Học TậpLớp 11

Gốc axit là gì? Gốc axit được phân thành mấy loại?

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Gốc axit là gì? Gốc axit được phân thành mấy loại? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Gốc axit là gì?

Axit là phân tử hóa học chúng gồm gốc axit và nguyên tử Hydro. Như vậy, khi tách nguyên tử Hydro ra khỏi phân tử hóa học ta sẽ thu về gốc axit. Trên thực tế gốc axit tồn tại rất nhiều nơi, ngay cả trong thực phẩm hàng ngày như chanh, hoa quả,… Thậm chí là nước mà bạn đang uống hàng ngày khi chưa đi qua hệ thống lọc cũng chứa các gốc axit.

Gốc axit là một phần trong phân tử axit thu được khi tách riêng nguyên tử hidro linh động trong phân tử axit.

Bạn đang xem: Gốc axit là gì? Gốc axit được phân thành mấy loại?

Thí dụ:

– Axit HCl sau khi tách hidro thu được gốc axit là Cl (1)

– Axit HNO3 sau khi tách hidro thu được gốc axit là NO3 (2)

– Axit H2SO4 sau khi tách hidro thu được gốc axit là HSO4 hoặc SO4 (3)

– Axit H3PO4 sau khi tách hidro thu được gốc axit là H2PO4 hoặc HPO4 hoặc PO4 (4)

Gốc axit là gì?
Gốc axit là gì?

Gốc axit được phân thành mấy loại?

Gốc axit được phân thành 2 loại: Gốc axit còn hidro và gốc axit không còn hidro hoặc cũng có thể phân loại gốc axit thành loại trong gốc axit có oxi hoặc trong gốc axit không có oxi.

Như ở thí dụ trên ta thấy được gốc axit không còn hidro là thí dụ (1) – (2) còn thí dụ (3) – (4) là gốc axit vẫn có thể còn hidro. Bên cạnh đó, khi chúng ta phân loại gốc axit theo phân loại axit có oxi hoặc không có oxi thì thí dụ (1) thuộc nhóm gốc axit không có oxi còn thí dụ (2)-(3)-(4) là những gốc axit có oxi.

Gốc axit sẽ kết hợp với nguyên tố kim loại tạo thành muối và mỗi kim loại khác nhau sẽ liên kết với gốc axit theo một cách khác nhau nên chúng ta nắm bắt được từng gốc axit sẽ giúp tìm hiểu về hợp chất muối liên quan nhanh hơn. Trong bảng gốc axit còn có cột hoá trị của từng gốc axit tương ứng sẽ giúp các em học sinh dễ dàng lập công thức hoá học.

Bảng axit và gốc axit – Cách gọi tên gốc axit

STT Công thức axit Tên gọi Axit Khối lượng axit (đvC) Công thức gốc axit Tên gọi gốc axit Hóa trị Khối Lượng Gốc Axit (đvC)

1

HCl Axit clohidric 36.5 -Cl Clorua I 35.5

2

HBr Axit bromhidric 81 -Br Bromua I 80

3

HF Axit flohidric 20 -F Florua I 19

4

HI Axit iothidric 128 -I Iotdua I 127

5

HNO3 Axit nitric  63 -NO3 Nitrat I 62

6

HNO2 Axit nitrit  47 -NO2 Nitrit I 46

7

H2CO3 Axit cacbonic  62 =CO3 Cacbonat II 60
-HCO3 Hidro Cacbonat I 61

8

H2SO4 Axit sufuric  98 =SO4 Sunfat II 96
-HSO4 Hidro Sunfat I 97

9

H2SO3 Axit sunfuro  82 =SO3 Sunfit II 80
-HSO3 Hidro Sunfit I 81

10

H3PO4 Axit photphoric  98 PO4 Photphat III 95
-H2PO4 Đihidro Photphat I 97
=HPO4 Hidro Photphat II 96
☰PO4 Photphat III 95

11

H3PO3 Axit photphoro  82 ☰PO3 Photphit III 79
-H2PO3 Đihidro Photphit I 81
=HPO3 Hidro Photphit II 80

12

H2SO3 Axit Sunfit 82 =SO3 Sunfit II 80
-HSO3 Hidro sunphit I 81

13

H2CO3 Axit Cacbonic 62 =CO3 Cacbonat II 60
-HCO3 Hidro cacbonat I 61

14

H2S Axit Sunfuhiđric  34 =S Sunfua II 32
-HS Hidro Sunfua I 33

15

H2SiO3 Axit silicric  78 =SiO3 Silicat II 76
-HSiO3 Hidro Silicat I 77

Gốc axit là gì? Phân loại các gốc axit thường gặp

Cách xác định gốc axit mạnh

a) So sánh định tính tính axit của các axit

– Nguyên tắc chung: Nguyên tử H càng linh động thì tính axit càng mạnh.

– Đối với các axit có oxi của cùng một nguyên tố: càng nhiều O tính axit càng mạnh.

HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4

– Đối với axit của các nguyên tố trong cùng chu kì: nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng mạnh thì tính axit của axit càng mạnh (các nguyên tố đều ở mức hóa trị cao nhất).

H3PO4 < H2SO4 < HClO4

– Đối với axit của các nguyên tố trong cùng một nhóm A thì:

+ Axit không có oxi: tính axit tăng dần từ trên xuống dưới:

HF < HCl < HBr < HI (do bán kính ion X tăng)

+ Axit có O: tính axit giảm dần từ trên xuống dưới:

HClO4 > HBrO4 > HIO4 (do độ âm điện của X giảm dần)

– Với các axit hữu cơ RCOOH: (nguyên tử H được coi không có khả năng hút hoặc đẩy e)

+ Nếu gốc R no (đẩy e) làm giảm tính axit. Gốc R no càng nhiều nguyên tử C thì khả năng đẩy e càng mạnh:

HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH > CH3CH2CH2COOH > n-C4H9COOH.

+ Nếu gốc R hút e (không no, thơm hoặc có halogen…) sẽ làm tăng tính axit.

– Xét với gốc R có chứa nguyên tử halogen:

+ Halogen có độ âm điện càng lớn thì tính axit càng mạnh:

CH2FCOOH > CH2ClCOOH > CH2BrCOOH > CH2ICOOH > CH3COOH

+ Gốc R có chứa càng nhiều nguyên tử halogen thì tính axit càng mạnh:

Cl3CCOOH > Cl2CHCOOH > ClCH2COOH > CH3COOH

+ Nguyên tử halogen càng nằm gần nhóm COOH thì tính axit càng mạnh:

CH3CH2CHClCOOH > CH3CHClCH2COOH > CH2ClCH2CH2COOH > CH3CH2CH2COOH

– Với một cặp axit/bazơ liên hợp: tính axit càng mạnh thì bazơ liên hợp của nó càng yếu và ngược lại.

– Với một phản ứng: axit mạnh đẩy được axit yếu khỏi dung dịch muối (trường hợp trừ một số đặc biệt).

b) So sánh định lượng tính axit của các axit

– Với axit HX trong nước có cân bằng: HX <=> H+ + X ta có hằng số phân ly axit: KA

– KA chỉ phụ thuộc nhiệt độ, bản chất của axit. Giá trị của KA càng lớn tính axit của axit càng mạnh.

Cách xác định gốc axit mạnh
Cách xác định gốc axit mạnh

Bài tập vận dụng

Câu 1: Tên gọi của H2SO3 là:

A. Hiđrosunfua

B. Axit sunfuric

C. Axit sunfuhiđric

D. Axit sunfurơ

Lời giải:

Đáp án D

H2SO3 là axit ít oxi

+ Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = Axit + tên phi kim + ơ.

⇒ H2SO3 có tên gọi là: axit sunfurơ

Câu 2: Axit nitric là tên gọi của axit nào sau đây?

A. H3PO4.

B. HNO3.

C. HNO2.

D. H2SO3.

Lời giải:

Đáp án B

Axit nitric là tên gọi của axit nhiều oxi và có nguyên tố phi kim N

⇒ là axit HNO3

Câu 3: Axit clohiđric có công thức hoá học là:

A. HCl.

B. HClO.

C. HClO2.

D. HClO3.

Lời giải:

Đáp án A

Công thức hóa học của Axit clohiđric: HCl

Câu 4: Axit tương ứng của oxit axit SO2 là:

A. H2SO3.

B. H2SO4.

C. HSO3.

D. SO3.2H2O.

Lời giải:

Đáp án A

Axit tương ứng của oxit axit SO2 là H2SO3

Câu 5: Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại axit là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Đáp án B

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Các chất thuộc loại axit là: H2SO4, HCl

Câu 6: Dãy chất chỉ bao gồm axit là:

A. HCl; NaOH

B. CaO; H2SO4

C. H3PO4; HNO3

D. SO2; KOH

Lời giải:

Đáp án C

H3PO4: Axit photphoric

HNO3: Axit nitric

Câu 7: Xác định công thức hóa học của axit, biết phân tử axit chỉ chứa 1 nguyên tử S và thành phần khối lượng các nguyên tố trong axit như sau: %H = 2,04%; %S = 32,65%, %O = 65,31%.

A. H2SO3.

B. H2SO2.

C. H2SO4.

D. H2SO5.

Lời giải:

Đáp án C

Do phân tử chỉ chứa một nguyên tử S nên:

32 đvC ứng với 32,65%

M1 đvC ứng với 100%

→ M1 =  = 98 đvC.

Số nguyên tử H bằng:  = 2.

Số nguyên tử O bằng:  = 4.

Vậy công thức hóa học của axit là H2SO4.

Câu 8: Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng

A. Gốc sunfat (SO4) hoá trị I

B. Gốc photphat (PO4) hoá trị II

C. Gốc nitrat (NO3) hoá trị III

D. Nhóm hiđroxit (OH) hoá trị I

Lời giải:

Đáp án D

A sai vì gốc sunfat (SO4) hoá trị II

B sai vì gốc photphat (PO4) hoá trị III

C sai vì gốc nitrat (NO3) hoá trị I

D đúng, nhóm hiđroxit (OH) hoá trị I

Câu 9: Gốc axit của axit HNO3 có hóa trị mấy ?

A. Hóa trị II

B. Hóa trị III

C. Hóa trị I

D. Hóa trị IV

Lời giải:

Đáp án C

Gốc axit của axit HNO3 là nhóm (NO3) có hóa trị I

Câu 10: Xác định axit tương ứng của oxit axit P2O5 ?

A. H2PO3.

B. H3PO4.

C. HPO3.

D. PO5.2H2O.

Lời giải:

Đáp án B

Axit tương ứng của oxit axit P2O5 là H2PO4 (Axit photphoric)

Câu 11: Cho các oxit sau: CO2, SO2, P2O5. Viết phương trình phản ứng của các oxit đó với nước và gọi tên sản phẩm tạo thành?

Lời giải:

CO2 + H2O → H2CO3

Axit cacbonic

SO2 + H2O → H2SO3

Axit sunfurơ

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Axit photphoric

Câu 12: Hãy viết công thức hóa học của các axit chứa các gốc axit sau: -Cl, =SO3, = SO4, -NO3 và cho biết tên của chúng.

Lời giải:

Gốc axit Công thức hóa học của axit Tên axit
-Cl HCl Axit clohiđric
=SO3 H2SO3 Axit sunfurơ
=SO4 H2SO4 Axit sunfuric
-NO3 HNO3 Axit nitric

Câu 13: Đọc tên của những chất có công thức hóa học sau: HBr, H2CO3, H3PO4, H2S.

Lời giải:

HBr: Axit bromhiđric.

H2CO3: Axit cacbonic

H3PO4: Axit photphoric

H2S: Axit sunfuhiđric

***

Trên đây là nội dung bài học Gốc axit là gì? Gốc axit được phân thành mấy loại? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (4 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button