Học TậpLớp 5

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam (17 mẫu)

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam bao gồm hướng dẫn viết cùng 17 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam

Mục lục

Dàn ý Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam

1. Nội dung:

Bạn đang xem: Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam (17 mẫu)

a) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống hiếu học: Ông tổ nghề thêu (Tiếng Việt 3, tập hai), Văn hay chữ tốt (Tiếng Việt 4, tập một), Bông sen trong giếng ngọc (Truyện đọc lớp 4).

b) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống đoàn kết: Câu chuyện bó đũa (Tiếng Việt 2, tập một), Đôi bạn (Tiếng Việt 3, tập một), Vì muôn dân (Tiếng Việt 5, tập hai).

2. Tìm câu chuyện ở đâu?

– Những câu chuyện em đã được nghe.

– Báo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý truyện của Nhà xuất bản Kim Đồng, sách Truyện đọc lớp 5 của Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Giới thiệu tên câu chuyện và kể lại nội dung câu chuyện đã nghe (hoặc đã đọc):

– Mở đầu câu chuyện thế nào?

– Diễn biến của câu chuyện ra sao? (Kể rõ trình tự các việc xảy ra, hành động của nhân vật; chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan đến đức tính hiếu học hoặc tinh thần đoàn kết.)

4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam- Mẫu 1

Dân tộc ta với truyền thống ngàn năm văn hiến, biết bao tấm gương hiếu học vẫn vang danh đến muôn đời. Đó là những bài học quý báu truyền lại cho thế hệ con cháu đất Việt để viết tiếp trang sử hào hùng, ghi danh với non sông. Một trong những tấm gương khiến em khâm phục và xúc động nhất đó là tinh thần hiếu học của thần đồng Mạc Đĩnh Chi .

Theo tài liệu lịch sử để lại, ông sinh năm 1272 trên mảnh đất quê hương Chí Linh, Hải Dương. Ông mồ côi cha từ nhỏ, hàng ngày phải theo mẹ vào rừng sâu kiếm củi để sống qua ngày. Vì có tướng mạo thấp bé, xấu xí nên ông thường bị bạn bè khinh rẻ. Trải qua những năm tháng tuổi thơ nhọc nhằn, vất vả của tuổi thơ, Mạc Đĩnh Chi hiểu rằng chỉ có con đường học tập thành tài mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo khổ. Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học, các bạn trong làng đến học đông vui. Không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất thèm được hộc. Mỗi lần gánh củi qua trường, cậu lại ngấp nghé học lỏm. Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Không có sách học, thì mượn thầy mượn bạn. Mạc Đĩnh Chi cố học nhiều cuốn sách quý. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường.

Sau những ngày tháng học hành miệt mài và gian nan, năm 1304 khi mới 24 tuổi, Mạc Đĩnh Chi dự khoa thi Đình và ông được chấm đỗ Trạng Nguyên. Tuy nhiên, khi vào yết kiến vua, thấy dung dạo ông xấu xí nên vua tỏ ý chê bai, không muốn cho đỗ đầu. Hiểu ý nhà vua, ông đã làm bài phú Ngọc tỉnh liên (Hoa sen trong giếng ngọc) để dâng vua. Mạc Đĩnh Chi ví mình như bông sen trong giếng ngọc ở núi, ý muốn nói nhà vua đừng chỉ đánh giá một người vì tướng mạo bên ngoài. Vua Anh Tông xem xong khen là thiên tài, liền ban áo mão võng lọng cho ông vinh quy bái tổ. Sau khi trở về kinh đô, nhà vua cho mời ông vào hỏi việc chính trị. Ông trả lời đây ra đấy khiến vua rất hài lòng và ban cho nhiều chức quan cao quý trong triều đình.

Câu chuyện về tấm gương hiếu học của thần đồng Mạc Đĩnh Chi chỉ là một trong nhiều câu chuyện về tinh thần hiếu học của người dân đất nước Việt Nam. Ngày nay, có biết bao bạn học sinh dù gia cảnh khó khăn nhưng vẫn vươn lên trong học tập, dành nhiều thành tích xuất sắc. Đó là những đóa hoa sen thơm ngát, giữa bùn lầy vẫn vươn cao tỏa ngát hương thơm. Em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để xứng đáng với truyền thống cha ông đi trước, để thầy cô và cha mẹ luôn vui lòng và tự hào về em.

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam- Mẫu 2

Một tấm gương hiếu học nổi tiếng của nước ta mà em rất ngưỡng mộ, kính trọng chính là Trạng nguyên Tô Tịch, hay còn được biết đến với danh xưng Ông Trạng Nồi.

Chuyện rằng, lúc còn nhỏ, Tô Tịch sớm mồ côi cha mẹ, một mình sống trong ngôi nhà tranh và làm nghề đốn củi để kiếm sống qua ngày. Tuy cuộc sống khó khăn, thiếu thốn đủ đường, nhưng ông vẫn rất chăm chỉ học hành. Càng lớn lên, trí thông minh của Tô Tịch ngày càng hiện rõ. Đến năm đó, nhà vua mở khoa thi, ông càng thêm quyết tâm học tập.

Vì dồn hết thời gian để dùi mài kinh sử, nên Tô Tịch gần như chẳng còn thời gian để đi đốn củi kiếm tiền. Vì vậy, ông đã nghĩ ra một cách hay. Hằng ngày, Tô Tịch chờ nhà hàng xóm dùng cơm xong, thì liền chạy sang mượn nồi. Sau đó, ông ăn sạch phần cơm còn dính dưới đáy nồi rồi rửa sạch sẽ và mang sang trả. Nhờ vậy, Tô Tịch có thời gian để học hành suốt ngày đêm. Kết quả, trong kì thi năm đó, ông đã vinh danh bảng vàng. Khi được nhà vua triệu kiến để ban thưởng, Tô Tịch đã xin nhà vua ban cho mình một chiếc nồi đúc bằng vàng. Lúc trở về quê nhà, ông đã đem chiếc nồi đó tặng cho nhà hàng xóm và giải thích câu chuyện năm xưa. Người dân biết được thì ai cũng nể phục và tấm tắc khen ngợi tấm lòng của ông. Cũng từ đó, Tô Tịch được người dân yêu mến đặt cho danh hiệu Ông Trạng Nồi.

Qua câu chuyện đó, em hiểu được những khó khăn, thiếu thốn mà Tô Tịch đã vượt qua để có thể đạt được thành tích cao trong kì thi. Đồng thời, cũng càng thêm khâm phục lối sống ăn quả nhớ kẻ trồng cây của ông. Có thể nói, Tô Tịch là một tấm gương hiếu học sáng rỡ cho chúng ta noi theo.

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam- Mẫu 3

Câu chuyện tôi kể các bạn nghe nói về một cậu bé ham học và học giỏi, cạo hạt điều để kiệm tiền đi học.

Cạo hạt điều là công việc thường xuyên của gia đình Bùi Thị Ngọc Bích, sinh năm 1995, học sinh giỏi lớp Năm trường tiểu học Hòa Phú, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Nhà Bích có năm anh em, anh trai của Bích đang học lớp Bảy, dưới Bích có ba người em, bé út mới bốn tuổi nhưng cũng đã biết cạo hạt điều cùng anh chị.

Giá cạo hạt điều là 3000/kg. Trung bình mỗi ngày cả nhà Bích cạo được 7 – 8 kg.

Bích kể, khi ở lớp, Bích luôn phải cố gắng tập trung nghe thầy giảng để hiểu và cũng để nhẩm thuộc bài được phần nào hay phần ấy. Về đến nhà, vừa ăn cơm xong, Bích lại miệt mài bên thúng hạt điều. Tuy không được rong chơi, nghỉ ngơi nhưng đối với Bích khoảng thời gian có hạt điều để cạo là vui nhất. Bởi những lúc đó nhà mới có đủ cơm ăn, mấy anh em mới có tiền mua sách vở, đóng tiền trường.

Tối đến, Bích mới có thời gian để học tập. Mùa hè này, Bích được mẹ cho đi học thêm để về dạy lại cho các em, vì mẹ gom góp, tằn tiện lắm thì cũng chỉ đủ lo cho Bích và anh trai, dù số tiền đóng trọn kì hè này chỉ có 50.000đ. Cuộc sống gia đình rất bấp bênh, luôn thiếu trước hụt sau, vậy mà trong đôi mắt của Bích vẫn ánh lên khát vọng: “Con thích môn Tiếng Việt. Con mong sau này được làm cô giáo”. Bích nói khẽ khàng, tiếng Bích như muốn chìm lấp giữa âm thanh của tiếng mũi dao đang cạo mạnh vào vỏ hạt điều.

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam- Mẫu 4

Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là “Câu chuyện bó đũa”, ca ngợi về sức manh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:

“Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai anh em rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.

Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ồng đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

– Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

– Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.

Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam- Mẫu 5

Một trong những tấm gương hiếu học được lưu danh trong sử sách nước nhà chính là nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ông nổi tiếng là một cậu học trò nghèo hiếu học đã đỗ và đứng đầu cả ba kỳ thi.

Em đã đọc được câu chuyện hiếu học của Nguyễn Khuyến khi về quê hương Nam Định của ông. Không như những đứa trẻ trạc tuổi ham chơi, từ nhỏ Nguyễn Khuyến đã vô cùng hiếu học, ông lắng nghe các bài thơ mà cha dạy cho các anh rồi học thuộc làu làu. Vì còn nhỏ tuổi nên ông luôn tự học một mình, cầm gạch viết lên nền nhà, sau này cha của ông thấy ông hiếu học liền mua sách bút cho học. Từ đó ông càng chăm chỉ và say mê học tập, học đến nỗi quên ăn, quên ngủ, ông muốn học ngày học đêm, có hôm thì nhờ ánh trăng tỏ để đọc sách, hôm nào trăng mờ thì đốt lá lấy ánh sáng của lửa để học. Nhờ sự nỗ lực học tập không ngừng, ông đã đỗ cả ba kì thi là thi Hương, thi Hội và thi Đình, được gọi là “Tam nguyên yên đổ”. Nguyễn Khuyến ra làm quan, ông là một vị quan trong sạch, thanh liêm chính trực và luôn gần gũi gắn bó với nhân dân. Tinh thần hiếu học của ông trở thành một tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo.

Ngày nay chúng ta có điều kiện học tập quá tốt, đầy đủ và hiện đại nhưng lại rất ngại học, coi việc học như là một sự ép buộc, gánh nặng và chỉ muốn được chơi. Phải nêu cao tinh thần hiếu học của dân tộc, học tập vì chính bản thân và cả xã hội.

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam- Mẫu 6

Mỗi khi nhắc đến truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, em lại nhớ đến câu chuyện Ông tổ nghề thêu của nước nhà. Truyện về đức tính hiếu học của ông đã được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 để răn dạy học sinh.

Ông tổ nghề thêu có tên là Trần Quốc Khái, hồi còn nhỏ đã là một cậu bé rất hiếu học. Vì là con nhà nông, nên Khái phải vừa làm vừa học, đâu như học sinh bây giờ chỉ lo ăn rồi học chẳng phải làm lụng việc gì. Lúc đi đốn củi cũng học, đi kéo vó tôm cũng học, không có đèn điện, đèn dầu để thắp thì Khái bắt những con đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để đọc sách.

Chẳng bao lâu sau Khái đi thi liền đỗ tiến sĩ và được làm quan trong triều đình nhà Lê, sự chăm chỉ và tinh thần hiếu học của Trần Quốc Khái đã được đền đáp xứng đáng. Sau này Trần Quốc Khái được cử đi sứ sang Trung Quốc đã học được cách thêu và làm lọng, về nước ông đem truyền dạy cho dân chúng, từ đó nghề thêu được lan truyền khắp nơi, nhân dân Thường Tín quê ông lập nên đền thờ tôn ông là ông tổ nghề thêu.

Qua câu chuyện của Trần Quốc Khái, em nhận ra một điều: gian khổ, nghèo đói và thiếu thốn không thể làm nhụt đi ý chí của người hiếu học. Giống như Quốc Khái, nếu đã có tinh thần hiếu học thì có thể khắc phục mọi hoàn cảnh, tự giác học tập không cần ai phải nhắc nhở.

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam- Mẫu 7

Từ thời xa xưa, trong tâm hồn nhân dân Việt Nam, tinh thần đoàn kết và đại đoàn kết đã luôn được coi trọng và trân trọng. Đây không chỉ là một phần của cuộc sống hàng ngày, mà còn là một giá trị quý báu và đạo lý cốt lõi. Tinh thần đoàn kết là điều cần thiết để chúng ta tồn tại, vượt qua mọi thử thách và khó khăn trong cuộc sống. Nó đã đi sâu vào lòng của người Việt qua từng thế hệ, trở thành một niềm tin không thể thiếu.

Ông bà, cha mẹ luôn dạy bảo con cháu về tinh thần này thông qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Câu tục ngữ này tóm gọn tinh thần đoàn kết của dân tộc, nhấn mạnh sức mạnh khi chúng ta đứng cùng nhau.

Hãy để tôi chia sẻ một câu chuyện mang tựa đề “Câu chuyện bó đũa” để ca ngợi sức mạnh của tinh thần đoàn kết:

“Ngày xưa, ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ, họ rất thương yêu nhau và luôn sẵn sàng nhường nhịn. Tuy có thời gian mỗi người một nhà và khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, họ thường xuyên va chạm và cãi vã.

Thấy con cái mình không hoà thuận, người cha rất lo lắng. Một ngày, ông đặt trên bàn một bó đũa và một túi tiền, sau đó gọi cả bốn con, cả trai lẫn gái, dâu và rể lại và nói:

Ai có thể bẻ gãy bó đũa này sẽ được nhận túi tiền thưởng. Bốn người con lần lượt thử cách mà họ có, nhưng không một ai thành công. Người cha sau đó tháo ra từng chiếc bó đũa ra khỏi bó, rồi một cách dễ dàng bẻ gãy từng chiếc.
Nhìn thấy điều này, bốn người con cười và nói:

Đúng, bố cứ thử từng chiếc mà bẻ, không khó lắm!
Người cha gật đầu và nói:

Đúng vậy. Điều quan trọng là các con thấy rằng khi tách rời, các chiếc đũa trở nên yếu đuối và dễ dàng bị gãy. Nhưng khi họ cùng nhau, họ trở nên mạnh mẽ. Vì vậy, hãy luôn giữ tinh thần đoàn kết, yêu thương, và hỗ trợ lẫn nhau. Chỉ thông qua đoàn kết, chúng ta mới có sức mạnh thực sự.”

Câu chuyện này là lời nhắc nhở rằng anh chị em trong gia đình cần phải hiểu, yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau. Đoàn kết là nguồn sức mạnh của chúng ta.

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam- Mẫu 8

Mời các bạn lắng nghe câu chuyện đầy cảm hứng về một cậu bé đầy ham học và kiệm tiền bằng cách cạo hạt điều để có cơ hội đi học.

Cậu bé này tên là Bùi Thị Ngọc Bích, sinh vào năm 1995, học tại trường tiểu học Hòa Phú, nằm ở vùng huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Gia đình của Bích có năm anh chị em. Anh trai của Bích đang theo học lớp Bảy, và dưới Bích có ba người em, trong đó bé út mới chỉ bốn tuổi nhưng cũng đã được dạy cách cạo hạt điều bên các anh chị.

Công việc cạo hạt điều là nguồn thu chính của gia đình Bích, và giá cạo hạt điều là 3000 đồng cho mỗi kilogram. Trung bình, cả gia đình Bích có thể cạo được từ 7 đến 8 kilogram hạt điều mỗi ngày.

Bích đã chia sẻ về cuộc sống hằng ngày của mình. Trong lớp, cậu phải tập trung nghe thầy giảng để hiểu bài học, nhằm thuộc được một phần nào đó của nó. Khi về đến nhà sau giờ học, Bích lại dành nhiều giờ tối để cạo hạt điều, một công việc mà cậu thực hiện với sự say mê. Mặc dù không có nhiều thời gian để thư giãn hoặc chơi đùa, nhưng những khoảnh khắc đó cùng hạt điều là niềm vui đặc biệt với Bích. Bởi những lúc ấy, gia đình mới có đủ đồ ăn trên bàn cơm, và mấy anh chị em Bích có đủ tiền để mua sách vở và đóng học phí. Cuối cùng, khi tối tới, Bích mới có thời gian dành cho việc học hành. Mùa hè vừa qua, mẹ của Bích đã cho cậu tham gia lớp học thêm để sau này có thể giúp đỡ các em nhỏ hơn trong việc học tập. Dù số tiền mẹ đã đóng học phí chỉ là 50.000 đồng, cuộc sống gia đình Bích vẫn luôn khó khăn và bất ổn, với sự thiếu thốn liên tục. Tuy nhiên, trong đôi mắt của Bích, vẫn tỏa lên khát vọng lớn lao: “Con yêu môn Tiếng Việt và mong muốn trở thành một cô giáo sau này.” Bích nói nhưng tiếng còi mở cả mạnh của mùi dao cạo vào vỏ hạt điều, đối với cậu, đó chính là tiếng hát của đam mê và khát khao.

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam- Mẫu 9

Một trong những ví dụ điển hình về lòng hiếu học mà em luôn ngưỡng mộ và kính trọng đó chính là câu chuyện về Trạng Nguyên Tô Tịch, người nổi tiếng với danh hiệu Ông Trạng Nồi.

Trong tình huống khó khăn, Tô Tịch đã phải đối mặt với việc mồ côi cha mẹ từ khi còn rất nhỏ. Với cuộc sống đơn sơ và thiếu thốn trong ngôi nhà tranh, ông đã phải làm công việc đốn củi để kiếm lương qua ngày. Mặc cho những khó khăn ấy, tinh thần hiếu học không bao giờ rời bỏ Tô Tịch. Hơn nữa, trí thông minh của ông ngày càng lộ rõ và bùng nổ hơn.

Trọng điểm đến vào một khoảnh khắc quan trọng, khi vua triệu học kì thi, Tô Tịch đã đặt sự quyết tâm học tập lên hàng đầu. Để có thời gian tập trung vào việc học, ông đã nghĩ ra một cách thông minh. Hàng ngày, sau bữa cơm của hàng xóm, ông mượn nồi đã dùng, sau đó ăn sạch cơm còn dính dưới đáy nồi và rửa sạch nồi trước khi trả lại. Nhờ cách này, Tô Tịch đã giành thời gian quý báu để học suốt ngày và đêm. Cuối cùng, nỗ lực đáng khen này đã được đáp đền khi Tô Tịch giành vị trí cao trong kỳ thi.

Khi vua gọi Tô Tịch đến để thưởng, ông đã yêu cầu vua tặng mình một chiếc nồi đúc bằng vàng. Nhưng khi quay về quê nhà, ông đã tặng chiếc nồi đó cho hàng xóm và kể lại câu chuyện ý nghĩa từ ngày xưa. Sự hào phóng và lòng hiếu học đáng kính của Tô Tịch đã làm cho cộng đồng người dân thán phục và ghi nhớ câu chuyện đầy ý nghĩa này. Từ đó, Tô Tịch được biết đến với danh hiệu Ông Trạng Nồi, và tạo cho chúng ta những bài học về sự kiên nhẫn, lòng kiêng nể, và lòng biết ơn.

Câu chuyện về Tô Tịch đã cho em thấy những khó khăn và thiếu thốn mà ông đã phải đối mặt để đạt được thành tích ấn tượng trong kỳ thi. Ngoài ra, còn giúp em trân trọng hơn cảnh sống và lối sống tiết kiệm của ông. Tôi tin rằng, Tô Tịch là một tấm gương sáng rạng về lòng hiếu học và tinh thần cống hiến mà chúng ta nên noi theo trong cuộc sống.

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam- Mẫu 10

Dân tộc Việt Nam, với hơn ngàn năm lịch sử văn hiến, đã thể hiện hàng loạt tấm gương về lòng hiếu học và đạo đức, những giá trị quý báu mà chúng ta truyền lại cho thế hệ sau, để họ có thể viết thêm những trang sử hào hùng và góp phần vào sự thịnh vượng của đất nước. Trong hàng dài những tấm gương ấy, tinh thần hiếu học của thần đồng Mạc Đĩnh Chi là một trong những câu chuyện khiến em cảm phục và xúc động nhất.

Mạc Đĩnh Chi sinh vào năm 1272, trên mảnh đất Chí Linh, Hải Dương, nơi mà ông dành trọn cuộc đời để bồi đắp tài năng và lòng hiếu học. Đã từ nhỏ, Mạc Đĩnh Chi mồ côi cha và phải tham gia vào việc kiếm củi hàng ngày bên mẹ để có thể duy trì cuộc sống gia đình. Với tướng mạo bé nhỏ và ngoại hình xấu xí, ông thường phải đối mặt với sự khinh rẻ của bạn bè. Nhưng qua những năm tháng tuổi thơ đầy khó khăn và vất vả, Mạc Đĩnh Chi đã nhận ra rằng con đường duy nhất để thoát khỏi cảnh nghèo khó là học tập và trở thành người giỏi. Trường học nằm gần nhà ông, và mỗi khi đến lớp cùng mẹ, ông đều không kìm lại sự ham muốn học hỏi. Dù không có tiền mua sách, ông thường xuyên mượn sách từ thầy cô và bạn bè. Mạc Đĩnh Chi đã dành nhiều giờ đêm đọc sách vì ban ngày, cậu phải làm việc để giúp gia đình. Nhưng vì không có đèn, ông đã nghĩ ra cách bắt đèn từ đom đóm và đặt chúng vào vỏ trứng để tạo ánh sáng cho việc học. Nhờ trí thông minh và lòng hiếu học không ngừng, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học sinh giỏi nhất trường.

Câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi giúp em hiểu được những khó khăn và đối mặt với thiếu thốn mà ông đã trải qua để đạt được những thành tựu xuất sắc trong học tập. Đồng thời, câu chuyện này cũng thể hiện tinh thần kiên trì, lòng kiêng nể và sự biết ơn, tạo ra một tấm gương sáng cho chúng ta bắt chước và theo đuổi trong cuộc sống.

Sau những ngày tháng miệt mài và khó khăn trong hành trình học tập, tại tuổi 24 vào năm 1304, Mạc Đĩnh Chi đã tham gia cuộc thi Đình, và ông đã đỗ vị trạng nguyên trong kỳ thi này. Tuy nhiên, khi Mạc Đĩnh Chi được triệu đến để yết kiến vua, vua Anh Tông đã thể hiện sự chê bai, phân đoạn về ngoại hình của ông và không muốn cho ông đỗ đầu. Ông đã tự hiểu ý nhà vua và viết bài thơ phú Ngọc Tỉnh Liên (Hoa sen trong giếng ngọc) để tặng vua. Mạc Đĩnh Chi đã ví mình như bông sen mọc giữa giếng ngọc trên núi, ý muốn gửi đi là thông điệp cho vua rằng đừng chỉ đánh giá người qua bề ngoại hình bên ngoài. Vua Anh Tông, sau khi đọc bài thơ, khen ông là một thiên tài và trao cho ông áo mão võng lọng, tượng trưng cho vinh quang và uy quyền. Kể từ sau cuộc thi, Mạc Đĩnh Chi đã trở về kinh đô và vua triệu đến ông để hỏi ý kiến về việc làm chính trị. Ông đã trả lời một cách thông minh và tài tình, khiến vua rất hài lòng và trao cho ông nhiều chức vụ cao cấp trong triều đình.

Câu chuyện về tấm gương hiếu học và tài năng của thần đồng Mạc Đĩnh Chi chỉ là một trong số rất nhiều câu chuyện về lòng hiếu học trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, vẫn có hàng nghìn học sinh, dù đối diện với khó khăn và bất trắc, vẫn nỗ lực vươn lên và đạt được những thành tựu xuất sắc trong học tập. Họ là những bông sen thơm ngát, nở rộ giữa bùn lầy, và tỏa sáng hương thơm của tri thức. Em đã tự cam kết cố gắng học hành hơn nữa, để xứng đáng với truyền thống hiếu học của cha ông, và để thầy cô giáo cũng như cha mẹ em luôn thấy hạnh phúc và tự hào về con em.

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam- Mẫu 11

Khi nói về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam ta, em nghĩ ngay đến câu chuyện Ông tổ nghề thêu mà em từng được học trong chương trình Tiếng Việt 3. Qua câu chuyện về cuộc đời huyền thoại của ổng tổ nghề thuê Trần Quốc Khái, em nhận ra bài học về đức tính chăm chỉ, hiếu học luôn đóng vai trò quan trong trong thành công của mỗi người. Sau đây, xin mời cô và các bạn cùng lắng nghe câu chuyện này nhé!

Ông tổ nghề thêu có tên thật là Trần Quốc Khái, ngay từ nhỏ ông đã là một cậu bé rất hiếu học. Vì nhà làm nông, nên cậu bé Khái phải vừa làm vừa học, không được như học sinh thời nay chỉ lo ăn lo học chứ không cần phải làm việc vất vả để giúp đỡ gia đình. Dù bận rộn nhưng cậu luôn tranh thủ thời gian để học tập kiến thức. Lúc đi đốn củi, hay đi kéo vó tôm cũng học. Không có đèn điện, đèn dầu thắp khi trời tối, thì Khái bắt những chú đom đóm nhỏ bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học bài đêm.

Sau này, Khái đi thi và đỗ tiến sĩ, được làm quan dưới thời nhà Lê. Công sức chăm chỉ của cậu bé hiếu học ngày nào được đền đáp xứng đáng. Khi Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc, với tài trí thông minh của mình, ông đã học tập được cách thêu và làm lọng, đem về nước truyền dạy cho dân chúng. Cũng từ đó, nghề thêu được lan truyền và phổ biến rộng rãi. Người dân Thường Tín quê hương ông đã lập đền thờ tôn vinh và tưởng nhớ công lao của ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái.

Câu chuyện về tinh thần hiếu học của Trần Quốc Khái đem đến cho em những nhận thức mới về việc học tập. Hóa ra, dù trong gian khổ, nghèo đói, hay thiếu thốn, con người vẫn không bao giờ với bớt đi ý chí, sự quyết tâm tìm đến những bến bờ tri thức. Nếu có tinh thần hiếu học, mọi hoàn cảnh khó khăn đều không làm ta chùn bước.

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam- Mẫu 12

Hôm qua khi em đến thư viện của trường học đọc sách đã vô tình đọc được quyển sách “50 tấm gương hiếu học thời nay” của Nhà xuất bản Trẻ phát hành từ năm 2005. Cuốn sách không chỉ ca ngợi tinh thần hiếu học, hiếu thảo của các bạn trẻ mà còn là lời nhắc nhở các em đọc sách noi theo.

Em ấn tượng nhất với tấm gương hiếu học của Bình Gấm – cô bé bán khoai và vé số đậu ba trường đại học lớn. Bình Gấm sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó, hoàn cảnh khó khăn cha mất sớm chỉ còn hai mẹ con nương tựa vào nhau. Gấm đến trường với chiếc áo trắng đã ngả màu vàng đục, sau giờ học Gấm lại đi bán vé số khắp các con phố, nẻo đường, đến tối và khuya lại bưng theo một gánh khoai đi vào tận các ngõ ngách đến 11 – 12 giờ đêm mới về. Vì cuộc sống khó khăn lại nợ nần chồng chất, Gấm chỉ hy vọng vẫn được đến trường là hạnh phúc lắm rồi, mọi vất vả lam lũ Gấm đều có thể chịu được.

Nhờ có sự nỗ lực, vượt lên nghịch cảnh và tinh thần hiếu học, Bình Gấm đã cùng lúc thi đỗ ba trường đại học với điểm số cao. Bình Gấm chọn học ngành y với mong muốn chữa bệnh cho mọi người. Mong ước đó đã thành hiện thực vì giờ đây Bình Gấm đã trở thành một bác sĩ làm việc tại bệnh viện Nhân dân tỉnh Gia Định.

Đọc câu chuyện của Bình Gấm em cảm thấy vô cùng xấu hổ vì đã có lúc muốn trốn học, bỏ làm bài tập. Em tự nhắc nhở bản thân phải trân quý việc học vì đó có thể là ước muốn của bao người khác trong hoàn cảnh khó khăn.

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam- Mẫu 13

Câu chuyện về cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam luôn là tấm gương hiếu học tiêu biểu để cho các thế hệ sau noi theo. Sau đây, em xin kể cho cô và các bạn chuyện Bác Hồ chăm chỉ học tập, kiên trì vượt khó ngay cả trong những khoảng thời gian khó khăn, vất vả nhất.

Lúc đó, vào ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville của Pháp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (lúc ấy mới 21 tuổi), lấy tên mới là Văn Ba đã rời Sài Gòn bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc.

Từ lúc sáng sớm cho đến lúc đêm khuya, anh lúc nào cũng luôn tay, luôn chân, lại thường xuyên đi giữa căn bếp nóng nực và phòng kho lạnh buốt, hoặc khuân vác đồ nặng trên con tàu tròng trành, lên những bậc thang chật hẹp từ kho lên nhà bếp. Thủy thủ và đầu bếp đã bắt đầu nể phục anh không chỉ anh đã hoàn thành công việc hết sức nặng nề mà họ đã khám phá ra một điều rằng, người thanh niên ấy là một người thông minh, hiếu học. Mặc dù đã mệt lả sau một ngày làm việc nhưng anh Ba vẫn không chịu đi ngủ mà còn thức đến 23 giờ khuya hoặc lâu hơn nữa để đọc sách hoặc viết lách. Một số người thủy thủ và phụ bếp mù chữ đã nhanh chóng kết thân với anh. Họ vui mừng khi được anh sẵn sàng viết hộ những bức thư gửi cho người thân và gia đình. Anh còn dạy họ học tiếng Việt. Họ giúp anh rửa rau củ, nói chuyện với anh về nước Pháp, về người dân Pháp. Một kinh nghiệm đầu tiên nhưng quý giá mà anh nhận ra được: Cũng có cả những người Pháp tốt bụng. Kinh nghiệm này đã bổ sung cho nhận thức của anh về quan hệ sau này đối với đất nước và con người Pháp.

Câu chuyện về tinh thần hiếu học của Bác Hồ đem đến cho em những nhận thức mới về việc học tập: Nếu có tinh thần hiếu học, ngay cả hoàn cảnh khó khăn cũng sẽ biến thành động lực, để ta cố gắng hơn nữa trên con đường chinh phục tri thức.

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam- Mẫu 14

Cứ mỗi lần nhìn lên chiếc đồng hồ treo tường, em lại nhớ đến câu chuyện “Chiếc đồng hồ” của Bác Hồ. Đó là câu chuyện về tinh thần đoàn kết mà Bác Hồ đã dạy cho các chiến sĩ, em đã được nghe cô giáo kể trong chuyến tham quan nhà sàn nơi Bác ở.

Chuyện kể rằng mùa thu năm 1945 Bác Hồ đến thăm hội nghị cải cách ruộng đất ở Hà Bắc. Đến khi có thông báo cử một số cán bộ đi học lớp tiếp quản thủ đô, nghĩ đây là cơ hội đi công tác, về thăm Hà Nội, thăm nhà nên ai cũng muốn đi. Lúc đó Bác Hồ liền rút từ trong túi áo ra một chiếc đồng hồ đeo tay, bác giơ lên cao và hỏi mọi người chức năng của từng bộ phận, ai cũng trả lời đúng các câu hỏi của Bác. Thế nhưng đến khi bác hỏi “Trong đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng nhất, bỏ đi một bộ phận có được không?”. Lúc này mọi người suy nghĩ rất lâu rồi đồng thanh đáp “Không bỏ được ạ!”. Nghe đến đây Bác ôn tồn nói “Các chú ạ! Các bộ phận của đồng hồ cũng giống như cơ quan của một Nhà nước, cơ quan nào cũng quan trọng, cần phải có và phải làm. Nếu như anh kim lại đòi làm chữ số, anh máy lại đòi làm dây đeo thì không còn là cái đồng hồ nữa”. Nghe lời bác các chú chiến sĩ liền hiểu ra ý nghĩa của sự đoàn kết, mỗi người một việc, là một phần quan trọng của tập thể. Phải đoàn kết và nỗ lực để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã dạy chúng ta bài học về sự đoàn kết, dân tộc ta cũng nhờ có tinh thần đoàn kết nên đã chiến thắng nhiều cường quốc xâm lược.

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam- Mẫu 15

Có một câu chuyện rất giản dị, gần gũi về tinh thần đoàn kết đó chính là câu chuyện bó đũa. Em đã nghe câu chuyện này từ ông nội của em, ông kể rằng đó là bài học từ xa xưa khi các cụ răn dạy con cháu vì ngày xưa một nhà thường rất đông con.

Câu chuyện bó đũa kể rằng: Ngày xưa có một gia đình có năm người con trai, lúc còn nhỏ các anh em rất thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Tuy nhiên sau dần lớn lên, lập gia đình, lấy vợ sinh con, mỗi người một nhà liền nảy sinh tính hơn thua, va chạm, ganh đua gây mất đoàn kết gia đình. Người cha thấy các con không đoàn kết, chia đàn xẻ nghé thì rất buồn phiền liền sinh bệnh ốm. Những người con trai chẳng lo chữa trị cho cha mà chỉ cốt chia gia tài của cha làm sao cho công bằng. Một hôm người cha cầm một bó đũa và gọi năm người con trai lại và nói “Nếu ai bẻ gãy được cả bó đũa này ta sẽ thưởng cho tất cả gia tài”, các anh con trai liền thi nhau bẻ, tuy nhiên dù có trai tráng, lực lưỡng đến đâu cũng không thể bẻ gãy dù chỉ một que đũa trong bó đũa. Thấy các con đã chịu thua, người cha bèn cởi bó đũa ra và đưa cho mỗi người một que đũa và bảo họ bẻ, các anh con trai bẻ gãy một cách dễ dàng. Lúc này người cha mới nói “Gia đình như một bó đũa này vậy, các con đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì gia đình hạnh phúc, yên ổn, có đoàn kết mới có sức mạnh”.

Lắng nghe câu chuyện bó đũa của ông nội, em nhìn ra bố và các chú các bác cũng đều rất thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, dù bao nhiêu năm tình cảm anh em trong gia đình vẫn luôn đoàn kết, thắm thiết.

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam- Mẫu 16

Nhắc đến tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam em lại nhớ về cuộc thi kéo co của lớp em vào chủ nhật tuần trước. Từ cuộc thi đó lớp chúng em nói chung và em nói riêng đã nhận ra ý nghĩa sức mạnh của sự đoàn kết trong cuộc sống.

Hôm đó là hội thi kéo co, lớp chúng em có nhiều bạn nữ nhưng lại bốc thăm trúng lớp B là lớp có nhiều bạn nam, toàn các bạn cao lớn và khỏe. Biết nắm chắc phần thắng, các bạn lớp B liền thể hiện chỉ cần nửa lớp bạn là đã có thể thắng lớp em. Chúng em ban đầu cũng rất nản chí, vì nghĩ rằng sẽ thua ngay từ đầu, thế nhưng lớp trưởng em đã nói “Chỉ cần chúng ta đoàn kết, cả lớp mình sẽ thắng không chỉ nửa lớp mà cả lớp B”. Bước vào cuộc thi, hai lớp với đầy đủ thành viên đều tham gia. Lớp em các bạn đã bàn bạc kế hoạch và phối hợp cách kéo với nhau, đứng so le rồi xếp chân người này bắt chéo qua chân người khác để gia tăng sự chắc chắn, không bị trượt chân. Tiếng còi cất lên, chúng em đồng thanh hô và kéo theo nhịp, từng tiếng hô vang lên, sợi dây đỏ đã nghiêng dần về phía lớp em. Phía bên kia lớp B thấy bị kéo quá mạnh liền lớn tiếng trách móc, chê trách lẫn nhau, vô tình giẫm lên chân nhau khiến nhiều bạn bị đau. Cuối cùng lớp chúng em đã chiến thắng cuộc thi kéo co, chúng em ôm lấy nhau, nhảy lên vì vui sướng. Đến lúc này em đã tin rằng, có sức mạnh đoàn kết sẽ biến những việc không thể thành có thể.

Sau cuộc thi đó lớp em càng thêm đoàn kết với nhau, trong thi đua cũng như học tập đều giúp đỡ lẫn nhau, đùm bọc nhau như những anh chị em trong nhà.

Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam- Mẫu 17

Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp trở về công tác, anh em bàn tán sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có chiều phân tán…

Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu… Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:

– Các cô chú có trông thấy cái gì đây không?

Mọi người đồng thanh:

– Cái đồng hồ ạ.

– Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?

– Có những con số ạ.

– Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?

– Để chỉ giờ chỉ phút ạ.

– Cái máy bên trong dùng để làm gi?

– Để điều khiển cái kim chạy ạ.

Bác mỉm cười, hỏi tiếp:

– Thế trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?

Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:

– Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận có được không?

– Thưa không được ạ.

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:

– Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà Nước, như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các cô chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ… cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không?

Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện Chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.

*****

Trên đây là hơn 17 mẫu Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam lớp 5 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 5

5/5 - (3 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button