Fe(OH)2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Mời các em theo dõi nội dung bài học Fe(OH)2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Fe(OH)2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Fe(OH)2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O được THCS Bình Chánh biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa khử Fe(OH)2 tác dụng HNO3. Cũng như từ đó giúp bạn đọc nắm được nội dung phản ứng. Vận dụng vào giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình phản ứng Fe(OH)2 tác dụng HNO3
Fe(OH)2 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O
2. Điều kiện phản ứng xảy ra phản ứng Fe(OH)2 + HNO3
Nhiệt độ thường
Bạn đang xem: Fe(OH)2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
3. Hiện tượng phản ứng xảy ra khi cho dung dịch Fe(OH)2 tác dụng với dung dịch axit nitric
Có khí màu nâu đỏ thoát ra
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Khi cho Fe(OH)2 phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trường?
A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.
B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn
C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm.
D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm xút.
Xem đáp ánĐáp án D
Khí sinh ra là NO2 => cần dung dịch kiềm để hấp thụ => nút ống nghiệm bằng bông tẩm xút.
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít hỗn hợp X gồm 3 khí NO, N2O, N2 có tỉ lệ số mol là: 1 : 2 : 2. Giá trị của m là :
A. 5,4 gam.
B. 3,51 gam.
C. 7,28 gam.
D. 8,1 gam.
Xem đáp ánĐáp án C
Ta có số mol của hỗn hợp khí thu được sau phản ứng là: 1,12 : 22,4 = 0,05 (mol)
Theo đề bài, tỉ lệ mol của 3 khí NO; N2O; N2 là 1 : 2 : 2
=> nNO = 0,01 mol; nN2O = 0,02 mol; nN2 = 0,02 mol.
Áp dụng định luật bảo toàn electron:
3.nFe = 3 . nNO + 8 . nN2O + 10 . nN2 = 3 . 0,01 + 0,02 . 8 + 0,02 . 10 = 0,39
=> nFe = 0,13 mol => mFe = 7,28 gam
Câu 3. Phản ứng xảy ra khi đốt cháy sắt trong không khí là
A. 3Fe + 2O2 → Fe3O4.
B. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.
C. 2Fe + O2 → 2FeO.
D. tạo hỗn hợp FeO, Fe2O3
Xem đáp ánĐáp án A
Phản ứng xảy ra khi đốt cháy sắt trong không khí là
3Fe + 2O2 → Fe3O4.
Câu 4. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì xuất hiện
A. kết tủa màu nâu đỏ.
B. kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dẩn sang màu nâu đỏ.
C. kết tủa màu trắng hơi xanh.
D. kết tủa màu xanh lam.
Xem đáp ánĐáp án A
Câu 5. Hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl2?
A. Xuất hiện màu nâu đỏ
B. Xuất hiện màu trắng xanh
C. Xuất hiện màu nâu đỏ rồi chuyển sang màu trắng xanh
D. Xuất hiện màu trắng xanh rồi chuyển sang màu nâu đỏ
Xem đáp ánĐáp án D
Phương trình phản ứng
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NaCl
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3 (nâu đỏ)
Câu 6. Những kim lọai nào sau đây đẩy được sắt ra khỏi dung dịch sắt (II) sunfat và bạc ra khỏi bạc Nitrat :
A. Na, Mg, Zn
B. Mg, Zn, Al
C. Fe, Cu, Ag
D. Al, Zn, Pb
Xem đáp ánĐáp án B
Phương trình phản ứng hóa học
Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe
Zn + FeSO4→ ZnSO4+ Fe
Al + FeSO4 → Al2(SO4)3 + Fe
…………………………………
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số phương trình liên quan:
- Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
- FeSO4 + NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4
- FeSO4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
- FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
- Fe(OH)2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
- Fe(OH)2 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2S + H2O
Gửi tới các bạn phương trình Fe(OH)2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O được THCS Bình Chánh biên soạn hoàn thành gửi tới các bạn. Hy vọng tài liệu giúp các bạn biết cách viết và cân bằng phương trình phản ứng, hiện tượng sau phản ứng khi cho Fe(OH)2 tác dụng với HNO3 đặc nóng.
Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,….
Ngoài ra, THCS Bình Chánh.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Học Tập