mang tầm vĩ mô. => Năng suất lao động gia tăng đột biến, giúp nền kinh tế của hầu hết các nước đi lên nhanh chóng.

II. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

1. Nội dung

Câu hỏi trang 26 Công nghệ 10: Nội dung cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì? Nêu một số thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đem lại những thay đổi gì cho sản xuất?

Trả lời:

* Nội dung cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

– Thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy bằng năng lượng điện.

– Sự phát triển mạnh mẽ của động cơ đốt trong, động cơ điện, điện tín, điện thoại tạo nên một bước phát triển mới trong công nghiệp.

– Công nghệ luyện gang, thép ngày càng hoàn thiện và phát triển với quy mô lớn, nhiều kĩ thuật, công nghệ mới được đưa vào trong sản xuất công nghiệp, thúc đẩy ngành công nghiệp chế tạo máy phát triển.

– Quá trình điện khí hóa trong sản xuất được nhanh chóng nhờ sự truyền tải điện năng cùng với sự phát triển của động cơ điện.

– Một loạt các ngành công nghiệp khác cũng nhanh chóng được phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội như: dầu khí, hóa chất, đóng tàu, ô tô,..

* Một số thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

– Những phát minh khoa học vĩ đại như phát minh ra điện tử, sóng vô tuyến điện và chất phóng xạ, các sáng chế động cơ điện..

– Các phương tiện truyền thông như điện tín và điện thoại ra đời vào năm 1880, liên lạc bằng điện thoại ngay lập tức được ứng dụng trên khắp thế giới

– Hình thành một lĩnh vực kỹ thuật điện mới là điện tử học và ngành công nghiệp điện tử ra đời, mở đầu kỉ nguyên điện khí hóa -> thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, công nghiệp quân sự, giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất.

=> quá trình biến đổi cách mạng từ lĩnh vực khoa học đã nhanh chóng lan tỏa sang lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.

* Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đem lại những thay đổi cho sản xuất là:

– Thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy bằng năng lượng điện.

– Công nghệ luyện gang, thép ngày càng hoàn thiện và phát triển với quy mô lớn, nhiều kĩ thuật, công nghệ mới được đưa vào trong sản xuất công nghiệp, thúc đẩy ngành công nghiệp chế tạo máy phát triển.

– Một loạt các ngành công nghiệp khác cũng nhanh chóng được phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội như: dầu khí, hóa chất, đóng tàu, ô tô,..

2. Vai trò

3. Đặc điểm

Câu hỏi trang 27 Công nghệ 10: Tại sao sản xuất theo dây chuyền lại tăng được năng suất lao động? Nêu vai trò, đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

Trả lời:

– Sản xuất theo dây chuyền lại tăng được năng suất lao động vì: dây chuyền giúp sản xuất, vận chuyển hàng hóa được vận hành một cách liên tục và hiệu quả nhất; tiết kiệm thời gian và năng suất lao động tăng cao hơn.

– Vai trò của cuộc cách mạng thứ 2:

+ Có vai trò quan trọng trong việc chuyển quy mô sản xuất từ đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt, sản xuất theo dây chuyền -> tăng năng suất, sản lượng, chất lượng hàng hóa

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện phát triển khoa học, kĩ thuật.

+ Các phát minh, sáng chế về động cơ đốt trong, động cơ điện, thiết bị điện tử cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, giao thông,..

=>Tác động tích cực đến mọi mặt của sản xuất, thúc đẩy sự phát triển cho các ngành công nghiệp khác.

– Đặc điểm:

+ Quy mô và sự ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp đã lan tỏa tới nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới hơn.

+ Năng lượng điện đã làm thay đổi phương thức sản xuất

+ Sự kết hợp giữa khoa học với sản xuất ngày càng chặt chẽ, đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

III. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

1. Nội dung

Câu hỏi trang 28 Công nghệ 10: Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì? Máy tự động điều khiển số, rô bốt công nghiệp có vai trò gì trong các hệ thống sản xuất tự động?

Trả lời:

* Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba:

– Công nghệ thông tin và công nghiệp điện tử đã thâm nhập ngày càng sâu vào hệ thống sản xuất, tạo điều kiện tự động hóa các dây chuyền sản xuất, làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

– Các máy tự động điều khiển số cùng với các robot công nghiệp đã giúp giải phóng người lao động ra khỏi các công việc nặng nhọc và môi trường độc hại.

– Các hệ thống sản xuất hàng hóa theo dây chuyền được thay thế dần bằng các hệ thống sản xuất tự động với công nghệ điều khiển số.

– Hàng loạt các công nghệ tiên tiến như công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu, công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,.. đưa nền sản xuất công nghiệp phát triển lên đỉnh cao mới.

=> Cuộc cách mạng tự động hóa

* Máy tự động điều khiển số, robot công nghiệp có vai trò trong các hệ thống sản xuất tự động: giải phóng người lao động ra khỏi các công việc nặng nhọc và môi trường độc hại.

2. Vai trò

3. Đặc điểm

Câu hỏi 1 trang 28 Công nghệ 10: Nêu vai trò, đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Trả lời:

* Vai trò, đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba:

– Vai trò: 

+ Làm tăng năng suất lao động, sản lượng hàng hóa, đồng thời giúp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

+ Tác động tích cực tới mọi mặt của thế giới, từ kinh tế đến giáo dục, y tế, môi trường, xã hội.

+ Đời sống của con người được nâng lên rõ rệt.

– Đặc điểm: 

+ Quy mô và ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã mang tính toàn cầu.

+ Tạo điều kiện cho các nước chậm phát triển có điều kiện và cơ hội phát triển sản xuất và đời sống.

+ Đưa sản xuất công nghiệp phát triển đến mức độ cao làm tăng năng suất, chất lượng hàng hóa.

Câu hỏi 2 trang 28 Công nghệ 10: Dây chuyền sản xuất tự động có vai trò gì trong sản xuất công nghiệp? Mặt trái của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì?

Trả lời:

* Dây chuyền sản xuất tự động có vai trò trong sản xuất công nghiệp:

+ chuyển một phần lớn hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất nhờ sức lao động của con người sang cho máy móc thiết bị.

+ giúp máy móc vận hành nhanh hơn, chuẩn xác hơn, giảm sự can thiệp của con người, thậm chí một số quy trình là hoàn toàn tự động.

=> Tăng năng suất sản xuất rõ rệt; Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí nguyên vật liệu; Mang lại sự linh hoạt tối đa trong sản xuất.

* Mặt trái của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là:

Lực lượng lao động đứng trước thách thức bị thay thế bởi robot công nghiệp.

IV. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

1. Nội dung

Câu hỏi trang 29 Công nghệ 10: Nêu nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nền tảng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì?

Trả lời:

* Nêu nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

+ Cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,.. với nền tảng là sự đột phá của công nghệ số.

+ Ứng dụng nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo vào các máy tự động điều khiển số, robot công nghiệp, hệ thống sản xuất tự động, làm các hệ thống này trở nên thông minh hơn, sản xuất hiệu quả hơn, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên hơn

+ Các hệ thống giao thông thông minh và các thành phố thông minh được phát triển.

* Nền tảng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư: 

+ Đột phá về thể chế;

+ Phát triển và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin;

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia;

+ Phát triển nguồn nhân lực. 

Luyện tập trang 29 Công nghệ 10: Theo em, rô bốt công nghiệp và rô bốt thông minh khác nhau ở chỗ nào?

Trả lời:

Rô bôt công nghiệp thay thế con người làm việc theo quy trình lập sẵn. Rô bôt thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp sản xuất hiệu quả hơn, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên.

2. Vai trò

3. Đặc điểm

Câu hỏi trang 30 Công nghệ 10: Vai trò, đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì? Đặc điểm này có gì khác so với cuộc cách mạng trước?

Trả lời:

– Vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

+ Tối ưu hóa quá trình sản xuất

+ Nâng cao năng suất và hiệu quả

+ Sử dụng ở tất cả các lĩnh vực như: giao thông, y tế, giáo dục, ngân hàng, an ninh – quốc phòng, vui chơi giải trí,.. nâng cao chất lượng sống của con người và xã hội.

– Đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

+ Hệ thống máy tính với tốc độ xử lí thông tin ở cấp số nhân, làm biến đổi nhanh chóng nền công nghiệp, dịch vụ ở mọi quốc gia; tốc độ xử lí thông tin cao tạo ra các hệ thống điều khiển thông minh, bộ não của mọi hệ thống kĩ thuật.

+ Xảy ra trên phạm vi toàn cầu làm thay đổi toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lí, quản trị; dịch vụ, nghỉ ngơi, giải trí của con người.

+ Sự kết hợp giữa người và robot; giữa thế giới thực và thế giới ảo. Các robot thông minh có thể thay thế dần con người trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau.

– Đặc điểm này khác so với các cuộc cách mạng trước: làm thay đổi toàn booh các hệ thống sản xuất, quản lí, quản trị; dịch vụ, nghỉ ngơi, giải trí của con người.

Luyện tập trang 30 Công nghệ 10: Hoàn thiện bảng dưới đây về các cuộc cách mạng công nghiệp?

Cuộc cách mạng

Thời điểm bắt đầu

Sản phẩm nền tảng

Kết quả

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Nửa cuối thế kỉ XVIII

Động cơ hơi nước

Cơ khí hóa

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Nửa cuối thế kỉ XĨ

Năng lượng điện

Dây chuyền sản xuất

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Những năm 70 của thế kỉ XX

Máy tự động điều khiển số và rô bốt

Công nghệ điều khiển số

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Những năm đầu thế kỉ XXI

Trí tuệ nhân tạo

Công nghệ số

Vận dụng trang 30 Công nghệ 10: Hãy tìm hiểu các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với cuộc sống gia đình em hiện nay.

Trả lời:

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với cuộc sống gia đình em hiện nay:

Bản thân em thấy công nghệ 4.0 giúp ích cho gia đình em rất nhiều, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình, kiến thức nâng cao và hiểu biết nhiều hơn.

Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 6: Ứng dụng của một số công nghệ mới

Bài 7: Đánh giá công nghệ

Ôn tập chủ đề 2: Đổi mới công nghệ

Bài 8: Bản vẽ kĩ thuật và các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

Bài 9: Hình chiếu vuông góc

Xem thêm tài liệu Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Lý thuyết Bài 5: Các cuộc cách mạng công nghiệp

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 5: Các cuộc cách mạng công nghiệp

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Công nghệ 10 Cánh Diều

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button