H2S + FeCl3 → S + FeCl2 + HCl
Mời các em theo dõi nội dung bài học H2S + FeCl3 → S + FeCl2 + HCl do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
H2S + FeCl3 → S + FeCl2 + HCl
H2S + FeCl3 → S + FeCl2 + HCl là phương trình phản ứng oxi hóa khử khi sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 sau phản ứng thu được kết tủa màu vàng, được THCS Bình Chánh biên soạn hướng dẫn các bạn viết và cân bằng đúng phương trình, cũng như có thể giúp bạn đọc vận dụng tốt vào giải bài tập.
1. Phương trình phản ứng H2S ra S
H2S + 2FeCl3 → S↓(vàng) + 2FeCl2 + 2HCl
2. Điều kiện thí nghiệm Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3
Nhiệt độ thường
Bạn đang xem: H2S + FeCl3 → S + FeCl2 + HCl
3. Cách tiến hành thí nghiệm phản ứng H2S+ FeCl3
Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3
4. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 sau phản ứng có hiện tượng
Màu vàng nâu của dung dịch Sắt III clorua (FeCl3) nhạt dần và xuất hiện kết tủa vàng Lưu huỳnh (S)
5. Tính chất hóa học của H2S
5.1. Tính axit yếu
Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).
Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS−.
H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
5.2. Tính khử mạnh
Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).
Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,…mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S-2) có thể bị oxi hóa thành (S0), (S+4), (S+6).
Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng.
2H2S + 3O2 dư → 2H2O + 2SO2
2H2S + O2 → 2H2O + 2S
Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:
Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.
H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4
H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)
6. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 hiện tượng xảy ra là
A. không hiện tượng gì.
B. kết tủa trắng hóa nâu.
C. xuất hiện kết tủa đen.
D. có kết tủa vàng.
Xem đáp ánĐáp án D
Câu 2. Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?
A. dung dịch HCl
B. dung dịch FeCl3
C. dung dịch K2SO4
D. dung dịch NaCl
Xem đáp ánĐáp án B
Câu 3. Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?
A. N2
B. CO2
C. H2
D. H2S
Xem đáp ánĐáp án D
Câu 4. Cho các chất sau: SO2, H2S, NH3, CO2, Cl2 số chất làm mất màu dung dịch Br2 là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Xem đáp ánĐáp án C
Câu 5. Nhúng 1 thanh Mg vào 100ml dung dịch Fe(NO3)3 1M, sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra cân thấy khối lượng dung dịch giảm đi 0,4 gam. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là?
A. 4,8 g
B. 2,4 gam
C. 1,2 gam
D. 9,6 gam
Xem đáp ánĐáp án B
Phương trình ion thu gọn
Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+
0,05 0,1 0,1
Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe
x x x
mdung dịch giảm = mkim loại tăng = 56x – 24. (0,05 + x) = 0,4 g
→ x = 0,05
→ mMg tan = 0,1. 24 = 2,4 gam
Câu 6. Cho Cu (dư) tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 được dung dịch X. Cho AgNO3 dư tác dụng với dung dịch X được dung dịch Y. Cho Fe (dư) tác dụng với dung dịch Y được hỗn hợp kim loại Z. Số phương trình phản ứng xảy ra là
A. 6
B. 7
C. 5
D. 4
Xem đáp ánĐáp án C
1) Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
X: Cu2+; Fe2+ (trong dung dịch không tính Cu dư)
(2) Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
Y: Fe3+; Cu2+; Ag+
(3) Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
(4) Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
(5) Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Câu 7. Cho vài giọt dung dịch H2S vào dung dịch FeCl3 hiện tượng xảy ra là:
A. không hiện tượng gì.
B. kết tủa trắng hóa nâu.
C. xuất hiện kết tủa đen.
D. có kết tủa vàng.
Xem đáp ánĐáp án D
Phương trình phản ứng: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S
Câu 8. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch FeCl3 là:
A. Fe, Mg, Cu, Ag, Al
B. Fe, Zn, Cu, Al, Mg
C. Au, Cu, Al, Mg, Zn
D. Cu, Ag, Au, Mg, Fe
Xem đáp ánĐáp án B
Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
Zn +2Fe3+ → Zn2+ + 2Fe2+
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
Al+ 3Fe3+ → Al3+ + 3Fe2+
Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + Fe2+
Au, Ag không tác dụng với FeCl3
Câu 9. Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ:
A.Có phản ứng oxi hoá – khử xảy ra.
B.Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.
C.Axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuric.
D.Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric.
Xem đáp ánĐáp án B
H2S + CuSO4 → CuS↓ (kết tủa đen) + H2SO4
=> Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.
Câu 10. Các đồ vật bằng bạc để lâu trong không khí thường bị xỉn màu đen. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do:
A. Bạc tác dụng với O2 trong không khí.
B. Bạc tác dụng với hơi nước.
C. Bạc tác dụng đồng thời với khí O2 và H2S trong không khí.
D. Bạc tác dụng với khí CO2.
Xem đáp ánĐáp án C
Trong không khí có chứa các chất O2, H2S, hơi nước… Vì vậy Ag tác dụng đồng thời với O2 và H2S tạo muối Ag2S màu đen gây ra hiện tượng xỉn màu.
4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O
Câu 11. Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch bazơ NaOH tạo 2 muối nào?
A. Na2S2 và NaHS
B. Na2S2 và Na2S
C. Na2S và NaHS
D. NaS và NaHS
Xem đáp ánĐáp án C
Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch kiềm, tùy theo tỉ lệ sinh ra muối trung hòa hay muối axit
H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
Câu 12. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. 3O2 + 2H2S → 2SO2 + 2H2O (to)
B. FeCl2 + H2S → 2HCl + FeS
C. O3 + 2KI + H2O → 2KOH + O2 + I2
D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Xem đáp ánĐáp án B
Trường hợp không xảy ra phản ứng là: FeCl2 + H2S vì nếu phản ứng sinh ra FeS sẽ bị hòa tan bởi HCl
…………………………………..
Trên đây THCS Bình Chánh đã giới thiệu H2S + FeCl3 → S + FeCl2 + HCl thì. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, THCS Bình Chánh xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà THCS Bình Chánh tổng hợp biên soạn và đăng tải.
Ngoài ra, THCS Bình Chánh.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Học Tập