Học thầy không tày học bạn là gì? Bài học qua câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn
Mời các em theo dõi nội dung bài học về Học thầy không tày học bạn là gì? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Học thầy không tày học bạn nghĩa là gì?
Câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” theo nghĩa đen có nghĩa là trong một vài trường hợp việc học từ những người thầy cô giáo sẽ không hiệu quả bằng việc học từ những người bạn.
Tuy nhiên, với nghĩa bóng thì câu tục ngữ này lại có một tầng nghĩa khác đó chính là ngoài việc chúng ta học những kiến thức ở trường từ các thầy cô giáo thì nên học tập từ nhiều nguồn khác nhau như: Anh chị, ông bà, bạn bè…những người bạn đôi khi họ sẽ là người gần gũi hơn với chúng ta so với các thầy cô giáo.
Bạn đang xem: Học thầy không tày học bạn là gì? Bài học qua câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn
Trong một lớp học thầy cô phải chịu trách nhiệm giảng dạy của nhiều học sinh khác nhau nên không thể nắm bắt được tình hình và quan tâm được hết mọi người. Đó là lý do vì sao bạn bè được coi là người quan trọng và thích hợp để cho chúng ta học hỏi.
Như vậy, ý nghĩa cốt lõi của câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” chính là đề cao việc học tập của tất cả mọi người. Không chỉ dừng lại ở trường lớp mà ở bất cứ nơi đâu chúng ta cũng cần phải học hỏi để nâng cao tri thức.
Có mâu thuẫn trong câu tục ngữ không?
Nghĩa đen của câu tục ngữ trên có nghĩa là trong nhiều trường hợp thì học từ thầy chưa chắc đã hiệu quả bằng học từ bạn bè. Nhiều người sẽ nhầm tưởng rằng câu tục ngữ nhằm hạ thấp vị trí, vai trò của người thầy. Đây là một quan niệm sai trái bởi câu tục ngữ không hề có ý định hạ thấp hay xem nhẹ vai trò của người thầy. Mà muốn khẳng định ngoài học tập từ thầy cô chúng ta còn có thể học từ bạn bè xung quanh. Mục đích để mở rộng phạm vi kiến thức, phát huy những tri thức thực tế của bản thân để hoàn thiện mình.
Trong một lớp học mặc dù cùng có xuất phát điểm. Cùng được học trong một môi trường nhưng không phải ai cũng có thể phát triển giống nhau, tốc độ tiếp thu của mỗi người cũng khác nhau. Chính vì vậy ngay trong một tập thể lớp cũng có sự phân hóa thành người học giỏi, học kém. Bên cạnh đó chưa chắc người học giỏi đã có những kiến thức xã hội, có những trải nghiệm nhiều bằng người học kém. Vì thế để bổ trợ cho nhau thì chúng ta cần phải học hỏi từ bạn bè.
Giải thích câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn”
Về nghĩa đen câu này có nghĩa là việc học thầy thì không bằng việc học bạn. Nghĩa bóng nó nói đến việc chúng ta học những kiến thức ở trường thì không bằng việc chúng ta học ở nhiều nguồn, nhiều nơi khác không chỉ là bạn bè. Tóm lại, câu tục ngữ đề cao việc học tập ở mọi người, mọi lúc và mọi nơi. Câu tục ngữ là sự so sánh không cân bằng giữa “học thầy” và “học bạn”. Tất nhiên câu tục ngữ không hạ thấp vai trò của người thầy mà chỉ nâng cao vai trò của người bạn trong việc học tập.
Câu tục ngữ trên là đúng đắn vì việc “học bạn” thì vô cùng cần thiết vì nó bổ sung kiến thức còn thiếu ở trường. Mồi ngày sự hiểu biết của con người ngày càng tăng lên, không học hỏi thì sẽ không theo kịp và bị tụt hậu, trở thành con người thừa của xã hội. Do đó, phải không ngừng học hỏi để mở mang đầu óc, trau dồi kiến thức bổ sung những chồ khuyết trong kiến thức của bản thân.
Ở trường, ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải, nhưng đó mới chỉ là cái cơ bản mà chúng ta cần tiếp nhận. Ngoài giờ học, trong cuộc sống, chúng ta cần biết mở mang kiến thức, hiểu biết, hoàn thiện bản thân. Có những việc thầy cô không thể trực tiếp chỉ bảo cho chúng ta thì lúc đó bạn bè – những người gần gũi với ta sẽ có thể giúp đỡ ta. Những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, khi trao đổi, học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái, tự tin, tránh e ngại mà có thể hỏi đi sâu vào vấn đề. Và chữ không tày, có nghĩa là không bằng đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.
Việc học hỏi thật sự vô cùng cần thiết đối với bản thân mỗi người. Nhà trường, gia đình và xã hội nên giáo dục con em ý thức học tập không ngừng. Đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ, học hỏi, cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói, kết hợp với khả năng, suy nghĩ, liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ – đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Cần có thái độ tự tin, tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân, hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Phải có lòng kiên trì, cố gắng, chịu khó, học trong sách vở, học trong đời thường, cuộc sống. Hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn. Đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa.
Học thầy không tày học bạn khuyên chúng ta điều gì?
Dừng như câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn có thể là sự so sánh không cần bằng giữa vị trí của người thầy và học sinh. Tuy nhiên, câu tục ngữ này lại không có nghĩa là hạ thấp vai trò của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè và sự tự học trong mỗi con người chúng ta.
Học thầy không tày học bạn chỉ đúng ở một phương diện, khía cạnh và trường hợp nhất định. Khi học sinh, sinh viên học tập trên lớp thì thầy cô chính là người truyền tải những kiến thức, dạy dỗ và chỉ bảo chúng ta những điều hay lẽ phải nhưng đó chỉ là những điều cốt lõi, yếu tố quan trọng là bạn phải biết tiếp thu và áp dụng kiến thức đó vào thực tiễn đời sống, công việc.
Bên cạnh việc học tập trên lớp, trong cuộc sống chúng ta cũng có những hoạt động giải trí, vui chơi để mở rộng kiến thức, nâng cao hiểu biết và mở rộng kiến thức. Những việc này thầy cô đứng lớp không thể dạy bảo chúng ta, chỉ có những người bạn bè hay những người gần gũi như cha mẹ, ông bà, đồng nghiệp,.. mới có thể giúp đỡ. Bạn sẽ nhận thấy được những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau thật là dễ dàng trong lúc vui chơi hay những cuộc trò chuyện mỗi ngày.
Tâm trạng của bạn sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn rất nhiều khi được trao đổi, học hỏi cùng bạn bè. Việc trao đổi với bạn bè cùng trang lứa sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, không còn rụt rè và e ngại mà có thể hỏi kĩ, đi sâu vào vấn đề để hiểu biết. Do đó, chúng ta phải không ngừng học hỏi để mở mang đầu óc, trau dồi kiến thức bổ sung những chỗ khuyết trong kiến thức của bản thân
Bài học qua câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn
Bạn bè là người gần gũi với chúng ta hơn
Hơn nữa học tập không chỉ là tiếp thu những tri thức sách vở. Mà còn phải tiếp thu cả những kỹ năng sống, những hiểu biết xã hội nên việc học từ bạn bè, từ những người xung quanh là cần thiết và đúng đắn. Bạn bè còn là người gần gũi với chúng ta hơn thầy cô. Bởi trong một tập thể đông học sinh và một thầy cô lại chịu trách nhiệm về nhiều học sinh khác nhau nên không thể nắm bắt tình hình và quan tâm hết đến mọi người được nên bạn bè là người quan trọng và thích hợp cho chúng ta học hỏi.
Có khi nhiều bạn thường ngại ngùng trước thầy cô, không dám thắc mắc hay hỏi han nhưng với bạn bè thì lại thoải mái không bị tâm lý e ngại, lo sợ. Từ đó chúng ta có thể dễ dàng đưa ra những hạn chế, yếu kém của bản thân để sửa chữa và tiếp thu những cái hay, cái tốt từ bạn bè.
Không phải ngẫu nhiên mà ở trường học thường hay thực hiện phong trào đôi bạn cùng tiến hay đoàn kết tương trợ nhau trong học tập. Bởi nhà trường, thầy cô là những người nhận thức rõ hơn ai hết tầm quan trọng của việc học tập từ bạn bè đồng trang lứa của học sinh. Khi chúng ta chơi với một người bạn chăm ngoan, học giỏi. Chúng ta sẽ có ý thức học tập rèn luyện hơn để cho bằng bạn, bằng bè, không bị so sánh. Hay khi chúng ta mắc một bài toán khó chúng ta có thể dễ dàng mở lời nhờ bạn giảng giải.
Đừng tự phụ hãy luôn luôn học hỏi
Mỗi người chúng ta cần có ít nhất một người bạn tri kỷ để cùng học tập, cùng vui chơi và cùng tiến bộ. Bên cạnh đó cũng có không ít học sinh có cái nhìn sai trái về phương pháp học tập. Họ tự coi mình là trung tâm vũ trụ. Họ tự coi mình là giỏi hơn bạn bè và không cần phải học hỏi thêm gì từ bạn bè nữa cả. Có thể thấy đó là những kiểu người tự cao, tự đại, kiến thức hạn hẹp.
Tri thức là vô biên không ai có thể khẳng định là biết hết, nắm hết mọi thứ trong tay. Bạn có thể giỏi hơn người khác kiến thức trong sách vở. Nhưng những mặt khác như cách ứng xử, kỹ năng thực hành, hiểu biết xã hội chưa chắc đã hơn những người học kém. Vì thế chúng ta không nên quá tự phụ về bản thân.
Trên đây là nội dung bài học Học thầy không tày học bạn là gì? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập