Hóa học 10 Kết nối tri thứcHọc TậpLớp 10

Giải Hóa 10 Bài 20 trang 101, 102 Kết nối tri thức

Mời các em theo dõi nội dung bài học hôm nay Giải hóa 10 bài 20 trang 101, 102 Kết nối tri thức


Hãy cho biết trong các phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ nhanh, phản ứng nào có tốc độ chậm?
Cho khoảng 2 g zinc dạng hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 2M (dư) ở nhiệt độ phòng. Nếu chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây ( các điều kiện khác giữ nguyên)

Bạn đang xem: Giải Hóa 10 Bài 20 trang 101, 102 Kết nối tri thức

 

 

Bài tập 1

Câu 1. Hãy cho biết trong các phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ nhanh, phản ứng nào có tốc độ chậm?

(a) Đốt cháy nhiên liệu.

(b) Sắt bị gỉ.

(c) Trung hòa acid – base

 

 

Hướng dẫn giải:

Phản ứng xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trạng thái tồn tại, nồng độ, nhiệt độ, áp suất,…

 

Lời giải:

(a) Phản ứng xảy ra nhanh.

(b) Phản ứng xảy ra chậm

(c) Phản ứng xảy ra nhanh.

 

Bài tập 2

Câu 2. Cho khoảng 2 g zinc (kẽm) dạng hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 2M (dư) ở nhiệt độ phòng. Nếu chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây (các điều kiện khác giữ nguyên) thì tốc độ phản ứng sẽ thay đổi thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)?

(a) Thay kẽm hạt bằng kẽm bột cùng khối lượng và khuấy đều.

(b) Thay dung dịch H2SO4 2 M bằng dung dịch H2SO4 1M có cùng thể tích.

(c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50oC).

 

 

Hướng dẫn giải:

– Tốc độ phản ứng tăng khi: tăng diện tích tiếp xúc, tăng nồng độ, tăng nhiệt độ…

 

Lời giải:

(a) Kẽm được dùng dưới dạng bột nên tăng diện tích tiếp xúc

=> Tốc độ phản ứng tăng lên

(b) Dung dịch H2SO4 1M có nồng độ giảm so với ban đầu H2SO4 2M

=> Tốc độ phản ứng giảm xuống

(c) Tăng nhiệt độ của phản ứng

=> Tốc độ phản ứng tăng lên

 

Bài tập 3

Câu 3. Hydrogen peroxide phân hủy theo phản ứng: 2H2O2 →  2H2O + O2.

Đo thể tích oxygen thu được theo thời gian, kết quả được ghi trong bảng sau: 

a) Vẽ đồ thị mô tả sự phụ thuộc của thể tích khí oxygen theo thời gian.

b) Tính tốc độ trung bình của phản ứng ( theo cm3/min) trong khoảng thời gian:

– Từ 0 – 15 phút                                 

– Từ 15 – 30 phút

– Từ 30 – 45 phút                               

– Từ 45 – 60 phút

Nhận xét sự thay đổi tốc độ trung bình theo thời gian.

 

 

Hướng dẫn giải:

 

 

Lời giải:

a)

b)

Nhận xét: Tốc độ trung bình giảm dần theo thời gian

 

Bài tập 4

Câu 4. Hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng của zinc và sulfuric acid loãng.

 

 

Hướng dẫn giải:

Nhiệt độ tăng lên, tốc độ phản ứng cũng tăng.

 

Lời giải:

Chuẩn bị: 2 ống nghiệm, 2 kẹp gỗ, 1 đèn cồn, 4 gam Zn hạt và dung dịch H2SO4 loãng 0,1 M.

Tiến hành:

– Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 5mL H2SO4 0,1M

– Cho cùng một lượng (2 gam) zinc dạng viên vào ống nghiệm (1) và (2).

– Đun nóng 1 ống nghiệm

Kết quả: Ống nghiệm dược đun nóng sẽ thoát khí nhanh hơn.

 

Bài tập 5

Câu 5. Một phản ứng ở 45oC có tốc độ là 0,068 mol/(L.min). Hỏi phải giảm xuống nhiệt độ bao nhiêu để tốc độ phản ứng là 0,017 mol/(L.min). Giả sử, trong khoảng nhiệt độ thí nghiệm, hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng bằng 2.

 

 

Hướng dẫn giải:

\(\gamma  = \frac{{{v_{T + 10}}}}{{{v_T}}}\) 

 

Lời giải:

 \(\gamma  = \frac{{{v_{T + 10}}}}{{{v_T}}}\)

=> \(\frac{{{v_2}}}{{{v_1}}} = {\gamma ^{\frac{{{T_2} – {T_1}}}{{10}}}}\)

Ta có: v1 = 0,068      v2 = 0,017        T1 = 45oC

=> \(\frac{{0,017}}{{0,068}} = {2^{\frac{{x – 45}}{{10}}}}\)

=> x = 25oC

 

Hy vọng với nội dung trong bài Giải hóa 10 bài 20 trang 101, 102 Kết nối tri thức

do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn để từ đó hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Hóa học 10 Kết nối tri thức

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button