Công nghệ 10 Bài 6 Kết nối tri thức: Cách mạng công nghiệp | Soạn Công nghệ 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Công nghệ 10 Bài 6: Cách mạng công nghiệp
Mở đầu trang 33 Công nghệ 10: Quan sát Hình 6.1 em hãy lựa chọn thuật ngữ tương ứng với hình ảnh đại diện của mỗi cuộc cách mạng công nghiệp
Bạn đang xem: Công nghệ 10 Bài 6 Kết nối tri thức: Cách mạng công nghiệp | Soạn Công nghệ 10
Lời giải:
Lựa chọn thuật ngữ tương ứng với hình ảnh đại diện của mỗi cuộc cách mạng công nghiệp
+ 1 – c;
+ 2 – d;
+ 3 – b;
+ 4 – a
I. Khái quát về cách mạng công nghiệp
Khám phá trang 33 Công nghệ 10: Em hãy cho biết trong những điều kiện nào thì sẽ diễn ra một cuộc cách mạng công nghiệp?
Lời giải:
Cách mạng công nghiệp diễn ra khi có sự đột phá về công nghệ, các thành tựu khoa học và công nghệ được áp dụng vào cuộc sống, mang lại sự thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội.
II. Các cuộc cách mạng công nghiệp
Khám phá trang 34 Công nghệ 10: Theo em, sự ra đời của động cơ hơi nước đã tác động đến sản xuất và đời sống như thế nào?
Lời giải:
Sự ra đời của động cơ hơi nước đã tác động đến sản xuất và đời sống là:
– Động cơ hơi nước ra đời là khởi nguồn của cách mạng công nghiệp. Các động cơ hơi nước đầu tiên đóng vai trò là một bộ phận chuyển động sơ cấp của nhiều loại máy móc khác nhau như máy bơm, đầu máy xe lửa, tàu thủy, máy dệt… tạo điều kiện thuận lợi cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
– Trước khi có động cơ hơi nước, các nhà máy dựa vào năng lượng gió hoặc dòng chảy của nước để vận hành đã bị giới hạn tại một số khu vực địa lý nhất định. Động cơ hơi nước ra đời giúp các nhà máy sản xuất có thể được xây dựng ở bất kỳ đâu, không chỉ dọc theo các dòng sông chảy xiết.
– Ngoài việc dùng làm nguồn cung cấp năng lượng cho các công xưởng, máy hơi nước còn được ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải. Đầu những năm 1800, động cơ hơi nước trở nên nhỏ gọn, đủ để lắp ráp vào đầu máy xe lửa và tàu thuyền.
Khám phá trang 35 Công nghệ 10: Theo em, sự ra đời của điện năng đã tác động đến sản xuất và đời sống như thế nào?
Lời giải:
Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ điện đã làm thay đổi nền công nghiệp chạy bằng hơi nước trước đó cũng như thay đổi xã hội loài người. Tính linh hoạt của điện cho phép con người có thể ứng dụng nó vào vô số lĩnh vực như giao thông, ứng dụng nhiệt, chiếu sáng, viễn thông và máy tính điện tử. Năng lượng điện ngày nay trở thành xương sống trong mọi công nghệ hiện đại
Khám phá trang 36 Công nghệ 10: Theo em, máy tính (Hình 6.4) đã tác động đến sản xuất và đời sống như thế nào?
Lời giải:
Máy tính (Hình 6.4) đã tác động đến sản xuất và đời sống là:
– Sự ra đời của máy tính và tự động hóa sản xuất đã làm giảm giá thành, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm.
– Tạo bước nhảy vọt về năng suất lao động, về quy mô và tốc độ phát triển sản xuất, làm biến đổi mạnh mẽ đời sống con người và xã hội.
– Nhiều ngành công nghiệp truyền thống bị mất đi, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời.
Khám phá trang 37 Công nghệ 10: Theo em, điều khiển thông minh (Hình 6.5) đã tác động đến sản xuất và đời sống như thế nào?
Lời giải:
Điều khiển thông minh (Hình 6.5) đã tác động đến sản xuất và đời sống là:
Điều khiển thông minh đẩy mạnh phát triển công nghệ giúp xóa mờ ranh giới giữa các yêu tố vật chất, kĩ thuật số và sinh học, đem đến nền sản xuất thông minh. Điều khiển thông minh hỗ trợ đắc lực con người trong nhiều hoạt động của đời sống, ví dụ trong nông nghiệp có robot thu hoạch nông sản, các công nghệ như tưới tự động, công nghệ internet vạn vật trong trồng trọt giúp giải phóng sức lao động của người nông dân, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm…
Luyện tập trang 38 Công nghệ 10: Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc trưng và vai trò của 4 cuộc cách mạng công nghiệp trong bài học này.
Lời giải:
Sơ đồ tư duy thể hiện đặc trưng và vai trò của 4 cuộc cách mạng công nghiệp:
Vận dụng trang 38 Công nghệ 10: Em hãy cho biết, với một chiếc điện thoại thông minh, em có thể thực hiện những công việc gì trong hiện tại; dự đoán cho tương lai; liệt kê những việc cần tránh khi sử dụng điện thoại thông minh trong cuộc sống của em.
Lời giải:
– Với một chiếc điện thoại thông minh, em có thể thực hiện những công việc gì trong hiện tại: Em có thể gọi điện, chụp ảnh, ghi âm, lướt Internet, đọc báo, xem phim, nghe podcast…
– Một số tính năng của điện thoại trong tương lai có thể là: dùng mắt để mở khóa, màn hình dẻo, màn hình chiếu sáng dựa trên ánh sáng mặt trời, điện thoại thông mình chăm sóc sức khỏe, pin kéo dài cả tuần…
– Khi sử dụng điện thoại, tránh đăng nhập vào wifi công cộng để bảo mật thông tin cá nhân, không đăng thông tin riêng tư lên mạng xã hội vì có thể bị kẻ xấu lợi dụng, không truy cập vào các đường link lạ vì có thể chứa mã độc…
Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 7: Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ
Bài 8: Bản vẽ kĩ thuật và tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
Bài 9: Hình chiếu vuông góc
Bài 10: Hình cắt và mặt cắt
Bài 11: Hình chiếu trục đo
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Công nghệ 10 Kết nối tri thức
- Công nghệ 10 Bài 1 Kết nối tri thức: Giới thiệu về trồng trọt | Soạn Công nghệ 10
- Công nghệ 10 Bài 2 Kết nối tri thức: Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt | Soạn Công nghệ 10
- Công nghệ 10 Kết nối tri thức Ôn tập chương 1 | Soạn Công nghệ 10
- Công nghệ 10 Bài 3 Kết nối tri thức: Giới thiệu về đất trồng | Soạn Công nghệ 10
- Công nghệ 10 Bài 4 Kết nối tri thức: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng | Soạn Công nghệ 10
- Công nghệ 10 Bài 5 Kết nối tri thức: Giá thể trồng cây | Soạn Công nghệ 10