Tổng hợp

Đạo đức là gì? Vai trò của đạo đức

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Đạo đức là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Đạo đức là gì?

Đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.Và người có đạo đức rất biết quan tâm người khác.

Đạo đức có thể được nhìn thấy theo các góc độ sau:

Bạn đang xem: Đạo đức là gì? Vai trò của đạo đức

Nghĩa hẹp: Đạo đức thể hiện nét đẹp trong phong cách sống của một người hiểu biết và rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, các đường lối tư duy thanh tao tốt đẹp.

Nghĩa rộng hơn: Nghĩa rộng hơn, đạo đức trong một cộng đồng thể hiện qua những quy tắc ứng xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lý xưa nay và phong tục của địa phương, cộng đồng đó. Tạo thành nét đẹp truyền thống văn hóa.

Nghĩa rộng: Đạo đức của cả một xã hội thường được xét đến khi xã hội đó bị hỗn loạn và thiếu chuẩn mực. Khi đó những bậc trí giả sẽ định ra những chuẩn mực cơ bản nhất để tạo dựng nên nền tảng đạo đức. Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó là đạo đức xã hội. Từ đó học tập đi lên thành các thành phần cao cấp hơn.

Đạo đức là gì?
Đạo đức là gì?

Hiểu thế nào về chuẩn mực đạo đức? 

Nếu như ở trên chúng ta bàn luận về khái niệm đạo đức thì ở đây chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn rằng như thế nào gọi là đạo đức có chuẩn mực hay chuẩn mực đạo đức là gì?

Chuẩn mực đạo đức là tập hợp các quy tắc, yêu cầu và đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hoặc nhóm xã hội. Khái niệm này cũng cho rằng, hành vi xã hội của mỗi người là quan trọng nhằm đảm bảo sự ổn định, duy trì trật tự và kỷ cương của xã hội.

Chuẩn mực đạo đức được tạo ra bởi con người thông qua những trải nghiệm, những gì mà nhiều người thấy và cho là đúng. Từ đó, hình thành nên hệ thống các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội.

 Chuẩn mực đạo đức là tập hợp các quy tắc, yêu cầu và đòi hỏi của xã hội 

Các chuẩn mực đạo đức giúp đảm bảo rằng các cá nhân luôn cân nhắc, suy nghĩ và kiểm tra trước khi thực hiện một hành vi xã hội nào đó. Đồng thời, nó giúp đánh giá xem những gì mà con người làm có phù hợp hay không? Hay nói cách khác, những hành vi đó có được coi là có chuẩn mực đạo đức xã hội không? Tùy theo đó mà xã hội sẽ phê phán, lên án, trừng phạt hoặc tán dương. Như vậy, các chuẩn mực đạo đức giúp ngăn ngừa những hành vi sai trái, bất hợp pháp.

Hiện nay, có những quy tắc, chuẩn mực đạo đức đang dần trở nên lạc hậu, lỗi thời và không còn phù hợp với thực tế xã hội. Và chắc chắn rằng sẽ có các chuẩn mực đạo đức mới xuất hiện và được phát triển.  Chuẩn mực đạo đức giúp con người đánh giá được các hành vi của mình, tuy nhiên thì cũng cần loại trừ những phong tục, tập quán lạc hậu, nhuốm màu mê tín dị đoan ra khỏi đời sống cộng đồng để xây dựng nếp sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với từng giai đoạn phát triển để mỗi người cảm nhận được rõ giá trị của những chuẩn mực đạo đức là gì, thấy được những chuẩn mực đúng và phù hợp.

Thành phần cấu tạo nên đạo đức

Nghe hai từ “đạo đức” có vẻ dễ dàng tuy nhiên nó lại mang hình thái khá phức tạp. Nắm bắt được cấu trúc của nó giúp bạn hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.

Ý thức đạo đức

Trong đạo đức, thành phần đầu tiên phải kể đến là ý thức. Ý thức đạo đức là những nguyên tắc và chuẩn mực hành vi phù hợp mà con người dựa theo để hành xử, đồng thời cũng bao gồm cả mặt cảm xúc và tâm tư tình cảm của mỗi con người.

Xét trên phương diện là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức chính là sự thể hiện thái độ nhận thức của một ai đó trước những hành vi của mình dựa trên những quy chuẩn xã hội đặt ra trước đó.

Nói như vậy có nghĩa là ý thức đạo đức chính là phần nhận thức của mỗi cá nhân trước một sự việc hiện tượng sắp xảy ra với mình. Nhờ có thành phần này mà hành động của mỗi người sẽ được hoàn thiện hơn.

Hành vi đạo đức

Hành vi đạo đức chính là những hành động được thực hiện bởi 1 cá nhân nào đó ra bên ngoài.
Sẽ có hành vi hợp với quy chuẩn với xã hội nhưng cũng có những hành vi không phù hợp. Vậy làm sao để phân biệt đâu là hành vi đạo đức và phi đạo đức?

Nhiều người sẽ nói rằng muốn phân biệt được hành vi đạo đức hay phi đạo đức chỉ cần nhìn vào kết quả. Tuy nhiên sự thật lại chưa hoàn toàn đúng, bởi vì có những thứ kết quả là sai nhưng nguyên nhân thì là bất đắc dĩ, trong trường hợp họ không còn sự lựa chọn nào khác. Động cơ hành vi rất quan trọng, một hành vi đạo đức cần phải có nguyên nhân vì lợi ích của người và cộng đồng.

Thành phần cấu tạo nên đạo đức
Thành phần cấu tạo nên đạo đức

Chức năng cơ bản của đạo đức

Chức năng cơ bản của đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và qui tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục.

Đạo đức qui định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lí tưởng mỗi người.

Những chuẩn mực và qui tắc đạo đức gồm: độ lượng, khoan dung, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín…

Vai trò của đạo đức

Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển. Sống trong xã hội, người ta ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường, cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng.

Trong sự vận động phát triển của xã hội loài người suy cho cùng nhân tố kinh tế là cái chủ yếu quyết định. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa cái “chủ yếu” này thành cái “duy nhất” thì sẽ dẫn tư duy và hành động đến những lầm lạc đáng tiếc. Sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội không thể thiếu vai trò của đạo đức. Và khi xã hội loài người có giai cấp, có áp bức, có bất công, chiến đấu cho cái thiện đẩy lùi cái ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở thành chất men, thành động lực kích thích, cổ vũ nhân loại vượt lên, xốc lên. Đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội.

Vai trò của đạo đức còn được biểu hiện thông qua các chức năng cơ bản của đạo đức: Chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục, chức năng nhận thức như đã trình bày ở phần trên.

Ngày nay để xây dựng xã hội mới, chúng ta đang cần có những con người mới. Những con người phát triển toàn diện cả đức và tài. Tuy nhiên, cần chú ý trong quan hệ giữa đức và tài hôm nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn lưu ý, nhắc nhở chúng ta phải coi trọng cả tài và đức nhưng phải lấy đức là gốc. Bởi lẽ tài năng chỉ có thể phát triển lâu bền trên nền của đức và tài năng chỉ có thể hướng thiện trên gốc của đức.

Đạo đức và pháp luật khác nhau như thế nào? 

Đạo đức và pháp luật có nhiều điểm khác nhau

Về khái niệm

Đạo đức là hệ thống các quy tắc, đòi hỏi của xã hội đối với cá nhân, tổ chức và được hình thành từ những điều đúng được nhiều người công nhận. Đạo đức không bắt buộc phải thực hiện nhưng nó là thước đo để xã hội đánh giá cách hành xử của người nào đó.

Pháp luật là một tập hợp các quy tắc mà nhà nước xây dựng và ban hành bắt buộc tất cả mọi người của đất nước đó phải thực hiện theo, nếu làm trái với pháp luật sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật. Pháp luật giúp nhà nước thống trị và quản lý đất nước, điều chỉnh các hành vi của con người.

Tóm lại thông qua 2 khái niệm đạo đức là gì, pháp luật là gì, chúng ta thấy được những điểm khác nhau cơ bản nhất như nêu ở trên.

Về nguồn gốc hình thành

Đạo đức được hình thành từ những trải nghiệm của con người chúng ta, dựa trên những gì chúng ta nhìn thấy và cảm nhận được và được nhiều người công nhận là nó đúng. Sau đó, xã hội lấy nó để điều chỉnh những hành vi, thái độ tương tự.

Còn pháp luật nó là các quy tắc của đời sống xã hội được nhà nước thừa nhận và xây dựng nó thành các văn bản quy phạm pháp luật. Bằng cách điều chỉnh các hành vi liên quan, tiêu chuẩn này sẽ giúp bảo vệ được quyền lợi của mỗi người.

Về phạm vi

Về các khía cạnh như tình cảm, lễ nghĩa, sự giúp đỡ,…thì phạm vi của đạo đức rộng hơn pháp luật. Xã hội khá khắt khe về chúng, mặc dù không phải chịu sự trừng phạt từ pháp luật nếu làm sai nhưng sẽ bị người đời đánh giá về tính cách, hành vi, thái độ của một người. Trường hợp vi phạm nặng sẽ bị cộng đồng xa lánh, tẩy chay và buông những lời chê bai thậm tệ khiến cho những cá nhân này khó mà sống hòa nhập được với xã hội.

Trong một số trường hợp, sự trừng phạt của xã hội, cộng đồng còn đáng sợ hơn pháp luật.

Về phương thức tác động 

Đạo đức tác động đến con người thông qua nhiều hình thức như ghi chép, tuyên truyền, truyền miệng,…để phổ cập đến mọi người trong xã hội nhằm mục đích cho họ hiểu biết được những điều đúng sai, phù hợp với tiêu chuẩn của đạo đức. Đồng thời, đạo đức khuyên họ không nên làm trái với những tiêu chuẩn đó, tuy nhiên nếu họ không tuân thủ cũng không phải chịu phạt, thay vào đó, phải chịu các đánh giá từ dư luận xã hội.

Pháp luật thì tác động đến con người thông qua các văn bản pháp luật được nhà nước ban hành nhằm cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước giúp cho mọi người tránh thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, nếu không thực hiện sẽ bị trừng trị theo quy định của pháp luật.

Đạo đức và pháp luật khác nhau như thế nào?
Đạo đức và pháp luật khác nhau như thế nào?

Sự liên quan giữa đạo đức và pháp luật 

Đạo đức và pháp luật tuy khác nhau nhưng cũng có sự liên quan mật thiết

Để làm rõ thắc mắc về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức là gì? Chúng ta cùng xem xét xem sự ảnh hưởng lẫn nhau của chúng như thế nào nhé.

Đạo đức là nền tảng, là điều kiện thuận lợi để tiếp thu, nhận thức và thực hiện pháp luật. Các cá nhân trong xã hội thực hiện các hành vi hợp pháp có thể bắt nguồn từ các quy tắc đạo đức. Họ tuân thủ đúng pháp luật vì bản thân họ cũng là người có đạo đức, thực hiện đúng pháp luật cũng là thực hiện đúng với đạo đức và ngược lại.

Một số quan điểm đạo đức được thể chế hóa trong luật. Nhiều quy tắc đạo đức tuân theo mong muốn của nhà nước được ghi nhận trong luật. Ngoài ra, những quy tắc đạo đức trái với tinh thần của pháp luật cũng sẽ được cân nhắc để hình thành nên các quy phạm trong luật.

Pháp luật cũng là phương tiện bảo vệ, duy trì các giá trị của các chuẩn mực đạo đức. Pháp luật có thể là đạo đức nhưng đạo đức chưa chắc là pháp luật.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Đạo đức là gì. Mọi thông tin trong bài viết Đạo đức là gì? Vai trò của đạo đức đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (60 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button