HĐTN 7 Chủ đề 7 Chân trời sáng tạo: Góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải HĐTN 7 Chủ đề 7: Góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với tự nhiên và con người
Bạn đang xem: HĐTN 7 Chủ đề 7 Chân trời sáng tạo: Góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Câu 1 trang 58 HĐTN 7: Chỉ ra ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với tự nhiên.
Trả lời:
– Khí hậu: gây ra các hiện tượng như thủng tầng ozone, nóng lên toàn cầu, băng tan ở hai cực, lũ lụt, hạn hán,…
– Cảnh quan thiên nhiên: diện tích rừng bị thu hẹp, nhiều vùng đất ven biển bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao.
– Sinh vật: nhiều loài sinh vật không thích nghi được với sự thay đổi về nhiệt độ, môi trường sống và dần dần biến mất, tuyệt chủng.
– Nguồn nước: ảnh hưởng đến chất lượng cũng như lượng nước trên trái đất, dẫn đến sự thiếu hụt nước uống, nước cho các ngành công – nông – lâm nghiệp.
Câu 2 trang 58 HĐTN 7: Chỉ ra ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sức khỏe và đời sống con người.
Gợi ý:
– Thiếu nước sinh hoạt
– Dịch bệnh
– Hư hỏng nhà cửa, cầu cống,…
– Nghèo đói
– Thiệt hại về mùa màng
– Ảnh hưởng khác
Trả lời:
Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sức khỏe và đời sống con người:
– Thiếu nước sinh hoạt, mất điện.
– Hư hỏng nhà cửa, cầu đường, phương tiện đi lại,…
– Gây ra thiệt hại về mùa màng, chăn nuôi, thủy sản
– Dịch bệnh.
– Nghèo đói.
…
Câu 3 trang 58 HĐTN 7: Chia sẻ về những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính ở địa phương em.
Trả lời:
Ở địa phương em, khí hậu ngày càng khắc nghiệt: hạn hán, lũ lụt ….. xảy ra thường xuyên khiến mất mùa triền miên, người dân khổ cực.
Nhiệm vụ 2: Thực hiện những việc làm góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Câu 1 trang 59 HĐTN 7: Thực hiện những việc làm phù hợp với em để góp phần giảm hiểu hiệu ứng nhà kính.
Gợi ý:
– Tăng cường sử dụng sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
– Tiết kiệm điện, nước.
– Không đốt rác, rơm rạ ở ngoài đồng.
– Tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường.
– Trồng thêm cây xanh, phủ xanh đồi trọc.
– Hạn chế sử dụng túi nilon, chai nhựa.
Trả lời:
– Tăng cường sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường: xe đạp, xe đạp điện, xe buýt,…
– Không đốt rác, rơm rạ ở ngoài đồng.
– Trồng thêm cây xanh, phủ xanh đồi trọc.
– Tiết kiêm điện, nước.
– Tăng cường sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời, gió.
– Tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường.
– Hạn chế sử dụng túi nilon, chai nhựa.
– Tái chế, tái sử dụng những đồ dùng, dụng cụ bỏ đi.
…
Câu 2 trang 59 HĐTN 7: Chia sẻ kết quả thực hiện các hoạt động góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
Trả lời:
– Môi trường sống trong lành, dễ chịu hơn.
– Nhiệt độ trung bình giảm, hạn chế khả năng xảy ra hoả hoạn do thời tiết nóng nực gây ra.
– Giảm thiểu các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, hạn hán,…
– Bảo vệ được các loài động vật đang đứng trước khả năng tuyệt chủng.
…
Nhiệm vụ 3: Thực hiện những việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh tại khu vực tham quan
Câu 1 trang 59 HĐTN 7: Chỉ ra hiện trạng môi trường ở khu vực em đã tham quan.
Gợi ý:
Hiện trạng |
Nguyên nhân |
Rác thải tràn lan |
Khách tham quan xả rác bừa bãi. |
Cảnh quan bị xâm phạm. |
Công tác quản lí chưa tốt. |
… |
… |
Trả lời:
Câu 2 trang 59 HĐTN 7: Xác định những việc có thể làm để bảo vệ môi trường nơi tham quan và chuẩn bị các vật liệu cần thiết.
Gợi ý:
Việc làm |
Vật liệu, phương tiện |
Nhặt rác |
Bao tay, túi đựng rác, chổi,… |
Làm tờ rơi tuyên truyền |
Giấy, bút màu, thước kẻ, keo, dán, kéo… |
… |
… |
Trả lời:
Câu 3 trang 60 HĐTN 7: Thực hiện những việc làm bảo vệ cảnh quan phù hợp với khả năng của em.
Trả lời:
Học sinh thực hiện những việc làm bảo vệ cảnh quan phù hợp với khả năng của em:
– Quét dọn vệ sinh khu vực tham quan.
– Trồng cây xanh.
– Làm tờ rơi tuyên truyền.
– Tổ chức các hoạt động tình nguyện để dọn dẹp vệ sinh….
Câu 4 trang 60 HĐTN 7: Báo cáo kết quả thực hiện việc làm bảo vệ môi trường tại khu vực tham quan.
Trả lời:
Báo cáo kết quả thực hiện những việc làm bảo vệ môi trường tại khu vực tham quan
– Nhóm: tổ 1 lớp 7A.
– Thời gian: 02/09/2022.
– Địa điểm: công viên Cầu Giấy
– Chuẩn bị:
+ Đồ dùng cần thiết để dọn dẹp vệ sinh: chổi, túi đựng rác,…
+ Trang phục gọn gàng, thoải mái, lịch sự.
Kết quả hoạt động:
Nhiệm vụ 4: Thiết kế sản phẩm tuyên truyền bảo vệ môi trường sau chuyến tham quan
Câu 1 trang 60 HĐTN 7: Xây dựng ý tưởng cho sản phẩm tuyên truyền bảo vệ môi trường sau chuyến tham quan.
Gợi ý:
– Tạo sản phẩm từ rác thải thu gom được sau chuyến tham quan.
– Dựng video clip về cảnh quan môi trường ở nơi tham quan.
– Vẽ tranh vè cảnh quan thiên nhiên.
– Vẽ tranh cổ động về bảo vệ môi trường.
-…
Trả lời:
– Vẽ tranh cổ động, tuyên truyền.
– Làm video nói về thực trạng môi trường, ý thức của người dân ở địa điểm tham quan và một số biện pháp để khắc phục.
– Cùng chính quyền địa phương tổ chức các buổi trò chuyện, giao lưu để nâng cao ý thức người dân ở khu vực.
-…
Câu 2 trang 61 HĐTN 7: Thực hiện làm sản phẩm tuyên truyền bảo vệ môi trường sau chuyến tham quan.
Trả lời:
– Học sinh thực hiện làm sản phẩm tuyên truyền bảo vệ môi trường sau chuyến tham quan, có thể vẽ tranh hay viết bài báo.
Rừng không chỉ cung cấp oxy, giúp con người duy trì sự sống mà những cánh rừng đầu nguồn còn như những chiến binh quả cảm ngăn lại dòng chảy của nước lũ, hạn chế hậu quả của bão lũ, ngăn ngừa tình trạng sạt lở đất đá. Tuy nhiên những năm gần đây, do con người đốt rừng, chặt phá rừng bừa bãi đã khiến cho những khu rừng bị tàn phá nghiêm trọng, tình trạng bão lũ vì vậy cũng diễn ra bất ngờ, khó phòng tránh hơn. Để giảm thiệt hại của thiên tai, bảo vệ môi trường sống, đã có rất nhiều chương trình trồng rừng, phủ xanh đồi trọc được nhà nước tổ chức đã diễn ra. Những khu rừng mới trồng không chỉ là giải pháp phục hồi những cánh rừng bị phá hoại, bảo vệ môi trường, ngăn ngừa thiên tai mà còn tạo công ăn việc làm cho rất nhiều đồng bào miền núi. Em thấy trồng rừng là hành động có ích, cần được nhân rộng để bảo vệ môi trường.
Câu 3 trang 61 HĐTN 7: Lựa chọn sản phẩm cho chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường hoặc gửi tặng cho những người xung quanh.
Trả lời:
Học sinh lựa chọn sản phẩm cho chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường hoặc gửi tặng cho những người xung quanh.
Nhiệm vụ 5: Thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường tự nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương
Câu 1 trang 61 HĐTN 7: Lập kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính theo gợi ý sau:
Trả lời:
Kế hoạch thực hiện chiến dịch
Tuyên truyền bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính ở địa phương
– Mục tiêu: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính cho người dân địa phương.
– Đối tượng: Người dân địa phương (Tổ 9, Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội).
– Thời gian: 1 tuần
– Nội dung tuyên truyền: Tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường; vai trò của cây xanh trong việc giảm thiểu hiệu ứng nhà kính;..
– Phương tiện, thiết bị: Sử dụng các sản phẩm của nhiệm vụ 4, bài viết tuyên truyền, loa cầm tay, xe
– Các hình thức thực hiện:
+ Đi bộ/ xe đạp (mang theo biểu ngữ) và đọc bài tuyên truyền bằng loa cầm tay.
+ Trưng bày các sản phẩm tuyên truyền ở bảng tin, nhà văn hoá,… của thôn/ xóm/ ấp.
+ Phát tin tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh ở địa phương.
+ Tổng vệ sinh khu vực công cộng ở nơi cư trú.
+ Tổ chức Ngày hội trồng cây.
Câu 2 trang 61 HĐTN 7: Thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính theo kế hoạch đã xây dựng.
Trả lời:
Học sinh thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính theo kế hoạch đã xây dựng.
Câu 3 trang 61 HĐTN 7: Báo cáo kết quả thực hiện chiến dịch.
Trả lời:
Chiến dịch diễn ra thành công tốt đẹp, ý thức người dân được nâng cao bằng các hành động bảo vệ môi trường cụ thể.
– Giảm sử dụng rác thải nhựa
– Trồng nhiều cây xanh
– Phân loại rác
-….
Nhiệm vụ 6: Tự đánh giá
Câu 1 trang 62 HĐTN 7: Chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.
Trả lời:
– Thuận lợi:
+ Nhận diện được ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính.
+ Biết tham gia các hoạt động xã hội và thực hiện các biện pháp cụ thể góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
+ Biết tuyên truyền mọi người về hậu quả của hiệu ứng nhà kính và vận động thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
– Khó khăn:
+ Công tác vận động người dân còn hạn chế.
Câu 2 trang 62 HĐTN 7: Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.
A. Rất đúng
B.Gần đúng
C. Chưa đúng
Trả lời:
Em tự đánh giá theo mức độ phù hợp nhất với mình.
Xem thêm lời giải bài tập HĐTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Chủ đề 8: Tìm hiểu các nghề ở địa phương
Chủ đề 9: Tìm hiểu phẩm chất và năng lực cần có ở người lao động
Tạm biệt lớp 7
Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen
Chủ đề 2: Rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Hoạt động trải nghiệm 7 CTST
- HĐTN 7 Chủ đề 1 Chân trời sáng tạo: Rèn luyện thói quen
- HĐTN 7 Chủ đề 2 Chân trời sáng tạo: Rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ
- HĐTN 7 Chủ đề 3 Chân trời sáng tạo: Hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung
- HĐTN 7 Chủ đề 4 Chân trời sáng tạo: Chia sẻ trách nhiệm trong gia đình
- HĐTN 7 Chủ đề 5 Chân trời sáng tạo: Chi tiêu có kế hoạch
- HĐTN 7 Chủ đề 6 Chân trời sáng tạo: Sống hòa hợp trong cộng đồng