Hóa học 10 Kết nối tri thứcHọc TậpLớp 10

Giải Hóa 10 Bài 2 trang 17, 18, 19, 20 Kết nối tri thức

Mời các em theo dõi nội dung bài học hôm nay Giải hóa 10 bài 2 trang 17, 18, 19, 20 Kết nối tri thức


Các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân thì có
1. Cho các nguyên tử sau: B (Z = 8, A = 16), D (Z = 9, A = 19),
2. Kí hiệu một nguyên tử cho biết những thông tin gì? Cho ví dụ
3. Hãy biểu diễn kí hiệu của một số nguyên tử sau:
4. Xác định thành phần nguyên tử (số proton, neutron, electron) của mỗi đồng vị sau:

Bạn đang xem: Giải Hóa 10 Bài 2 trang 17, 18, 19, 20 Kết nối tri thức

CH tr 17 MĐ

Các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân thì có đặc điểm gì chung? Giữa số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton và số electron có mối liên hệ như thế nào?

Hướng dẫn giải:

– Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân

– Một nguyên tử trung hòa về điện có số proton = số electron

– Số proton trong hạt nhân nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân

Lời giải:

– Các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân sẽ thuộc cùng loại nguyên tố hóa học

– Một nguyên tử trung hòa về điện có số proton = số electron. Mà số proton trong hạt nhân = số đơn vị điện tích hạt nhân

=> Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron

CH tr 17 CH

Cho các nguyên tử sau: L (Z = 8, A = 16), D (Z = 9, A = 19), E (Z = 8, A = 18), G (Z = 7, A = 15). Trong các nguyên tử trên, các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?

Hướng dẫn giải:

Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân

Lời giải:

– Ta có:

   + L có Z = 8

   + D có Z = 9

   + E có Z = 8

   + G có Z = 7

=> Nguyên tử L và E thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học vì có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (Z = 8)

CH tr 18 CH

Kí hiệu một nguyên tử cho biết những thông tin gì? Cho ví dụ

Hướng dẫn giải:

Lời giải:

 

– Kí hiệu một nguyên tử cho biết:

   + Kí hiệu của nguyên tố đó

   + Số hiệu nguyên tử => Số proton và số electron

   + Số khối => Số neutron = Số khối – số proton

– Ví dụ: \({}_8^{16}O\) cho biết:

   + Nguyên tố oxygen, kí hiệu: O

   + Oxygen có số hiệu nguyên tử = số prtoton = số electron = 8

   + Số khối của oxygen = 16 => Số neutron = 16 – 8 = 8

CH tr 18 CH

Hãy biểu diễn kí hiệu của một số nguyên tử sau:

a) Nitrogen (số proton = 7 và số neutron = 7)

b) Phosphorus (số proton = 15 và số neutron = 16)

c) Copper (số proton = 29 và số neutron = 34)

Hướng dẫn giải:

Trong 1 nguyên tử:

   + Số proton = số hiệu nguyên tử = Z

   + Số khối: A = số proton + số neutron

Lời giải:

a) Nitrogen ( số proton = 7 và số neutron = 7)

   + Nitrogen có kí hiệu nguyên tố: N

   + Số proton = Z = số hiệu nguyên tử = 7

   + Số khối: A = số proton + số neutron = 7 + 7 = 14

=> Kí hiệu nguyên tử: \({}_7^{14}N\)

b) Phosphorus ( số proton = 15 và số neutron = 16)

   + Phosphorus có kí hiệu nguyên tố: P

   + Số proton = Z = số hiệu nguyên tử = 15

   + Số khối: A = số proton + số neutron = 15 + 16 = 31

=> Kí hiệu nguyên tử: \({}_{15}^{31}P\)

c) Copper ( số proton = 29 và số neutron = 34)

   + Copper có kí hiệu nguyên tố: Cu

   + Số proton = Z = số hiệu nguyên tử = 29

   + Số khối: A = số proton + số neutron = 29 + 34 = 63

=> Kí hiệu nguyên tử: \({}_{29}^{63}Cu\)

CH tr 18 CH

Xác định thành phần nguyên tử (số proton, neutron, electron) của mỗi đồng vị sau:

a) \({}_{14}^{28}Si\)\({}_{14}^{29}Si\)\({}_{14}^{30}Si\)

b) \({}_{26}^{54}Fe\)\({}_{26}^{56}Fe\)\({}_{26}^{57}Fe\)\({}_{26}^{58}Fe\)

Hướng dẫn giải:

– Kí hiệu một nguyên tử cho biết:

   + Kí hiệu của nguyên tố đó

   + Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron

   + Số neutron = số khối – số proton

Lời giải:

a)

\({}_{14}^{28}Si\)

– Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 14

– Số neutron = 28 – 14 = 14

\({}_{14}^{29}Si\)

– Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 14

– Số neutron = 29 – 14 = 15

\({}_{14}^{30}Si\)

– Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 14

– Số neutron = 30 – 14 = 16

b)

\({}_{26}^{54}Fe\)

– Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 26

– Số neutron = 54 – 26 = 28

\({}_{26}^{56}Fe\)

– Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 26

– Số neutron = 56 – 26 = 30

\({}_{26}^{57}Fe\)

– Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 26

– Số neutron = 57 – 26 = 31

\({}_{26}^{58}Fe\)

– Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 26

– Số neutron = 58 – 26 = 32

CH tr 20 CH

Tỉ lệ phần trăm số nguyên tử các đồng vị của neon (Ne) được xác định theo phổ khối lượng (Hình 2.4). Tính nguyên tử khối trung bình của Ne.

Hướng dẫn giải:

– Nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố hóa học ghi trong bảng tuần hoàn là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị trong tự nhiên.

– Nguyên tử khối trung bình: \(M = \frac{{aA + bB + cC + {\text{dD}} + …}}{{100}}\)

Trong đó: A, B, C, D… là số khối của các đồng vị

               a, b, c, d… là phần trăm của các đồng vị tương ứng

Lời giải:

Ta có: \({}^{20}Ne\)chiếm 90,0%; \(^{21}Ne\)chiếm 1,0%; \({}^{22}Ne\)chiếm 9,0%

=> \({M_{Ne}} = \frac{{90.20 + 1.21 + 9.22}}{{100}} = 20,19\)

Vậy nguyên tử khối trung bình của Ar là 20,19

CH tr 20 CH

Vì sao trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, giá trị nguyên tử khối của chromium (Cr) không phải là số nguyên mà là 51,996?

Hướng dẫn giải:

Vì trong tự nhiên, Cr tồn tại ở nhiều loại đồng vị như 40Cr, 51Cr, 52Cr, 53Cr, 54Cr.

Lời giải:

Trong tự nhiên, Cr tồn tại ở nhiều loại đồng vị như 40Cr, 51Cr, 52Cr, 53Cr, 54Cr.

=> Tính giá trị nguyên tử khối của chromium sẽ không phải là số nguyên mà là 51,996

\(M = \frac{{aA + bB + cC + {\text{dD}} + …}}{{100}}\)

CH tr 20 CH

Copper (đồng) được sử dụng làm dây dẫn điện, huy chương, trống đồng… Nguyên tử khối trung bình của copper bằng 63,546. Copper tồn tại trong tự nhiên dưới hai dạng đồng vị \({}_{29}^{63}Cu\) và  \({}_{29}^{65}Cu\). Tính phần trăm số nguyên tử của đồng vị \({}_{29}^{63}Cu\)tồn tại trong tự nhiên.

Hướng dẫn giải:

– Nguyên tử khối trung bình: \(M = \frac{{aA + bB + cC + {\text{dD}} + …}}{{100}}\)

Trong đó: A, B, C, D… là số khối của các đồng vị

               a, b, c, d… là phần trăm của các đồng vị tương ứng

Lời giải:

– Gọi tỉ lệ đồng vị 63Cu trong tự nhiên là x%

=> Tỉ lệ đồng vị 65Cu trong tự nhiên là (100-x)%

– Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,546

=> \(63,546 = \frac{{63.x + 65.(100 – x)}}{{100}}\)

=> x = 72,7

Vậy đồng vị 63Cu chiếm 72,7% trong tự nhiên

Lý thuyết

>> Xem chi tiết: Lý thuyết bài 2: Nguyên tố hóa học

Hy vọng với nội dung trong bài Giải hóa 10 bài 2 trang 17, 18, 19, 20 Kết nối tri thức

do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn để từ đó hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Hóa học 10 Kết nối tri thức

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button