Địa lí 10 Cánh DiềuHọc TậpLớp 10

Địa 10 Bài 2 Cánh Diều: Sử dụng bản đồ | Soạn Địa 10 Cánh diều

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ

Bạn đang xem: Địa 10 Bài 2 Cánh Diều: Sử dụng bản đồ | Soạn Địa 10 Cánh diều

Mở đầu trang trang 5  Địa Lí 10 : Các đối tượng địa lí được biểu hiện thông qua hệ thống phương pháp biểu hiện bản đồ. Tuỳ theo nội dung, đối tượng địa lí và tỉ lệ bản đồ, có thể sử dụng các phương pháp biểu hiện khác nhau. Vậy có những phương pháp nào để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ? Cách sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống như thế nào?

Trả lời:

– Những phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ:

+ Phương pháp kí hiệu

+ Phương pháp đường chuyển động

+ Phương pháp chấm điểm

+ Phương pháp khoanh vùng

+ Phương pháp bản đồ, biểu đồ

-Cách sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

– Sử dụng bản đồ trong học tâp.

+ B1: Lựa chọn nội dung bản đồ

+ B2 : đọc chú giải bản đồ, xác định phương hướng

+ B3: đọc nội dung bản đồ

Một số phương pháp biểu hiện các đối tương địa lí trên bản đồ

Câu hỏi trang 5 Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin và quan sát hình 2.1, hãy nêu các dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu. Lấy ví dụ về kí hiệu của một đối tượng địa lí trên bản đồ mà em đã học.

Giải Địa 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

– Dạng kí hiện bằng chữ (ví dụ Hg là thủy ngân, Ni là Ni-ken…)

– Dạng tượng hình (ví dụ: hình con trâu kí hiệu con trâu, hình rang cưa kí hiệu cơ khí, hình ô tô kí hiệu sản xuất ô tô)

– Dạng hình học (ví dụ: hình tam giác kí hiệu của sắt, hình vuông kí hiệu than…)

Câu hỏi trang 6 Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin và quan sát hình 2.2, hãy cho biết phương pháp đường chuyển động biểu hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí.

Giải Địa 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Phương pháp đường chuyển động biểu hiện những đặc điểm:

+ Sự di chuyển quá trình

+ Đối tượng địa lí tự nhiên – kinh tế – xã hội.

Câu hỏi trang 6 Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin và quan sát hình 2.3, hãy cho biết phương pháp chấm điểm biểu hiện được các đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào.

Trả lời:

– Phương pháp chấm điểm biểu hiện được các đối tượng địa lí có sự phân bố: biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố phân tán trong không gian.

Câu hỏi trang 7 Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin và quan sát hình 2.4, hãy cho biết phương pháp khoanh vùng được dùng để biểu hiện những đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào.

Giải Địa 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

– Phương pháp khoanh vùng được dùng để biểu hiện những đối tượng địa lí có sự phân bố: tập trung trên không gian nhất định.

Câu hỏi trang 8 Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin và quan sát hình 2.5, hãy cho biết phương pháp bản đồ – biểu đồ biểu hiện các đối tượng địa lí bằng cách nào. Lấy ví dụ về một đối tượng địa lí được biểu hiện bằng phương pháp bản đồ – biểu đồ mà em biết.

Giải Địa 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Phương pháp bản đồ – biểu đồ biểu hiện các đối tượng địa lí bằng cách: đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của các đối tượng địa lí trên bản đồ.

– Ví dụ về một đối tượng địa lí được biểu hiện bằng phương pháp bản đồ – biểu đồ là: dân cư, cơ cấu cây trồng, tăng trưởng kinh tế…

Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

Câu hỏi trang 9 Địa Lí 10 mới: Dựa vào các thông tin trên, hãy đọc bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất (hình 2.4).

Trả lời:

Các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất

– Hoang mạc lạnh.

– Đài nguyên.

– Rừng lá kim.

– Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới.

– Rừng cận nhiệt ẩm.

– Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao.

– Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

– Hoang mạc, bán hoang mạc.

– Xa-van, cây bụi.

– Rừng nhiệt đới, xích đạo.

Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Câu hỏi trang 9 Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin, hãy trình bày một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.

Trả lời:

– Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.

+ Xác định vị trí

+ Tìm đường đi

+ Giám sát phương tiện…

+ Giám sát lộ trình…

Luyện tập & Vận dụng (trang 10)

Luyện tập 1 trang 10 Địa Lí 10 mới: Hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau để phân biệt các phương pháp biểu hiện bản đồ.

Phương pháp

Sự phân bố của đối tượng

Khả năng biểu hiện của

phương pháp

Kí hiệu

 

 

Đường chuyển động

 

 

Khoanh vùng

 

 

Bản đồ – biểu đồ

 

 

Trả lời:

Phương pháp

Sự phân bố của đối tượng

Khả năng biểu hiện của

phương pháp

Kí hiệu

Biểu hiện đối tượng địa lí phân bố theo điểm

– Tên, vị trí phân bố của đối tượng

– Số lượng của đối tượng

– Quy mô và chất lượng của đối tượng

Đường chuyển động

Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội trên bản đồ

– Hướng di chuyển

– Số lượng và tốc độ di chuyển của đối tượng

Khoanh vùng

Biểu hiện các đối tượng phân bố tập trung

Sự phân bố đối tượng

Số lượng đối tượng

Bản đồ – biểu đồ

Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau

Số lượng, chất lượng, cơ cấu của đối tượng.

Luyện tập 2 trang 10 Địa Lí 10 mới: Hãy nêu các bước để sử dụng bản đồ địa lí trong học tập và đời sống.

Trả lời:

– Các bước để sử dụng bản đồ địa lí trong học tập và đời sống

+ Bước 1: Lựa chọn nội dung bản đồ

+ Bước 2 : đọc chú giải bản đồ, xác định phương hướng

+ Bước 3: đọc nội dung bản đồ.

Vận dụng 3 trang 10 Địa Lí 10 mới: Hãy điền những phương pháp phù hợp vào bảng theo mẫu sau để biểu hiện các đối tượng địa lí lên bản đồ.

STT

Nội dung cần biểu hiện

Phương pháp biểu hiện

1

Dòng biển nóng và dòng biển lạnh

 

2

Các đới khí hậu

 

3

Sự phân bố dân cư

 

4

Cơ cấu dân số

 

5

Sự phân bố các nhà máy điện

 

Trả lời:

STT

Nội dung cần biểu hiện

Phương pháp biểu hiện

1

Dòng biển nóng và dòng biển lạnh

Đường chuyển động

2

Các đới khí hậu

Khoanh vùng

3

Sự phân bố dân cư

Chấm điểm

4

Cơ cấu dân số

Bản đồ – biểu đồ

5

Sự phân bố các nhà máy điện

Kí hiệu

Vận dụng 4 trang 10 Địa Lí 10 mới: Hãy sử dụng máy tính xách tay, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có dịch vụ định vị GPS để tìm đường đi, khoảng cách và thời gian di chuyển từ trường về nhà.

Trả lời:

– Học sinh tự thực hiện trên điện thoại hoặc máy tính của mình.

– Ví dụ: di chuyển từ trường THPT FPT (khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất) về khu chung cư Five star Garden (số 2, Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội)

Giải Địa 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng

Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Địa lí 10 Cánh Diều

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button