Học TậpLớp 10Vật Lí 10 Kết nối tri thức

Giải vật lí 10 bài 33 trang 128, 129, 130 Kết nối tri thức

Mời các em theo dõi nội dung bài học hôm nay Giải vật lí 10 bài 33 trang 128, 129, 130 Kết nối tri thức


Bungee là một trò chơi mạo hiểm được nhiều người yêu thích. Em có biết trò chơi này được thực hiện dựa trên hiện tượng vật lí nào không. Hãy làm các thí nghiệm về biến dạng sau đây. Trong mỗi thí nghiệm trên, em hãy cho biết. Trong thí nghiệm với lò xo và vòng dây cao su, nếu lực kéo quá lớn thì khi thôi tác dụng, chúng có trở về hình dạng, kích thước ban đầu được không.

Bạn đang xem: Giải vật lí 10 bài 33 trang 128, 129, 130 Kết nối tri thức

Câu hỏi tr 128 MĐ

Bungee là một trò chơi mạo hiểm được nhiều người yêu thích. Em có biết trò chơi này được thực hiện dựa trên hiện tượng vật lí nào không?

Hướng dẫn giải:

Liên hệ thực tế

Lời giải:

Bungee là trò chơi mạo hiểm dựa trên hiện tượng biến dạng đàn hồi của dây treo

Câu hỏi tr 128 HĐ

Hãy làm các thí nghiệm về biến dạng sau đây:

– Ép quả bóng cao su vào bức tường (Hình 33.1a).

– Nén lò xo dọc theo trục của nó (Hình 33.1b).

– Kéo hai đầu lò xo dọc theo trục của nó (Hình 33.1c).

– Kéo cho vòng dây cao su dãn ra (Hình 33.1d).

1. Trong mỗi thí nghiệm trên, em hãy cho biết:

– Lực nào làm vật biến dạng?

– Biến dạng nào là biến dạng kéo? Biến dạng nào là biến dạng nén?

– Mức độ biến dạng phụ thuộc vào yếu tố nào?

2. Trong thí nghiệm với lò xo và vòng dây cao su, nếu lực kéo quá lớn thì khi thôi tác dụng, chúng có trở về hình dạng, kích thước ban đầu được không?

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình vẽ và vận dụng kiến thức đã học

Lời giải:

1.

 

Hình a

Hình b

Hình c

Hình d

Lực làm vật biến dạng

Lực đẩy

Lực đẩy

Lực kéo

Lực kéo

Loại biến dạng (kéo, nén)

Biến dạng nén

Biến dạng nén

Biến dạng kéo

Biến dạng kéo

 => Mức độ biến dạng phụ thuộc vào độ lớn của ngoại lực tác dụng.

2.

Trong thí nghiệm với lò xo và vòng dây cao su, nếu lực kéo quá lớn thì khi thôi tác dụng lực, chúng trở về hình dạng và kích thước ban đầu.

Câu hỏi tr 129 HĐ

Với các dụng cụ sau đây: giá đỡ thí nghiệm; các lò xo; hộp quả cân; thước đo.

– Thiết kế và thực hiện phương án thí nghiệm tìm mối quan hệ giữa độ lớn của lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo.

– Hãy thể hiện kết quả trên đồ thị về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo.

– Thảo luận và nhận xét kết quả thu được.

Lời giải:

– Thiết kế phương án thí nghiệm: Treo một đầu lò xo lên giá đỡ thí nghiệm, đầu còn lại treo quả cân

– Các bước thực hiện thí nghiệm:

+ Bước 1: Treo lò xo lên giá đỡ, đo chiều dài của lò xo

+ Bước 2: Treo 1 quả cân lên đầu còn lại của lò xo, đo chiều dài của lò xo khi đó. Tương tự treo 2 quả cân, 3 quả cân, 4 quả cân.

+ Bước 3: Lập bảng ghi kết quả

– Đồ thị về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo.

 

– Nhận xét kết quả thu được: Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi cũng tăng, đồ thị là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ, chứng tỏ lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng

Câu hỏi tr 129 CH

1. Em hãy cho biết loại biến dạng trong mỗi trường hợp sau:

a) Cột chịu lực trong tòa nhà.

b) Cánh cung khi kéo dây cung.

2. Tìm thêm ví dụ về biến dạng kéo trong đời sống.

Hướng dẫn giải:

Có hai loại biến dạng: biến dạng kéo, biến dạng nén

+ Biến dạng kéo: khi vật chịu tác dụng của cặp lực kéo ngược chiều nhau, vuống góc với bề mặt của vật và hướng ra phía ngoài vật.

+ Biến dạng nén: khi vật chịu tác dụng của cặp lực nén ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật và hướng vào phía trong vật.

Lời giải:

1.

a) Cột chịu lực trong tòa nhà: biến dạng nén.

b) Cánh cung khi kéo dây cung: biến dạng kéo.

2.

Ví dụ về biến dạng kéo:

+ Dùng hai tay kéo lò xo

+ Dùng hai tay kéo sợi dây co dãn

Câu hỏi tr 130

1. Từ kết quả thu được trong hoạt động ở mục 1, hãy tính độ cứng của lò xo đã dùng làm thí nghiệm. Tại sao khối lượng lò xo cần rất nhỏ so với khối lượng của các vật nặng treo vào nó?

2. Trên Hình 33.5 là đồ thị sự phụ thuộc của lực đàn hồi F vào độ biến dạng Δl của 3 lò xo khác nhau A, B và C.

a) Lò xo nào có độ cứng lớn nhất?

b) Lò xo nào có độ cứng nhỏ nhất?

c) Lò xo nào không tuân theo định luật Hooke?

Hướng dẫn giải:

Học sinh thực thí nghiệm

Độ cứng của lò xo: \(K = \frac{F}{{\Delta l}}\)

Trong đồ thị, tỉ số \(\frac{F}{{\Delta l}}\) chính là hệ số góc, góc hợp bởi giữa trục hoành và đồ thị càng lớn thì hệ số góc càng lớn và ngược lại

Lời giải:

1.

Độ cứng của lò xo: \(K = \frac{{{F_{dh}}}}{{\Delta l}} = \frac{{m.g}}{{\Delta l}}\)

Trong đó:

+ K: độ cứng của lò xo (N/m)

+ m: khối lượng của vật (kg)

+ g: gia tốc trọng trường (m/s)

+ Δl: độ giãn của lò xo (m)

Từ biểu thức tính độ cứng của lò xo, ta thấy rằng nếu khối lượng của lò xo đủ lớn thì khi cân bằng lực đàn hồi không bằng trọng lượng của vật nữa, mà phải tính thêm cả trọng lượng của lò xo, dẫn đến biểu thức tính độ cứng của lò xo sai lệch.

2.

a) Lò xo có độ cứng lớn nhất là lò xo C

b) Lò xo có độ cứng nhỏ nhất là lò xo A

c) Lò xo không tuân theo định luật Hooke là lò xo A

Lí thuyết

>> Xem chi tiết: Lí thuyết Bài 33. Biến dạng của vật rắn – Vật lí 10

Hy vọng với nội dung trong bài Giải vật lí 10 bài 33 trang 128, 129, 130 Kết nối tri thức

do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn để từ đó hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Vật Lí 10 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button