Giải Sinh học lớp 10 Bài 3 Cánh Diều: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống | Soạn Sinh 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Bài giảng Sinh lớp 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Bạn đang xem: Giải Sinh học lớp 10 Bài 3 Cánh Diều: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống | Soạn Sinh 10
Mở đầu trang 19 Sinh học 10: Kể tên các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào. Thế giới sống có thể được sắp xếp, tổ chức theo các cấp độ nào?
Trả lời:
– Các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào là: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể.
– Thế giới sống có thể được sắp xếp, tổ chức theo các cấp độ là: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái, sinh quyển.
I. Các cấp độ tổ chức sống
Câu hỏi 1 trang 19 Sinh học 10: Quan sát hình 3.1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy mô tả các cấp độ tổ chức sống.
Trả lời:
Mô tả các cấp độ tổ chức sống:
– Phân tử: được cấu tạo từ các nguyên tử.
– Bào quan: là cấu trúc được xác định tại từng vùng riêng biệt trong tế bào chất, mỗi bào quan thực hiện một chức năng nhất định.
– Tế bào: là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.
– Mô: là một nhóm các tế bào có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định.
– Cơ quan: là tổ chức được cấu tạo từ các loại mô khác nhau tập hợp lại.
– Hệ cơ quan: là tổ chức gồm hai hay nhiều cơ quan phối hợp với nhau để hình thành.
– Cơ thể: là tổ chức được cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỉ tế bào.
– Quần thể: là một tập hợp các cá thể sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
– Quần xã: là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
– Hệ sinh thái: là tập hợp gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh.
– Sinh quyển là hệ sinh thái lớn nhất.
Câu hỏi 2 trang 20 Sinh học 10: Cấp độ tổ chức sống là gì? Nêu ví dụ cho mỗi cấp độ tổ chức sống?
Trả lời:
– Khái niệm cấp độ tổ chức sống: Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.
– Ví dụ cho mỗi cấp độ tổ chức sống:
+ Phân tử nước H2O gồm 2 nguyên tử H và một nguyên tử O.
+ Bào quan: ti thể, lục lạp, lưới nội chất,…
+ Tế bào: tế bào da, tế bào gan,…
+ Mô: mô sụn, mô xương ở cơ thể động vật; mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên ở cơ thể thực vật.
+ Cơ quan: mắt, mũi, miệng,… ở cơ thể động vật; rễ, thân, lá,… ở cơ thể thực vật.
+ Hệ cơ quan: hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn,… ở cơ thể động vật; hệ chồi, hệ rễ ở cơ thể thực vật.
+ Cơ thể: cơ thể người, hổ vằn, báo hoa, cây bàng,…
+ Quần thể: quần thể báo hoa, quần thể hổ vằn, quần thể cây cọ,…
+ Quần xã – hệ sinh thái: quần xã rừng mưa nhiệt đới,…
Luyện tập 1 trang 20 Sinh học 10: Cấp độ tổ chức nào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản? Vì sao?
Trả lời:
– Các cấp độ tổ chức sống cơ bản là: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
– Vì: Các cấp độ tổ chức này có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập.
Câu hỏi 3 trang 20 Sinh học 10: Mỗi cấp độ tổ chức sống tuy có những đặc điểm riêng nhưng tất cả các cấp độ đều có những đặc điểm chung nào?
Trả lời:
Tất cả các cấp độ đều có 3 đặc điểm chung là:
– Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
– Là hệ thống mở và tự điều chỉnh
– Liên tục tiến hoá
Câu hỏi 4 trang 20 Sinh học 10: Thế nào là tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc? Cho ví dụ?
Trả lời:
– Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc là tổ chức dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên. Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà cấp tổ chức không có.
– Ví dụ: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn là các cơ quan tạo nên hệ tiêu hoá.
Luyện tập 2 trang 20 Sinh học 10: Lấy ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người?
Trả lời:
Ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người: Khi trời nóng, hệ mạch dưới da sẽ dãn ra, lỗ chân lông giãn mở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể. Khi trời lạnh, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.
III. Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống
Câu hỏi 5 trang 21 Sinh học 10: Trình bày quan hệ phụ thuộc nhau giữa các cấp độ tổ chức sống.
Trả lời:
Quan hệ phụ thuộc nhau giữa các cấp độ tổ chức sống:
– Về mặt cấu trúc: Cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.
– Về mặt chức năng: Các cấp độ tổ chức lớn hơn có thể thực hiện được chức năng là do các cấp độ tổ chức nhỏ hơn cùng thực hiện một chức năng nhất định đồng thời các cấp độ tổ chức nhỏ hơn cũng chỉ tồn tại và thực hiện chức năng khi ở trong một hệ thống mang tính toàn vẹn.
Luyện tập 3 trang 21 Sinh học 10: Quan sát hình 3.2, mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người?
Trả lời:
Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người:
– Về cấu trúc: Các cấp độ tổ chức sống của cơ thể người có quan hệ thứ bậc; cụ thể, tế bào cấu tạo nên mô, mô cấu tạo nên cơ quan, cơ quan cấu tạo nên hệ cơ quan, hệ cơ quan cấu tạo nên cơ thể. Ví dụ: Các cấp độ tổ chức tạo nên hệ tiêu hóa trong cơ thể người là tế bào biểu mô ruột → biểu mô ruột → ruột non → hệ tiêu hóa → cơ thể.
– Về chức năng: Chức năng của mỗi cấp độ tổ chức sống được tạo ra do sự tương tác của các cấp độ tổ chức sống nhỏ hơn. Như vậy, mỗi cấp độ tổ chức sống thực hiện một chức năng nhất định nhưng có sự liên hệ chặt chẽ với nhau để đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể. Ví dụ: Tế bào biểu mô ruột thực hiện chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nhờ đó ruột non và hệ tiêu hóa thực hiện được chức năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể người.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Ôn tập phần 1 (trang 22)
Bài 4: Khái quát về tế bào
Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước
Bài 6: Các phân tử sinh học
Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Sinh học 10 Cánh Diều
- Giải Bài 4.16 trang 65 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 1 trang 37 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo
- Giải Vận dụng trang 30 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Triều cường là gì? Triều cường xảy ra khi nào?
- Thơ Đường luật là gì? Đặc điểm của thơ Đường luật
- Phân tích nhân vật he ra clet hay nhất (5 mẫu)