Công nghệ 10 Bài 6 Cánh diều: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây | Soạn Công nghệ 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Công nghệ lớp 10 Bài 6: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây
Mở đầu trang 32 Công nghệ 10: Cho biết sự khác nhau về môi trường sống của cây cà chua trong Hình 6.1A và 6.1B
Bạn đang xem: Công nghệ 10 Bài 6 Cánh diều: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây | Soạn Công nghệ 10
Trả lời:
Sự khác nhau về môi trường sống của cây cà chua:
– Hình 6.1A: Trồng cà chua trực tiếp trên đất
– Hình 6.1B: Trồng cà chua trên giá thể.
1. Khái niệm giá thể trồng cây
Câu hỏi 1 trang 32 Công nghệ 10: Giá thể và đất trồng có điểm gì giống và khác nhau?
Trả lời:
Giá thể và đất trồng có điểm giống và khác nhau:
– Giống nhau: đều cung cấp oxi, nước, dinh dưỡng cho cây.
– Khác nhau: đất trồng là tự nhiên, còn giá thể phải qua quy trình sản xuất nhiều dinh dưỡng hơn
Câu hỏi 2 trang 32 Công nghệ 10: Theo em, thế nào là một giá thể tốt?
Trả lời:
Một giá thể tốt là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí, và có các đặc điểm sau: Có khả năng giữ ẩm, hút ẩm nhanh, thấm nước dễ dàng. Có khả năng giữ độ thoáng khí Có pH trung tính và khả năng ổn định pH.
Luyện tập trang 32 Công nghệ 10: Có thể tạo ra giá thể phối trộn hay không? Cho ví dụ.
Trả lời:
– Có thể tạo ra giá thể phối trộn.
– VD:
Giá thể xơ dừa chuyên cho các cây thân leo ăn củ – quả:
+ 40% Mụn dừa + 30% Xơ dừa + 30% Mảnh dừa.
+ Dạng sợi kết hợp mảnh và có pha các hạt mụn nhỏ. Lý tưởng cho các loại cây có bộ rễ lớn cần không gian phát triển như các loại cây thân leo.
+ Khả năng giữ ẩm cao, khả năng thoát nước tốt, kết cấu giá thể lý tưởng để rễ bám chắc.
2. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây
Câu hỏi 1 trang 33 Công nghệ 10: Quan sát Hình 6.3 và nêu quy trình sản xuất giá thể xơ dừa.
Trả lời:
Quan sát Hình 6.3 và nêu quy trình sản xuất giá thể xơ dừa:
Chuẩn bị dừa nguyên liệu -> Tách vỏ dừa -> Tách mụn dừa thô -> Xử lí tanin và lignin, ủ -> Dùng máy ép nhiên liệu ép viên => Thành phẩm
Câu hỏi 2 trang 33 Công nghệ 10: Vì sao người ta sản xuất ra các loại viên nén xơ dừa có kích thước khác nhau như Hình 6.3?
Trả lời:
Người ta sản xuất ra các loại viên nén xơ dừa có kích thước khác nhau như Hình 6.3 vì:
Tùy mục đích sử dụng khác nhau và tùy vào kích thước từng loại cây trồng to bé khác nhau mà viên nén xơ dừa có kích thước khác nhau.
Luyện tập trang 34 Công nghệ 10: Vì sao sử dụng viên nén xơ dừa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại giá thể khác?
Trả lời:
Sử dụng viên nén xơ dừa mang lại hiệu qủa kinh tế cao hơn các loại giá thể khác vì:
– Viên nén xơ dừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho quá trình hạt nảy mầm các loại hạt giống rau, hoa,…
– Sử dụng viên nén sẽ tiết kiệm chi phí nhân công (không có công đoạn đóng bầu ươm);
– Rút ngắn thời gian chăm sóc do viên nén đã chứa đầy đủ dưỡng chất cho hạt mầm phát triển tự nhiên, tự tăng tính để kháng chống sâu bệnh
– Viên nén xơ dừa dễ vận chuyển, tiện dụng, sạch sẽ và thân thiện với mỗi trưởng do không dùng tủi nylon
Vận dụng 1 trang 34 Công nghệ 10: Vì sao giá thể dùng để ươm cây khác giá thể dùng để trồng cây?
Trả lời:
Giá thể dùng để ươm cây khác giá thể dùng để trồng cây vì: nhu cầu đất của hạt giống và cây con, cây lớn khác nhau. Cây con và hạt giống cần đất nhỏ mịn; cầu kì hơn, tốn tiền hơn; còn cây lớn thì không cần thiết.
Câu hỏi 3 trang 35 Công nghệ 10: Hãy mô tả quy trình sản xuất sỏi nhẹ keramzit trong Hình 6.5.
Trả lời:
Quy trình sản xuất sỏi nhẹ keramzit trong Hình 6.5:
Chuẩn bị nguyên liệu đất sét -> Xử lí đất sét lần 1 -> Xử lí đất sét lần 2 ->Nhào đất và phối trộn -> Vẽ viên, phơi sỏi -> Nung sỏi -> Ngâm dung dịch dinh dưỡng -> Sử dụng.
Câu hỏi 4 trang 35 Công nghệ 10: Vì sao sỏi nhẹ kerazit ( Hình 6.6A) lại có khả năng giữ nước, chất hữu cơ để cung cấp cho cây trồng?
Trả lời:
Sỏi nhẹ keramzit (Hình 6.6A) có khả năng giữ nước, chất hữu cơ để cung cấp cho cây trồng vì:
Sỏi nhẹ Keramzit với cấu trúc có nhiều lỗ thoáng khí; hút nước và lưu trữ nước bên trong rất lâu nên hệ rễ cây có thể bám và luồn lách qua các khe hở giữa những viên sỏi tròn; hút nước từ các viên sỏi giúp phát triển hệ rễ nhanh.
Vận dụng 2 trang 35 Công nghệ 10: Ở địa phương em thường dùng những loại giá thể nào để trông cây?
Trả lời:
Ở địa phương thường dùng: mùn cưa, cát sỏi, xơ dừa, than bùn, tro trấu để trồng cây.
Vận dụng 3 trang 35 Công nghệ 10: Theo em, những loại giá thể nào là phù hợp để trồng rau, hoa, cây cảnh tại gia đình? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, những loại giá thể nào phù hợp để trồng rau, hoa, cây cảnh tại gia đình là:
– Trồng rau sạch: có thể dùng mụn xơ dừa, mùn cưa, than bùn,…
– Trồng cây cảnh: có thể dùng xơ dừa, đất nung, đá Perlite, trấu hun, than củi,…
– Trồng hoa: có thể dùng cát sỏi, xơ dừa, mùn cưa, rêu, than bùn,…
Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Ôn tập chủ đề 2: Đất trồng
Bài 7: Một số loại phân bón thường dùng trong trồng trọt
Bài 8: Ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón
Ôn tập chủ đề 3: Phân bón
Bài 9: Giống cây trồng
Xem thêm tài liệu Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 6: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Công nghệ 10 Cánh Diều
- Công nghệ 10 Bài 1 Cánh diều: Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 | Soạn Công nghệ 10
- Công nghệ 10 Bài 2 Cánh diều Phân loại cây trồng | Soạn Công nghệ 10
- Công nghệ 10 Bài 3 Cánh diều: Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt | Soạn Công nghệ 10
- Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 1 Cánh diều: Giới thiệu chung về trồng trọt | Soạn Công nghệ 10
- Công nghệ 10 Bài 4 Cánh diều: Thành phần và tính chất của đất trồng | Soạn Công nghệ 10
- Công nghệ 10 Bài 5 Cánh diều: Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng | Soạn Công nghệ 10