HĐTN 7 Bài 3 Kết nối tri thức: Tự hào truyền thống quê hương
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải HĐTN 7 Bài 3: Tự hào truyền thống quê hương
Hoạt động 1 trang 44 HĐTN lớp 7
Bạn đang xem: HĐTN 7 Bài 3 Kết nối tri thức: Tự hào truyền thống quê hương
Câu hỏi trang 44 HĐTN 7: Chia sẻ với các bạn theo gợi ý sau:
-Kể tên những truyền thống tự hào của địa phương em.
-Em đã từng tham gia những hoạt động truyền thống nào ở địa phương?
-Cảm nhận của em sau khi tham gia các hoạt động đó.
Trả lời:
– Truyền thống tự hào của địa phương em: Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn.
– Em từng tham gia Lễ hội Đền Gióng của địa phương.
– Sau khi tham gia Lễ hội Đền Gióng em cảm thấy:
+ Biết ơn công lao của cha ông ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
+ Yêu đất nước và quê hương mình nhiều hơn.
+ Cảm thấy bản thân cần phải học tập thật tốt để giúp ích cho quê hương, đất nước.
+…
Hoạt động 2 trang 44 HĐTN lớp 7
Câu hỏi trang 44 HĐTN 7:
-Thảo luận ý tưởng thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống tự hào của địa phương theo hình thức phù hợp với điều kiện, khả năng của em và các bạn (quay video clip, vẽ tranh, làm mô hình, vật dụng, bài văn, bài thơ,…)
-Thiết kế sản phẩm giới thiệu về truyền thống quê hương.
Gợi ý:
+Tên truyền thống
+Lịch sử ra đời
+Ý nghĩa của truyền thống
+Nhân vật hoặc sự kiện gắn với truyền thống đó.
+Người dân địa phương đã làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống đó?
+Những nét nổi bật, đặc trưng của truyền thống.
+Các hoạt động của người dân địa phương gắn với truyền thống.
+Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống.
Trả lời:
+Tên truyền thống: Yêu nước hào hùng chống giặc ngoại xâm.
+Lịch sử ra đời: Tại Sóc Sơn gắn với truyền thuyết Thánh Gióng
+Ý nghĩa của truyền thống: Ca ngợi tình yêu quê hương, lòng dũng cảm của con người.
+Nhân vật hoặc sự kiện gắn với truyền thống đó: Thánh Gióng
+Người dân địa phương đã làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống đó: Lập đền thờ hằng năm mở hội cho người dân đến viếng thăm.
+Những nét nổi bật, đặc trưng của truyền thống: Gắn với đền Gióng, mang câu chuyện lịch sử.
+Các hoạt động của người dân địa phương gắn với truyền thống: Lập đền, mở hội.
+Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp.
– Thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống quê hương: bức tranh, bài thơ, bài văn….
Hoạt động 3 trang 44 HĐTN lớp 7
Câu hỏi trang 44 HĐTN 7:
-Giới thiệu với bạn bè, người thân trong gia đình hoặc người quen sản phẩm đã thiết kế về một truyền thống của địa phương.
-Chia sẻ với các bạn trong lớp về cách thức em đã giới thiệu truyền thống đó.
Trả lời:
– Sản phẩm truyền thống của quê em là: đan nón, làm kẹo dừa, làm hương, làm nến, làm mứt Tết… Em chọn sản phẩm theo quê hương mình.
– Lựa chọn hình thức thiết kế: Tranh vẽ, mô hình, bài thơ…
– Cách thức giới thiệu: Kể chuyện, thuyết trình.
Bài mẫu:
Sản phẩm truyền thống kẹo dừa Bến Tre
Với những vườn dừa xanh thẳm bạt ngàn, mỗi khi nhắc đến Bến Tre, các du khách vẫn quen gọi bằng một cái tên hết sức thân thương “xứ Dừa”. Đã có vô số sản phẩm được làm từ dừa và cũng từ dừa giúp cho cuộc sống người dân ngày một cải thiện hơn. Trong đó, không thể không nói đến một nghề truyền thống gắn bó lâu đời với người dân Bến Tre là nghề làm kẹo dừa; một trong những nghề thủ công mang đậm nét văn hóa xứ Dừa và thu hút đông đảo du khách tham quan.
Nghề làm kẹo dừa có trên trăm năm tuổi. Theo lời kể của những bậc tiền bối thì nghề này ra đời vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX và được xuất phát tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre (tức Mỏ Cày Nam ngày nay). Lúc bấy giờ có tên gọi gắn với địa danh là “Kẹo Mỏ Cày”. Từ lâu, kẹo dừa đã trở thành đặc sản nổi tiếng của xứ Dừa, mang hương vị béo, thơm quyến rũ mà không có nơi nào trên cả nước có thể làm giống được. Thế nên, các du khách trong, ngoài nước mỗi lần về thăm xứ Dừa thì chắc chắn phải mua cho bằng được kẹo dừa về làm quà cho người thân và bạn bè.
Đánh giá chủ đề 6 trang 45 HĐTN lớp 7
– Thể hiện được hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng.
– Thể hiện được hành vi tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.
– Không đồng tình với những hành vi kì thị về giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.
– Tham gia đầy đủ, tích cực trong các hoạt động thiện nguyên, nhân đạo do nhà trường tổ chức.
– Vận động được người thân, bạn bè tham gia ít nhất một hoạt động thiện nguyên, nhân đạo.
– Giới thiệu được ít nhất một trong những truyền thống tự hào của địa phương mình.
Trả lời:
– Em đánh giá theo những tiêu chí của chủ đề.
– Mức độ Đạt: Hoàn thành/ Chưa đạt: Chưa hoạt thành hoặc hoàn thành chưa đầy đủ.
Xem thêm lời giải bài tập HĐTN lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 1: Cảnh quan thiên nhiên quê hương tôi
Bài 2: Bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Tìm hiểu những nghề hiện có tại địa phương
Phẩm chất, năng lực của bản thân với yêu cầu của nghề ở địa phương
Bài 1: Phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Hoạt động trải nghiệm 7 KNTT
- HĐTN 7 Bài 1 Kết nối tri thức: Phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn
- HĐTN 7 Bài 2 Kết nối tri thức: Tự hào truyền thống trường em
- HĐTN 7 Bài 1 Kết nối tri thức: Điểm mạnh, điểm hạn chế của tôi
- HĐTN 7 Bài 2 Kết nối tri thức: Kiểm soát cảm xúc của bản thân
- HĐTN 7 Bài 1 Kết nối tri thức: Vượt qua khó khăn
- HĐTN 7 Bài 2 Kết nối tri thức: Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm