Tổng hợp

Đường bình độ là gì? Có mấy loại đường bình độ?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Đường bình độ là gì? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Đường bình độ là gì?

Đường bình độ (hay còn gọi là đường đồng mức) là đường được thể hiện trên bản đồ địa hình. Đây là những đường nối những điểm có cùng độ cao tạo thành những đường cong khép kín. Hay nói cách khác đường bình độ là giao tuyến giữa mặt đất tự nhiên và mặt phẳng song song với mặt thủy chuẩn.

Tùy theo tỷ lệ của bản đồ so với địa hình thực tế. Bản đồ tỷ lệ càng lớn, càng chi tiết, thì khoảng cao đều càng nhỏ. Khoảng cách thưa hay mau của các đường bình độ trong bản đồ địa hình nói lên độ dốc. Hay thoải của vùng địa hình mà bản đồ thể hiện, càng mau càng dốc và ngược lại.

Bạn đang xem: Đường bình độ là gì? Có mấy loại đường bình độ?

Đường bình độ là gì?
Đường bình độ là gì?

Có mấy loại đường bình độ?

Phân loại đường đồng mức bao gồm 4 loại chính sau:

  • Đường bình độ con: Đây là những đường được thể hiện bằng các nét liền mảnh
  • Đường bình độ cái: Là những đường đồng mức được thể hiện bằng nét liền đậm
  • Đường bình độ phụ: Là đường được biểu thị bằng các nét đứt và sẽ được thêm vào khi cần thiết.
  • Đường bình độ giữa 1/2: Đường bình độ giữa là loại đường dùng để biểu diễn khoảng cao ở những nơi đường bình độ quá thưa (chỗ dốc thoai thoải) và được vẽ bằng nét mảnh đứt đoạn dài màu nâu.

Đặc điểm của đường bình độ

  • Các đường đồng mức không song song nhưng không cắt nhau
  • Đường Bình độ luôn là những đường cong khép kín.
  • Hai đường Bình độ đối xứng nhau có cùng độ cao.
  • Độ dốc càng xít thì càng lớn và ngược lại.
  • Các điểm nằm trên cùng một điểm đồng mức thì có cùng cao độ.
  • Đường đồng mức cách đều nhau biểu thị độ dốc đều.
  • Đường Bình độ lúc thưa lúc xít trên một sườn dốc biểu thị sườn dốc hình lồi lõm
  • Các đường đồng mức chênh nhau một giá trị cao độ cố định, được gọi là khoảng cao đều.
  • Đường Bình độ ở chân núi xít càng lên đỉnh càng thưa biểu thị mặt dốc lồi. Ngược lại chân núi thưa càng lên đỉnh càng xít, biểu thị mặt dốc lõm.
Đặc điểm của đường bình độ
Đặc điểm của đường bình độ

Công dụng của các đường bình độ trong khảo sát

Trong một bản đồ lớn, các đường đồng mức chỉ số ít hơn để giữ cho bản đồ dễ đọc. Trong trường hợp này, để tìm ra độ cao điểm trung gian, các đường đồng mức được sử dụng.

Ước tính đo đạc điện tích đất cho bất kỳ loại cấu trúc nào như: cầu, đập hoặc đường có thể được tìm thấy với sự trợ giúp của các đường đồng mức trong bản đồ.

Vì các đường đồng mức là để tính độ cao dọc của một khu vực, cùng một cách để tính khoảng cách ngang.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ đường bình độ

Đọc bản vẽ đường đồng mức giúp chúng ta hiểu được địa hình, xác định phương hướng đường đi và cách xác định đường đồng mức. Đặc biệt, bản đồ địa hình có các đường đồng mức sẽ hỗ trợ cho công tác thi công san lấp, ví dụ thiết kế quy hoạch 1/500 – 1/2000. Thông qua loại bản đồ này giúp bạn nắm được địa hình theo 3 chiều với 1 tờ bản đồ nhỏ.

Dưới đây là cách đọc bản vẽ đường đồng mức:

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ đường bình độ
Hướng dẫn cách đọc bản vẽ đường bình độ

Đọc độ dốc của địa hình

Đường đồng mức sẽ thể hiện độ dốc của địa hình, bởi mỗi đường sẽ được nối giữa các điểm có cùng độ cao. Nếu các đường nằm càng gần nhau (lưu ý không bao giờ cắt nhau) thì độ dốc sẽ càng lớn. Còn nếu các đường nằm cách xa nhau thì độ dốc sẽ càng nhỏ, đường thoải và cũng dễ đi hơn.

Hình dạng địa hình

Dựa vào đường đồng mức mà các bạn có thể nắm được hình dạng của địa hình đó như thế nào. Những đường tròn đồng tâm sát cạnh nhau sẽ cho bạn biết đó chính là đỉnh núi và nằm giữa các đỉnh núi sẽ là đèo và thung lũng. Tập trung sử dụng bản đồ địa hình với 1 khu vực nhất định thì bạn sẽ quen thuộc hơn và là cách tốt để bạn có thể tập đối chiếu với bản đồ thực tế.

Mức chỉ số

Cứ 5 đường đồng mức trên bản đồ đường đồng mức sẽ có 1 đường đồng mức được kẻ đậm và được ghi chú thêm độ cao chính xác của khu vực đó. Các kỹ sư có thể lấy đường đồng mức từ google earth nhằm phục vụ cho công tác đo đạc, trắc địa.

Khoảng cao đều

Là sự chênh lệch độ cao giữa 2 đường đồng mức liên tiếp nhau, và chúng được sử dụng thống nhất trên cùng 1 tấm bản đồ. Thông thường, khoảng cao đều sẽ được ghi rõ trong phần ghi chú. Tuy nhiên, giữa các loại bản đồ và mỗi quốc gia sẽ có sự quy ước khác nhau về khoảng cao đều, cũng như phương pháp chiếu – thể hiện địa hình thật sự trên 1 mặt phẳng duy nhất.

Đôi khi, các đường đồng mức cũng được sử dụng để thể hiện khu vực sâu chứ không phải mỗi đỉnh núi. Và những đường đồng mức dạng này sẽ được đánh dấu gạch ngang hướng vào bên trong – nghĩa là khu vực bị thụt sâu. Khi tiến đến gần khu vực đó, bạn sẽ thấy độ cao của nó bị giảm dần.

Ứng dụng đường bình độ trong việc khảo sát địa hình

Trên mỗi bản đồ địa hình khác nhau thì các đường đồng mức sẽ được thể hiện rõ ràng và cụ thể để người dùng tìm ra các cao độ trung gian. Ngoài ra, đường đồng mức còn được ứng dụng để làm minh họa cho những cấu trúc như đập, cầu vượt hoặc các làn đường. Nhờ có đường đồng mức giúp hỗ trợ việc đọc bản đồ địa hình trở nên dễ dàng hơn.

Ứng dụng đường bình độ trong việc khảo sát địa hình
Ứng dụng đường bình độ trong việc khảo sát địa hình

Để đo đạc những diện tích đất phục vụ cho nhu cầu khảo sát và thiết kế quy hoạch, các kỹ sư có thể nhìn vào bản đồ với các đường đồng mức để tính toán. Thông qua bản đồ để đưa ra những phương án và kế hoạch cụ thể nhằm phục vụ mục đích cải tạo, khai thác hoặc xây dựng trên địa hình mặt đất đã được tiến hành khảo sát.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Đường bình độ là gì? Mọi thông tin trong bài viết Đường bình độ là gì? Có mấy loại đường bình độ? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (26 bình chọn)

Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button