Học TậpLớp 12

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân ngắn gọn, hay nhất (98 Mẫu)

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân lớp 12 ngắn gọn bao gồm 98 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo để từ đó hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình.

Đề bài: Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Mục lục

98 Bài mẫu Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân lớp 12 hay nhất đạt điểm 9, 10

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 1

Kết thúc hành trình khám phá dòng Đà giang, nhà văn Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò sông Đà của mình đã mang đến một diện mạo, một hình tượng thực toàn diện, thực đẹp đẽ về dòng sông Đà, đó là con sông có cá tính mạnh mẽ mà hiểm ác bắt nguồn từ rừng già Trường Sơn, đó cũng là dòng sông trữ “tuôn dài như một áng tóc trữ tình” cùng sắc nước thay đổi theo mùa “Mùa xuân xanh màu ngọc bích”, mùa thu nước sông “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu”. Không chỉ xây dựng lên hình tượng dòng sông đẹp đẽ và mới lạ, tùy bút của Nguyễn Tuân còn khắc họa chân dung vẻ đẹp của người lái đò trí dũng, nghệ sĩ trong chính công việc của mình.

Bạn đang xem: Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân ngắn gọn, hay nhất (98 Mẫu)

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 2

“Người lái đò sông Đà” quả là một áng văn đẹp, thể hiện những nét đặc sắc, tiêu biểu nhất trong phong cách sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Tuân, một nhà văn tài hoa, uyên bác luôn tìm tòi, khám phá, diễn tả thế giới ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ và miêu tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Tác phẩm không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ và đầy thơ mộng của thiên nhiên Tây bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị mà anh hùng, tài hoa của người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn cũng bộc lộ tình yêu đất nước sâu sắc, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông đất Việt.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 3

Một Sông Đà, một Nguyễn Tuân – một thiên nhiên dữ dội, một người nghệ sĩ tài hoa. Tùy bút của Nguyễn Tuân chân thực mà hấp dẫn là vậy. Đọc từng dòng văn, ta như được tự mình trải nghiệm trong không gian Tây Bắc, được gặp và chiêm ngưỡng cái tài hoa của những con người nơi đây. “Người lái đò Sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước thiết tha, say đắm của một người nghệ sĩ muốn dùng văn chương để khắc họa vẻ đẹp kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng, và nhất là tài năng của những người lao động bình dị. Sự đầu tư nghiêm túc, công phu và tâm huyết cho nghệ thuật của Nguyễn Tuân thật khiến ta khâm phục. Phải chăng đó chính là cái độc đáo tài hoa của Nguyễn Tuân – cái điều mà ông vẫn quan niệm “đã viết văn thì phải viết cho hay, cho đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần sự độc đáo hơn bất kì một lĩnh vực nào khác….”.

 

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 4

Cảm ơn nhà văn Nguyễn Tuân đã để lại và cho chúng ta thưởng thức những công trình nghệ thuật đầy sáng tạo như tác phẩm này. Ngoài việc cho chúng ta thấy những kiến thức về cuộc sống, về văn hóa và về lịch sử địa lít…, bản tùy bút này còn cho ta thấy một khối kiến trúc thẩm mĩ độc đáo, qua đó ta cảm thụ được cái đẹp một cách sâu sắc, cái đẹp của con người cụ thể ở đây đó là con người lao động trong công việc lái đò của mình. Nguyễn Tuân đích thực là một nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong việc ngợi ca những vẻ đẹp nghệ sĩ của chính những con người lao động bình dị.

 

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 5

Tóm lại, với tình yêu tha thiết với thiên nhiên đất nước, với tài năng của một nghệ sĩ chữ nghĩa chân chính, với Nguyễn Tuân, có lẽ lần đầu tiên con sông Đà của Tổ quốc đã đi vào văn học với một cái nhìn dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng chứa đựng trong nó sự thơ mộng, trữ tình. Hóa ra, đối với tác giả Người lái đò sông Đà, thiên nhiên cũng là một sản phẩm nghệ thuật vô giá, thiên nhiên luôn làm con người mê mẩn.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 6

Tóm lại, với một tình yêu thiên nhiên đất nước sâu đậm, thiết tha, bằng tài năng của một nghệ sĩ ngôn từ thực thụ, đến với Nguyễn Tuân, có lẽ đây là lần đầu tiên con sông Đà được bước vào văn học với vẻ dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng đầy thơ mộng, trữ tình như vậy. Thì ra, với Nguyễn Tuân, thiên nhiên cũng chính là một sản phẩm nghệ thuật vô giá được tạo hóa ban cho và nó luôn làm cho con người bị hấp dẫn, mê say.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 7

Người lái đò sông Đà là một tác phẩm văn học hay, thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, một cây bút tài hoa, uyên bác, luôn sát cánh, khám phá và miêu tả thế giới dưới góc độ văn hóa, thẩm mỹ, miêu tả con người về mặt tài năng nghệ thuật. Tác phẩm không chỉ ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng và tài hoa của người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu đất nước, niềm tự hào phấn khởi, sự gắn bó thiết tha với làng quê Việt Nam.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 8

Đọc “Người lái đò sông Đà” người ta càng hiểu hơn lý do vì sao cái đẹp trong văn của Nguyễn Tuân được gọi là cái đẹp đạt đến độ hoàn thiện, hoàn mỹ. Tác phẩm một lần nữa khẳng định tài năng bậc thầy của Nguyễn Tuân trong việc sử dụng ngôn từ vừa giúp người đọc thấy được tình yêu quê hương, đất nước mà ông gửi gắm trong các tác phẩm của mình.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 9

Thông qua người lái đò sông Đà, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên sông Đà vừa hùng vĩ dữ dội mà cũng vừa thơ mộng, trữ tình. Đồng thời cũng qua những dẫn dắt của Nguyễn Tuân, mà người đọc khám phá ra được “chất vàng mười trong tâm hồn” Người lái đò tay lái ra hoa. Những câu văn giàu hình ảnh, cách diễn đạt giàu chất thơ và sự uyên bác trong vốn sống, vốn hiểu biết đã biến “Người lái đò sông Đà” thực sự là trang hoa, tờ hoa đẹp nhất trong đời văn Nguyễn Tuân.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 10

Trong tác phẩm của Nguyễn Tuân làm sao có thể thiếu đi bóng dáng con người. Thiên nhiên càng rộng lớn, hùng vĩ, dữ dội bao nhiêu thì càng làm nổi bật lên vẻ đẹp trí tuệ tài hoa của con người lao động. Trong bài văn, tác giả đã sáng tạo ra hình tượng “ông lái đò” đây là hình ảnh biểu trưng cho người lao động cần cù chăm chỉ nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ, can đảm khi sẵn sàng đối đầu với thiên nhiên hung tợn trong một cuộc chiến không cân sức. Con sông Đà bỗng chốc trở thành kẻ thù số một, người lái đò thật nhỏ bé giữa thiên nhiên. Tuy nhiên họ vẫn bộc lộ được sự mưu trí,tài hoa nghệ sĩ của mình.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 11

Nguyễn Tuân đã mang đến cho nền văn học nước nhà một kiệt tác vô cùng độc đáo, một phong cách nghệ thuật riêng biệt, uyên bác, tài hoa. Khép lại những trang văn của tùy bút “Người lái đò sông Đà”, em vẫn không nguôi cảm xúc lâng lâng trong tâm hồn mình, có chăng, đó là những điều đẹp đẽ nhất mà văn học đã mang lại, khơi gợi trong lòng mình những cảm xúc thẩm mỹ vô cùng lớn. Thật cảm ơn Nguyễn Tuân, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp để nâng niu những giá trị vững bền của đời sống lao động và của dân tộc.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 12

Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” còn chính là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm đặc sắc này không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc mà dường như còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân đã có thể bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 13

Trên cái nền của con sông vừa “hung bạo” vừa “trữ tình” ấy hiện lên lừng lững hình tượng người lái đò sông Đà. Thực ra ông lái này chủ yếu xuất hiện trong cuộc vật lộn với một con thác dữ, nghĩa là ở cái phía hung bạo của sông Đà. Giả sử tác giả đặt ông ta trong khung cảnh khác – khung cảnh thơ mộng trữ tình – chắc hẳn ông sẽ trở thành một anh chàng Trương Chi si tình trong cổ tích. Nhưng ở đây, đối đầu với con sông dữ, với một loài thuỷ quái, ông lái đò nhất thiết phải trở thành một dũng sĩ kiên cường – một nhân vật sử thi trong thiên trường ca leo ghềnh vượt thác.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 14

Với ngòi bút tài hoa và sự uyên bác, am hiểu về mọi lĩnh vực như thể thao, võ thuật, quân sự… của mình, Nguyễn Tuân đã biến câu chuyện bình thường thành bản trường ca hào hùng, biến ông lái đò bình thường thành một anh hùng, một nghệ sỹ lái đò trong nghệ thuật leo ghềnh vượt thác. Ông vừa là dũng sĩ, vừa là nghệ sĩ – tay lái ra hoa, ông tiêu biểu cho hình ảnh con người lao động trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Không chỉ là cô Đào trong truyện ngắn “Mùa lạc” của Nguyễn Khải, tình nguyện lên Điện Biên xây dựng nông thôn mới, không chỉ là tầng lớp thanh niên “Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy/ Là xa xôi biết mấy cũng lên đường”, mà cùng với họ, ông lái đò sông Đà đã góp phần làm nổi bật, tôn lên vẻ đẹp, phẩm chất của người lao động trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội những năm 55 – 60.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 15

Cảm hứng lãng mạn đậm đà trong sáng, lan tỏa trong từng câu văn tả thực, tạo cho đoạn văn một sức lôi cuốn không thể cưỡng nổi. Đó là một bài ca về lao động, về con người lao động. Sau mười năm làm nghề lái đò, kể cả sau khi đã thôi nghề vài chục năm, trên ngực người lái đò vẫn còn “bầm tụ” một “củ khoai nâu”, với Nguyễn Tuân, đó cũng là cái hình ảnh quý giá của một thứ huân chương lao động siêu hạng”.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 16

Chỉ là một người lái đò và một thác nước, Nguyễn Tuân lại viết nên như thể là một thước phim hành động điện ảnh cận cảnh. Hồi hộp có, kịch tính có, kích thích có, vỡ oà có, âm thanh đặc sắc, hành động đẹp mắt. Để viết được như vậy phải có trí tưởng tượng thật phong phú, một cách nhìn khác biệt, có cảm nhận đa chiều cũng đủ thấy Nguyễn Tuân có vốn tri thức rộng lớn thế nào, suy nghĩ độc đáo thế nào và một nghệ sĩ tài hoa như thế nào. Qua đây, nhà văn còn muốn phát biểu quan niệm, người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà con có trong cuộc sống lao động thường ngày, ví dụ như người lái đò kia.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 17

Trái với vẻ hung bạo và dữ tợn thì cũng có lúc con sông sông Đà hiện lên thật trữ tình. Con thủy quái ấy đã rủ mình và vứt bỏ sự gớm ghiếc để trở thành một thiếu nữ kiều diễm. Nét trữ tình của con sông Đà được thể hiện ở hình dáng con sông. Dòng sông Đà mềm mại “từng nét trải ra trên đại dương đà lờ đờ bóng mây”. Dòng sông Đà được Nguyễn Tuân ví với mái tóc thướt tha của người con gái đang độ thanh xuân. “Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài đốt nương xuân”. Đó là một vẻ đẹp đầy sức sống và mang nét nên thơ, mờ ảo giữa mây trời khói núi. Màu sắc sông Đà thay đổi theo mùa và mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 18

Đọc Người lái đò sông Đà thấy rõ chủ trương của tác giả về viết văn. Từ ngữ phong phú, tìm tòi hẳn hoi, câu cú vặn vẹo đôi khi nhưng vẫn Việt Nam và nhân dân, hình ảnh ví von luôn bất ngờ, độc đáo mà chính xác, cũng không tránh những hiện thực không thanh nhã, nhưng vẫn đắc địa. Chi tiết tùy bút này đã hay, chỉnh thể của bài văn càng cho thấy sự hiểu biết khoa học đến cặn kẽ, và trội lên tất cả là một tấm lòng yêu thương con người, đất nước, yêu cái gian khổ đã vượt qua như một bản anh hùng ca, nên càng quý cái mong ước cho tương lai tươi sáng, hạnh phúc.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 19

Bằng ngòi bút vô cùng tài hoa, tinh tế, Nguyễn Tuân đã tạo nên những trang văn đẹp cả về hình thức và tư tưởng. Tác phẩm được tạo nên từ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng, tha thiết. Không chỉ ngợi ca vẻ đẹp hùng vĩ của quê hương đất nước mà còn khẳng định sự lớn lao, sức mạnh phi thường của những con người bình thường trong hành trình chinh phục thiên nhiên.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 20

Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị , anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây . Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân bộc lộ tình yêu đất nước , niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt Nam.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 21

Cuộc sống quanh ta vốn dĩ rất tầm thường, cũ kĩ. Ngày lại qua ngày, mây vẫn bay và gió vẫn thổi nhưng chính nhà văn là người mang lại cho ta một thế giới mới, tinh khôi, kì diệu. Nguyễn Tuân cũng là một nhà văn, một người góp phần sáng tạo lại thế giới. Văn chương của Nguyễn Tuân đã mang đến cho chúng ta một chân trời huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và độc đáo. Đó là chân trời của cái đẹp, của sự tài hoa và uyên bác.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 22

Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả vẻ đẹp dòng sông, khắc họa vẻ đẹp trân quý bên trong con người lao động Tây Bắc với tất cả sự say mê, tình yêu tha thiết và cả vốn hiểu biết sâu rộng của mình. Cũng qua tùy bút, nhà văn cũng thể hiện sự phấn khởi, hạnh phúc vì cuối cùng sau bao ngày tìm kiếm, ông đã tìm thấy “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong con người Tây Bắc, thỏa mãn được đam mê ưa xê dịch và “chủ nghĩa cái đẹp” trong phong cách, con người Nguyễn Tuân.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 23

Bằng tình yêu thiên nhiên tha thiết cùng tấm lòng gắn bó với sông núi quê hương, nhà văn Nguyễn Tuân đã huy động được toàn bộ tài năng, tâm huyết cùng sự sáng tạo, vốn am hiểu của bản thân vào tùy bút Người lái đò sông Đà, mang đến một bức tranh Tây Bắc rộng lớn, hùng vĩ, cũng tại đó nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp độc đáo, cá tính của dòng sông Đà “Chúng thủy giai Đông tẩu/ Đà giang độc Bắc lưu” và đó còn là thành công trong việc phát hiện chất vàng mười đáng quý bên trong con người lao động bình dị ở Tây Bắc.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 24

Qua tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn nổi tiếng với nét tài hoa, uyên bác Nguyễn Tuân đã khắc họa đầy sống động thiên nhiên vùng vùng núi Tây Bắc vừa rộng lớn, hùng vĩ, khắc nghiệt nhưng cũng rất đỗi thơ mộng, trữ tình qua hình tượng dòng sông Đà hung bạo, trữ tình. Đồng thời cũng qua tùy bút này, Nguyễn Tuân đã phát hiện được vẻ đẹp, chất vàng mười đáng quý bên trong con người lao động Tây Bắc qua hình tượng người lái đò, đó là sự tài ba trí dũng, là chất nghệ sĩ của con người trong chính công việc lao động của mình.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 25

Đặc điểm nổi bật của tùy bút Nguyễn Tuân là uyên bác và tài hoa. Để nói về con sông Đà, Nguyễn Tuân dẫn thơ cổ, dẫn thơ Lý Bạch, thơ B-rô-ni-ép-xki (Ba Lan). Ông vận dụng kiến thức lịch sử, địa lý, hội họa, điện ảnh, quân sự, thể thao để viết về con sông hung dữ và thơ mộng. Ông luôn có cảm hứng đặc biệt trước những hiện tượng phi thường, gây cảm giác mạnh. Bao giờ ông cũng say mê khám phá và thưởng thức cái đẹp. Vẻ đẹp hung dữ và thơ mộng của sông Đà, vẻ đẹp của ông lái đò bình dị nhưng khi vượt thác thì như một viên tướng tài ba, điêu luyện đã đem cảm hứng sáng tạo cho Nguyễn Tuân. Đúng là nhà văn nhìn cảnh vật và con người thiên về phương diện mĩ thuật và tài hoa.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 26

Tóm lại, “Người lái đò sông Đà” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Bằng tài năng, ngòi bút uyên thâm cùng kiến thức tổng hợp phong phú, ông đã rất thành công khi xây dựng được nhân vật người lái đò hùng dũng, hiên ngang và hình ảnh con sông Đà với hai tính cách trái ngược nhưng rất đỗi đẹp đẽ. Tùy bút” Người lái đò sông Đà” luôn sống mãi trong lòng người đọc và trường tồn theo thời gian.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 27

Với bài bút ký Sông Đà nói chung và Người lái đò sông Đà nói riêng ta không chỉ thấy được vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài năng, với bút lực dồi dào. Mà bên cạnh đó còn thấy được tấm lòng của một con người yêu nước, dành trọn cuộc đời mình khám phá, tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp của con người lao động trong cuộc sống mới.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 28

Tùy bút người lái đò sông Đà không chỉ đánh dấu bước chuyển mình trong phong cách, cảm hứng sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám- kiếm tìm và hướng ngòi bút khám phá về những vẻ đẹp “Một thời vang bóng” mà còn là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tạo, vốn kiến thức tài hoa uyên bác của ông. Tùy bút không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Đà mà còn ngợi ca, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp trí dũng, tài hoa nghệ sĩ của con người lao động nơi đây. Qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên đất nước, niềm hứng khởi khi hòa mình vào không khí xây dựng của đất nước trong giai đoạn mới.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 29

“Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc. Hình ảnh người lái đò sông Đà là tiêu biểu cho con người lao động vùng Tây Bắc, dũng cảm, gan dạ, quật cường, luôn kiên trì và hết mình với công việc. Nổi bật nên trên thiên nhiên bao la hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc chính là con người lao động nơi đây.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 30

Viết về người lái đò Sông Đà, viết về một vùng đất của Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện nguồn xúc cảm yêu thương tha thiết với người lao động và thiên nhiên đất nước. Sông Đà càng đẹp, càng sinh động thì ông lái đò hiện lên càng anh dũng, ngoan cường trong lao động, ta lại càng thấy được bản lĩnh, tấm lòng và tài năng của Nguyễn Tuân. Nhà văn đã phát hiện ra trong con người bình dị ấy “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của núi rừng Tây Bắc. Cuộc sống quanh ta vốn rất cũ kĩ, tầm thường, gió vẫn thổi, mây vẫn trôi, ngày lại qua ngày… nhà văn chính là người đã mang lại cho ta một thế giới mới, tinh khôi hơn, diệu kì hơn. Và Nguyễn Tuân đã làm tròn sứ mệnh của một nhà văn, ông đã góp phần mang đến cho thế giới những sắc màu mới. Bước vào thế giới của Nguyễn Tuân, chúng ta như bước vào một chân trời với màu sắc huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và độc đáo. Đó là chân trời của cái đẹp, của tài hoa và sự uyên bác.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 31

Tóm lại, bằng một tình yêu thiên nhiên đất nước thiết tha, bằng tài năng của một nghệ sĩ ngôn từ đích thực, đến Nguyễn Tuân, có lẽ lần đầu tiên con sông Đà của Tổ quốc đã bước vào văn học với vẻ dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng chứa chan thơ mộng, trữ tình của nó. Thì ra, với tác giả Người lái đò sông Đà, thiên nhiên cũng chính là một sản phẩm nghệ thuật vô giá, thiên nhiên luôn làm cho con người bị hấp dẫn, mê say.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 32

Nếu “sông Hương” của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang vẻ đẹp trầm mặc của cố đô và người dân Huế thì con sông Đà lại là biểu tượng, lại mang cái văn hóa của người dân Tây Bắc. Như vậy, có thể khẳng định Đà giang qua ngòi bút của Nguyễn Tuân hiện lên dữ dội đến khác thường, tột đỉnh, thể hiện rất rõ phong cách rất riêng của Nguyễn Tuân –một phong cách rất “ngông”.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 33

Nguyễn Tuân đã để lại cho nền văn học nước nhà một kiệt tác, một thiên tùy bút vô cùng độc đáo với một phong cách nghệ thuật rất riêng. Khép lại những trang văn của “Người lái đò sông Đà”, ta vẫn không nguôi được cảm xúc lâng lâng trong tâm hồn mình, phải chăng, đó là những điều đẹp đẽ nhất mà văn học mang lại, khơi gợi trong lòng chúng ta những cảm xúc thẩm mỹ vô cùng lớn. Thật cảm ơn Nguyễn Tuân – một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm và khám phá cái đẹp để nâng niu những giá trị vững bền của đời sống lao động cũng như của dân tộc.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 34

Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của Sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đây chính là tiềm năng to lớn của Đà giang được con người chinh phục. Đây là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nói tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của Sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 35

Trong các tác phẩm văn học của Nguyễn Tuân làm sao có thể thiếu đi bóng hình con người. Thiên nhiên càng rộng lớn, càng hùng vĩ, càng dữ dội bao nhiêu thì vẻ đẹp trí tuệ tài hoa của con người lao động lại càng nổi bật lên bấy nhiêu. Trong bút ký này, tác giả đã sáng tạo và phác họa ra hình tượng “ông lái đò” – một hình ảnh biểu trưng cho người lao động cần cù chăm chỉ và đầy mạnh mẽ, can đảm khi sẵn sàng đối đầu với thiên nhiên, với con sông Đà hung tợn trong một cuộc chiến không cân sức. Người lái đò ấy hiện lên dáng vẻ thật nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ, nhưng ở đó họ vẫn bộc lộ được sự mưu trí, tài hoa nghệ sĩ của mình.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 36

Nhiều năm tháng qua đi nhưng bạn đọc chưa bao giờ quên phong cách sáng tác “ngông” độc đáo của Nguyễn Tuân cùng tùy bút và hình ảnh con sông Đà. Tác phẩm đã đóng góp không nhỏ vào nền văn học Việt Nam và được nhiều thế hệ con người đón nhận.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 37

Con Sông Đà được phác họa lên vô cùng ấn tượng nhờ ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, với những đặc điểm và tính chất đối nghịch nhau, vừa hùng vĩ hung bạo nhưng lại rất thơ mộng trữ tình. Vẻ đẹp ấy được tác giả khắc họa qua các hình thức nghệ thuật tiêu biểu như các biện pháp tu từ quen thuộc hay thủ pháp tương phản, đặc biệt hình tượng con Sông Đà được cảm nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau đã mang đến một vẻ đẹp cụ thể đa chiều. Qua hình tượng con sông Đà, nhà văn như gửi gắm tình yêu sự gắn bó sâu sắc với quê hương và niềm tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên Đất nước.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 38

Hình như Tùy bút Sông Đà đọc nhiều mà vẫn còn hấp dẫn lắm! Ai mới đọc e còn cảm thấy ngại ngùng nhưng đọc rồi lại thấy cuốn hút. Đọc để cảm nhận thế giới của dòng sông nhưng lần nào tôi cũng thấy nó vọng ra bao điều mới mẻ của thế giới con người. Tôi băn khoăn tự hỏi, phải chăng đó là điều tạo nên tính hấp dẫn đa chiều của hình ảnh dòng sông? Có thể nói khẳng định rằng, Người lái đò Sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu quê hương đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 39

Qua những phân tích trên có thể nói rằng, sông Đà mang một vẻ đẹp độc đáo, mới mẻ đến nỗi khiến người đọc phải ngỡ ngàng. Bằng tình yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên yêu đất nước kết hợp với vốn từ ngữ phong phú, đa dạng, Nguyễn Tuân đã tái hiện lên một khung cảnh núi sông Tây Bắc thật hùng vĩ mà nên thơ, trữ tình. Sông Đà quả là một món quà ưu ái mà thiên nhiên ban tặng, là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của bậc thầy tùy bút – Nguyễn Tuân.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 40

Cái đẹp vốn tiềm tàng trong đời sống, vũ trụ nhưng phát hiện được cái đẹp và truyền đến người đọc tình yêu và niềm say mê với cái đẹp lại là chuyện không dễ dàng. Ghi nhớ điều này, chúng ta thêm trân trọng Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ bằng niềm say mê thiên nhiên và bằng tay phù thủy ngôn ngữ, đã giúp người đọc chiêm ngưỡng đắm say trước vẻ đẹp của sông Đà của thiên nhiên Tây Bắc hung bạo mà hùng vĩ. Chính trang văn của Nguyễn Tuân đã bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho chúng ta.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 41

Tóm lại, cảnh vượt thác của ông lái đò là cảnh tượng độc đáo và thu hút người đọc nhất khiến họ không muốn bỏ sót một câu chữ nào. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi khắc họa cảnh tượng đầy độc đáo, mới mẻ này để làm nổi bật nên sự tài hoa, anh dũng của người lái đò sông Đà

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 42

Bằng cái nhìn chân thực, ngôn từ tinh tế, chắt lọc, Nguyễn Tuân đã phần nào cho người đọc thấy sự cuốn hút mà con sông Đà mang đến. Đọc những dòng tùy bút của tác giả về sông Đà giống như ta được trực tiếp ở đó, cảm nhận sự hung bạo đến đáng sợ của nó. Chính sự hung bạo, gầm gừ của dòng sông là điều đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Có lẽ Nguyễn Tuân thực sự đã tìm được thứ “vàng mười” mà ông ngày đêm theo đuổi.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 43

Như vậy, qua những phân tích trên, người đọc như được mở mang tầm mắt trước tài năng miêu tả bậc thầy của nhà văn Nguyễn Tuân. Cảnh tượng vượt thác của những người lái đò vốn bình thường nhưng qua ngòi bút tài hoa, uyên bác của nhà văn nó đã trở thành một cảnh chiến trận “xưa nay chưa từng có”.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 44

Không chỉ riêng những quãng trên con sông Đà mới hung tợn mà dòng chảy của nó cũng vô cùng hung tợn: “Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Sự hung dữ này được Nguyễn Tuân liên tưởng đến một anh quay phim bạo dạn dám ngồi vào trong cái thuyền thúng tròn vành rồi cả người cả thúng cùng theo dòng xoáy xuống dưới cùng của xoáy nước và lia máy ảnh lên, thu vào tầm mắt tất cả xoáy nước như “một cái giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp cả vào máy vào người quay phim cả người đang xem.” Sự liên tưởng đặc sắc, thú vị này không chỉ giúp bạn đọc hình dung ra sự hung tàn của con sông mà còn làm cho vẻ hung tàn đó trở nên đa sắc màu hơn.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 45

Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, một nhà văn tài hoa uyên bác luôn sát cánh, khám phá, diễn tả thế giới ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ, miêu tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Tác phẩm không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 46

Nguyễn Tuân đích thực là một nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong việc ngợi ca những con người lao động trong gian lao nguy hiểm nhưng đầy vinh quang, điển hình là hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” với nhiều nét đẹp và cả chất nghệ sĩ trong nghề.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 47

Cảm ơn nhà văn Nguyễn Tuân đã cho chúng ta thưởng thức một công trình nghệ thuật đầy sáng tạo. Ngoài việc cung cấp cho chúng ta những kiến thức và tri thức về cuộc sống, về văn hóa và lịch sử địa lí, về ngôn ngữ…, tác phẩm còn là một khối kiến trúc thẩm mĩ độc đáo, giúp ta cảm thụ được cái đẹp một cách sâu sắc, cái đẹp của con người cụ thể, con người lao động Người lái đò Sông Đà. Nguyễn Tuân đích thực là một nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong việc ngợi ca những con người lao động gian lao nguy hiểm nhưng đầy vinh quang.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 48

Hình tượng người lái đò sông Đà được xây dựng rất thành công qua ngòi bút độc đáo và sáng tạo của Nguyễn Tuân. Trong hơi thở văn chương ấy, nhà văn đã khẳng định được tài năng và sức mạnh cường đại của con người, cuộc chiến không cân sức giữa con người lao động và thiên nhiên kỳ bí vốn có nhiều cam go, vất vả. Nhưng bằng sự thông minh, sáng tạo, đức tính kiên cường, tỉ mỉ vốn ăn sâu vào máu của những người lao động, họ đã chiến thắng một cách huy hoàng, vẻ vang nhất, trở thành người nghệ sĩ tài ba trên chính mặt trận tìm kế sinh nhai của mình.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 49

Trong xây dựng nhân vật ông lái đò, Nguyễn Tuân chú ý khắc họa nét tài hoa của nghệ sĩ “nhân vật phải là người nghệ sĩ trong nghề nghiệp”. Nhà văn chú ý tạo tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ bản chất của mình. Sông Đà càng hung bạo bao nhiêu, người lái đò càng tài hoa dũng cảm bấy nhiêu. Nhà văn am hiểu nhiều ngành nghệ thuật quân sự, thể thao kết hợp với nghệ thuật miêu tả so sánh liên tưởng độc đáo qua ngôn ngữ phong phú để làm nổi bật sông Đà và người lái đò Sông Đà. Tóm lại, thành công trong xây dựng nhân vật ông lái đò Lai Châu đã trở thành sức hút riêng của tác phẩm trong nền văn học nước nhà.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 50

Văn Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp của sự tổng hòa văn hóa. Nàng văn của ông thật quảng giao đón du khách từ bốn phương trời kiến thức: lịch sử, địa lí, quân sự, võ thuật, điện ảnh, hội họa, điêu khắc, âm nhạc… Những kiến thức liên ngành đa dạng ấy tạo bề dày uyên bác trong vốn tri thức của nhà văn, nâng cho đôi cánh tài hoa bay bổng. Có thể coi Nguyễn Tuân là người đã nắm vững “binh pháp của ngôn ngữ”. Với một ý thức ngôn từ mới mẻ, hiện đại, Nguyễn Tuân đã truyền hồn cho chữ, chữ truyền hồn cho dòng sông, và dòng sông truyền xúc cảm vào người đọc.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 51

Hình tượng ông lái đò in đậm dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân. Bởi ông chính là kiểu người tài hoa, nghệ sĩ, biết nâng nghề nghiệp của mình lên mức nghệ thuật. Song ở hình tượng ông lão thể hiện rất rõ sự chuyển biến trong tư tưởng Nguyễn Tuân khi những con người tài hoa, nghệ sĩ được miêu tả không phải là những con người phi thường mà là những con người bình dị, thậm chí vô danh. Đây chính là cách Nguyễn Tuân ngợi ca, tôn vinh những người lao động thầm lặng trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 52

Nguyễn Tuân đích thực là một nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong việc ngợi ca những con người lao động trong gian lao nguy hiểm nhưng đầy vinh quang, điển hình là hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” với nhiều nét đẹp và cả chất nghệ sĩ trong nghề.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 53

Bài tùy bút của tác giả Nguyễn Tuân đã đưa người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác một cách tự nhiên đến lạ kỳ. Hình ảnh gợi ra xuyên suốt bài tùy bút là hình ảnh ông lái đò gạo cội và dòng sông Đà giang hung hãn nhưng cũng đồng thời gửi vào tâm trí độc giả một liên tưởng về một ông lái đò Nguyễn Tuân như một ông lái bậc thầy, ông lái con thuyền ngôn từ trên một dải sông văn chương không kém những thác ghềnh chông gai. Ông đã tạo nên một khúc khải hoàn ca về những con người lao động chân chính trong thời kỳ mới.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 54

Người lái đò sông Đà ra đời trong những năm toàn dân ta bước vào công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa đầy sôi động, khẩn trường, khi đó cảm hứng ngợi ca, tôn vinh cuộc sống mới, con người mới ngập tràn trong các tác phẩm văn học. Không nằm ngoài xu thế chung đó, Người lái đò sông Đà với hình tượng người lái đò là một trong những hình ảnh nổi bật. Nguyễn Tuân ca ngợi người lao động bình dị, vô danh nhưng hàng ngày, hàng giờ đang cống hiến, dựng xây đất nước.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 55

Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 56

Từ Huấn Cao cho đến người lái đò sông Đà ta không chỉ thấy những đặc điểm phong cách đậm nét vẫn được bảo lưu mà hơn nữa còn thấy được sử chuyển biến tích cực trong quan niệm về con người của ông. Nguyễn Tuân không còn đi tìm vẻ đẹp của những con người của một thời vang bóng, mà phát hiện vẻ đẹp đó ngay tại đây, ngày trong cuộc sống bình dị này. Đây chính là điểm chuyển biến lớn nhất trong quan niệm nghệ thuật về con người của ông. Họ – những con người lao động bình dị, thậm chí vô danh chính là những người đã góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 57

Hình tượng nhân vật người lái đò hiện lên với ba khía cạnh nổi bật: người anh hùng sống nước, người nghệ sĩ tài hoa và người lao động chân chất. Bằng cái tài miêu tả, quan sát, cách lựa chọn góc nhìn trần thuật và đặc biệt là cách vận dụng ngôn từ đúng, đắt và đẹp. Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân là không thể chối cãi, nhưng để xây dựng một hình tượng nhân vật kiệt xuất đến vậy phải cần cả cái tâm, cái tâm yêu quý, kính trọng con người.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 58

Đọc hết “Người lái đò sông Đà” mà tâm trí ta vẫn như hiển hiện hình ảnh ông lái đò dũng mãnh và hào hoa với con thuyền nhỏ cưỡi lên sóng dữ mà đi tới mà chiến thắng, vẻ đẹp ấy huy hoàng và tráng lệ làm sao!

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 59

Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” lại ám ảnh người đọc cho đến sau này. Một vẻ đẹp hùng vĩ, hung dữ của thiên nhiên đan xen sự thơ mộng, nhẹ nhàng như chốn bồng lai. Đó chính là sự thành công của Nguyễn Tuân.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 60

Với Nguyễn Tuân, sông Đà mang một vẻ đẹp hoàn mĩ, trở thành một sinh thể sống động, có hồn.Dòng sông vừa hùng vĩ dữ dội, vừa thơ mộng trữ tình. Phải là một con người yêu mến tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước , nhà văn mới có thể miêu tả được Sông Đà như thế. Có thể nói , qua lời văn ca ngợi sông nước Đà giang, ta thấy được sự gắn bó của Nguyễn Tuân đối với quê hương đất nước.Tác phẩm Người lái đò sông Đà tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân . Tác giả quan niệm cái đẹp phải là cái gây cảm giác mạnh, đập mạnh vào cảm giác người đọc. Cho nên đẹp thì phải đến mức tuyệt mỹ, dữ dội phải đến mức khủng khiếp. Sông Đà đúng là thứ Vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc mà nhà văn luôn khao khát kiếm tìm và thể hiện trong các sáng tác của mình.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 61

Có thể nói rằng, sông Đà mang một vẻ đẹp độc đáo đến nỗi khiến người đọc chúng ta phải ngỡ ngàng. Bằng tình yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên đất nước kết hợp với vốn từ phong phú, tài hoa, Nguyễn Tuân đã tái hiện lên một khung cảnh Tây Bắc thật hùng vĩ mà trữ tình, nên thơ. Sông Đà quả là một món quà ưu ái của thiên nhiên, là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của bậc thầy tùy bút Nguyễn Tuân.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 62

Bằng tình yêu thiên nhiên đất nước kết hợp với ngôn từ độc đáo, tài hoa, Nguyễn Tuân đã tái hiện lên một khung cảnh Tây Bắc thật hùng vĩ mà cũng thật trữ tình, làm ta thêm tự hào về núi sông Tổ quốc nguy nga, tráng lệ. Sông Đà quả là một quà tặng vô giá của thiên nhiên là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của bậc thầy tùy bút Nguyễn Tuân.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 63

Khi đọc xong tác phẩm hình ảnh hùng vĩ, hoang sơ tươi đẹp của sông Đà vẫn còn ám ảnh trong tâm trí người đọc khiến cho họ muốn được đặt chân đến mảnh đất này để một lần được ngắm sông Đà bằng chính đôi mắt của mình.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 64

Bằng ngòi bút tài hoa, vốn sống phong phú Nguyễn Tuân đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên sông nước của sông Đà hết sức đẹp đẽ. Sông Đà hiện lên qua những trang văn của Nguyễn Tuân không chỉ thuần túy là thiên nhiên, mà còn là một sản phẩm nghệ thuật vô giá. Qua đây tác giả cũng kín đáo thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết và niềm say mê, tự hào với thiên nhiên của quê hương xứ sở mình.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 65

Phong cách Nguyễn Tuân độc đáo và phong phú. Ở tùy bút “Người lái đò sông Đà” chúng ta thấy phong cách giá trị của ông thể hiện rõ nhất là sự nhọn sắc của giác quan nghệ sĩ đi đôi với một kho chữ nghĩa giàu có và đầy màu sắc, lối văn rất mực tài hoa. Dòng sông Đà “hung bạo và trữ tình” chảy mãi trong dòng văn học nước nhà như niềm yêu mến và tự hào về cỏ cây sông núi quê hương của nhà văn Nguyễn Tuân.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 66

Bằng thái độ kính nghiệp, tinh thần nghệ sĩ, ham tìm tòi khám phá và ngòi bút độc đáo, uyên bác và tài hoa của mình, sông Đà trong tùy bút của Nguyễn Tuân đã hiện lên như một thực thể có linh hồn, có cuộc đời với những nét cá tính tính đối lập vừa hung bạo, hùng vĩ nhưng cũng lại có vẻ nên thơ, trữ tình. Từ đó là nổi bật lên tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào với vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc qua lối hành văn phóng khoáng, tỉ mỉ, chân thực và sáng tạo không ngừng nghỉ.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 67

Bằng trí tưởng tượng phong phú, tài năng uyên bác và tâm hồn nghệ sĩ tài năng nặng lòng với quê hương, Nguyễn Tuân đã tạo nên một thiên tùy bút kì thú về vẻ đẹp của dòng sông Đà mà tạo hóa đã ban tặng. Tùy bút này đã thể hiện rõ phong cách và trình độ nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Tuân.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 68

Tác giả đã dùng kiến thức về quân sự, võ thuật, thể thao, thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, thậm xưng để làm nổi bật cái nham hiểm, xảo quyệt của sông Đà. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, con sông Đà hung bạo, tàn ác không khác gì “kẻ thù số một” của con người. Chẳng thế mà sông Đà được gắn với câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh: “Núi cao sông hãy còn dài/ Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 69

Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên. Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động khó nhọc, cùng sự tài hoa uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hoá. Với tài năng này, tác phẩm của ông hẳn sẽ mãi còn “vang bóng ” trong tâm hồn độc giả.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 70

Miêu tả sông Đà trữ tình, Nguyễn Tuân có những trang văn tuyệt bút. Đó là một thứ văn xuôi đầy chất thơ, giàu nhạc học và chạm khắc tạo hình. Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà bằng ngôn ngữ phong phú : “Thuyền tôi trôi trên sông Đà”. Câu văn 6 tiếng toàn thanh bằng, có vần, nhịp điệu, giàu hình ảnh, gợi cảm giác. Sông Đà đoạn này êm đềm nhẹ nhàng, bồng bềnh, lững lờ. Câu văn của Nguyễn Tuân không chỉ giàu hình ảnh, màu sắc mà còn có đường nét, chạm khắc: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò”. Đây không còn là văn xuôi nữa mà nó trở thành bức họa tuyệt đẹp, cái đẹp thể hiện ở ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 71

Đọc Người lái đò sông Đà ta yêu thêm con người Việt Nam cần cù, dũng cảm, ta tự hào về núi sông Tổ quốc nguy nga, tráng lệ. Sông Đà quả là quà tặng của thiên nhiên, là hồn thiêng đất Việt.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 72

Ai đã từng đọc Vang bóng một thời chắc cảm nhận được cái sắc sảo, lịch lãm, tài hoa của Nguyễn Tuân khi ông nói về thư pháp, về uống trà, chơi đèn trung thu của những nhà nho thuở trước. Mà lòng thêm thư thái tự hào về bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam được kết tinh trong tâm hồn dân tộc qua hàng nghìn năm. Đọc tùy bút Người lái đò sông Đà, ta vui thú thấy Nguyễn Tuân đã “để thơ vào sông nước”. Ông đã khám phá sự vật – con sông Đà – ở phương diện văn nghệ thuật, đã miêu tả, nhận diện con người – ông lái đò – ở phương diện thi hoa, nghệ sĩ. Tả cảnh thì biến hóa trong bốn mùa, trong mọi thời gian. Nói về thác ghềnh thì đa thanh, phức điệu, bằng tất cả cảm giác tinh tế, bao liên tưởng đầy thi vị, với bao cảm giác mạnh đầy màu sắc và góc cạnh với một kho từ ngữ giàu có, sáng tạo. Văn của Nguyễn Tuân đứng là những giọt, mật của con ong yêu hoa, cần mần và sáng tạo, đem thơm thảo cho đời. Câu văn xuôi rất đẹp, lúc thì vang vọng âm ba của thác ghềnh, lúc thì mênh mang dư vị của hương nguồn hoa núi.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 73

Nguyễn tuân đã miêu tả con Sông Đà vô cùng ấn tượng với những đặc điểm và tính chất đối nghịch vừa hùng vĩ hung bạo lại kết hợp với nét thơ mộng trữ tình. Về đẹp ấy được khắc họa qua các hình thức nghệ thuật tiêu biểu như thủ pháp tương phản các biện pháp tu từ quen thuộc đặc biệt hình tượng con Sông Đà à được cảm nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau mang đến một Về đẹp cụ thể đa chiều Cho dòng sông. Qua hình tượng con Sông Đà, tác giả đã gửi gắm tình yêu sự gắn bó sâu sắc với quê hương xứ sở và niềm tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên Đất nước.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 74

Qua phân tích trên, người đọc như được mở rộng tầm mắt trước tài năng miêu tả tài tình của nhà văn Nguyễn Tuân. Cảnh tượng vượt thác vốn bình thường của những người lái đò đã trở thành một cảnh chiến trận “xưa nay chưa từng có”.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 75

Tóm lại, cảnh vượt thác của ông lái đò chính là một cảnh tượng độc đáo, hấp dẫn người đọc đến từng câu từng chữ. Nguyễn Tuân đã thành công khi khắc họa cảnh tượng độc đáo này để làm nổi bật nên sự tài hoa của người lái đò sông Đà.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 76

Cảnh vượt thác trong “Người lái đò sông Đà” đã trở thành một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” góp phần tô đậm chất tài hoa nghệ sĩ của người lái đò sông Đà. Còn Nguyễn Tuân đích thực là một nhà văn của cái đẹp.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 77

Chất vàng mười trong Người lái đò sông Đà không chỉ ở vẻ đẹp trữ tình của dòng sông mà còn ở vẻ đẹp rất đỗi hiền hòa. “Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, bờ sông rất đỗi hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích xa xưa…”. Hơn thế là cảnh sắc ấm áp tươi vui và đầy sức sống ở hai bên bờ sông.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 78

Với ngòi bút tài hoa và sự uyên bác, am hiểu về mọi lĩnh vực như thể thao, võ thuật, quân sự của mình, Nguyễn Tuân đã biến câu chuyện bình thường thành bản trường ca hào hùng, biến ông lái đò bình thường thành một anh hùng, một nghệ sỹ lái đò trong nghệ thuật leo ghềnh vượt thác. Ông vừa là dũng sĩ, vừa là nghệ sĩ – tay lái ra hoa, ông tiêu biểu cho hình ảnh con người lao động trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Không chỉ là cô Đào trong truyện ngắn “Mùa lạc” của Nguyễn Khải, tình nguyện lên Điện Biên xây dựng nông thôn mới, không chỉ là tầng lớp thanh niên “Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy/ Là xa xôi biết mấy cũng lên đường”, mà cùng với họ, ông lái đò sông Đà đã góp phần làm nổi bật, tôn lên vẻ đẹp, phẩm chất của người lao động trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội những năm 55 – 60.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 79

Nét đẹp của người lái đò thật mềm mại qua bút pháp của Nguyễn Tuân. Vẻ đẹp ấy được thiên nhiên làm nên như một bức chân dung vững chãi đứng ở con sông Đà. Chất vàng mười mà ông khám phá như một nét độc đáo mà chưa có nhà văn nào đụng tới. Qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, người lái đò được hiện lên là một người lao động linh hoạt, ông chính là con người tiêu biểu trong việc chế ngự thiên nhiên, để thiên nhiên phải hằng phục và phục vụ cho con người sau này. Việc làm cao cả được Nguyễn Tuân miêu tả sâu sắc làm nên nét độc đáo của tác phẩm.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 80

Nguyễn Tuân đã tìm thấy được chất vàng mười trong con người Tây Bắc, họ là những người lao động vô danh nhưng lại mang trong mình một vẻ đẹp vừa anh hùng, vừa tài hoa đậm chất nghệ sĩ. Vẻ đẹp ấy chính là vẻ đẹp của thời đại mới, cuộc sống mới với bao tin tưởng, hy vọng.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 81

Tài năng và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ hết sức phong phú cũng như đậm chất tài hoa của mình thì nó đã mang cho tác giả một cái nhìn toàn diện hơn về phong cách sáng tác của nhà văn, nhà văn không chỉ mang một vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa mà ông còn mang những vẻ đẹp của một người có cái nhìn đời sâu sắc.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 82

Đọc “Người lái đò Sông Đà” ta yêu thêm con người Việt Nam dũng cảm, cần cù và tài hoa; ta tự hào về núi sông Tổ quốc nguy nga, tráng lệ. Sông Đà quả là quà tặng của thiên nhiên:

“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về đến Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát – khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 83

Nguyễn Tuân nhà văn tài ba chúng ta bắt gặp ông với một người giàu chất suy tư, tài năng của ông được ông thể hiện đậm nét qua hình tượng sông đà với áng tóc trữ tình thu hút lòng người.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 84

Đọc Người lái đò Sông Đà ta vui thú thấy Nguyễn Tuân đã để thơ vào sông nước. Ông đã khám phá sự vật – con sông Đà – ở phương diện thẩm mĩ, đã miêu tả, nhận diện con người – ông lái đò – ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Tả cảnh thì biến hóa trong bốn mùa, trong mọi thời gian. Nói về thác ghềnh thì đa thanh, phức điệu bằng tất cả cảm giác tinh tế, bằng những liên tưởng đầy góc cạnh với một kho từ vựng dồi dào, sáng tạo. Văn Nguyễn Tuân đúng là những giọt mật của con ong yêu hoa – cần mẫn, sáng tạo, đem thơm thảo dâng hết cho đời.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 85

Người lái đò sông Đà đã đạt tới trình độ nghệ thuật bậc thầy về thể loại tùy bút, ở đó, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ một cái tôi độc đáo, tài hoa, uyên bác và phóng túng. Ông đã mang đến cho người đọc những trang văn thấm đẫm một vẻ đẹp tinh khôi mơn mởn, căng tràn nhựa sống của thiên nhiên. Vẻ đẹp ngôn ngữ trong trang văn như thôi miên người đọc vào mê cung của cảnh vật sông Đà đẹp đến mê hồn và những con người lao động bình dị trên sông nước.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 86

Với tài năng và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của mình thì nó đã mang cho tác giả một cái nhìn toàn diện hơn về phong cách sáng tác của nhà văn, nhà văn không chỉ mang một vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa mà ông còn mang những vẻ đẹp của một người có cái nhìn đời sâu sắc.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 87

Tóm lại, Nguyễn Tuân đã miêu tả con sông như một công trình nghệ thuật, một tác phẩm hội hoạ mà tạo hoá ban tặng tô điểm cho đất nước; ông khám phá dòng sông ở phương diện thẩm mỹ nên nên thể hiện phong cách tài hoa. Trang sách khép lại rồi mà dường như tâm hồn của bạn đọc vẫn đang trôi mênh mang trên một dòng sông “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 88

Thành công xuất sắc của tùy bút “Người lái đò sông Đà” đó là bức tranh thiên nhiên rất thực hòa quyện với cảm hứng mãnh liệt và niềm đam mê của Nguyễn Tuân. Những đặc sắc nghệ thuật với rất nhiều biện pháp tu từ và kho ngôn ngữ phong phú ngùn ngụt chất liệu sức sống khiến dòng sông Đà của thiên nhiên vĩnh viễn trở thành dòng sông nghệ thuật.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 89

Ngòi bút và ngôn ngữ của Nguyễn Tuân tràn đầy âu yếm và nâng niu. Mỗi câu chữ đều quyện chặt tình yêu với con sông thể hiện sinh động qua biện pháp nhân hóa. Màu sắc và hình ảnh hiện lên đẹp như một bức tranh. Qua đôi mắt người lái đò, hay là đôi mắt của tác giả sông Đà tạo nên những dòng cảm xúc thật lạ kỳ, thần tiên và mộng mơ quá đỗi. Có lẽ khi yêu mảnh đất này, cảm nhận nó ở mọi khía cạnh đều toát lên vẻ đẹp không phải nơi nào cũng có được. Và sông Đà cũng vậy, một vẻ đẹp khiến người đọc phải ngỡ ngàng.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 90

Không phải đến “Người lái đò sông Đà” dòng sông Đà mới được đi vào văn chương nghệ thuật. Mà từ lâu, sông Đà đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho cá văn nghệ sĩ. Thế nhưng, chỉ dưới ngòi bút tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân, vẻ đẹp hoang dại mà thơ mộng, bí ẩn mà diễn lệ của con sông Tây Bắc mới thực sự hiện ra, nổi hình, nối sắc, mới trẻ nên có thần, có hồn và lay động người đọc. Khám phá vẻ đẹp sông Đà trong trang văn Nguyễn Tuân, ta mới thêm thấm thía chân lí nghệ thuật: “Thế giới không phải được tạo lập một lần mà mỗi một lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện là một lần thế giới lại được tạo lập”.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 91

Con sông Đà qua cái nhìn của Nguyễn Tuân không chỉ là một con sông hung bạo, dữ dội. Mà nó còn mang nét đẹp đầy thơ mộng, nhẹ nhàng. Hình ảnh sông Đà là một trong những sáng tạo thể hiện phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 92

Nguyễn Tuân đích thực là một nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong việc ngợi ca những con người lao động trong gian lao nguy hiểm nhưng đầy vinh quang, điển hình là hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” với nhiều nét đẹp và cả chất nghệ sĩ trong nghề. Cuộc vượt thác của người khách sông Đà quả thật là phi thường, xứng đáng là một trong những “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 93

Với một chuyến đi trải nghiệm thực tế tác giả Nguyễn Tuân đã giúp người đọc hình dung ra công việc hàng ngày của một người lái đò thật sự nguy hiểm và nhất thiết phải có sự dũng cảm, can trường. Người lái đò trên con sông Đà là đại diện cho những con người lao động Tây Bắc giỏi giang, tài hoa và khiêm tốn.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 94

Sáng tạo hình tượng người lái đò, Nguyễn Tuân đã thể hiện thái độ yêu mến, tự hào và cảm phục trước những con người lao động bình dị nhưng tiềm ẩn “chất vàng mười” quý giá của Tổ quốc và vùng Tây Bắc. Cũng bằng hình tượng nhân vật người lái đò, Nguyễn Tuân đã mang đến thông điệp: chủ nghĩa anh hùng đâu phải tìm kiếm đâu xa, nó có ngay trong cuộc sống đời thường ở những vùng khuất lấp.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 95

Có thể khẳng định rằng bài kí “Người lái đò sông Đà” đã bộc lộ toàn bộ sở trường, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Người ta yêu Nguyễn Tuân vì Nguyễn Tuân rất có tài. Người ta trọng Nguyễn Tuân vì ông là một người nghệ sĩ của cái đẹp, người nghệ sĩ của hai chữ “thiên lương” trong sáng. Nguyễn Tuân thực sự là một tài năng lớn, là một nhân cách lớn mà như Nguyễn Minh Châu đã nói: “Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ”.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 96

Cùng đổ ra biển lớn, cùng hòa nước vào đại dương mênh mông nhưng chắc chắn người đọc sẽ không thể nào quên những hành trình riêng mà sông Đà, sông Hương đã chảy trong thế giới văn học. Chính những điểm gặp gỡ ấy càng làm nổi bật nét riêng độc đáo của mỗi hình tượng, mỗi nhà văn; nét độc đáo làm nên sức sống và linh hồn cho tác phẩm.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 97

Qua đây ta thấy cả hai nhà văn đều mang đến cho chúng ta những vẻ đẹp của hai con sông ấy. Qua những câu văn đầy tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân ta thấy được một vẻ đẹp vô cùng trữ tình của con sông Đà Tây Bắc, và cũng như thế chúng ta cũng biết thêm những nét đẹp của con sông Hương qua bút pháp miêu tả tài tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tóm lại vẻ đẹp của những con sông ấy hay chính là những vẻ đẹp của những con sông Việt Nam.

Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân – Mẫu 98

Từ việc so sánh hình tượng sông Đà (Người lái đò sông Đà) với hình tượng sông Hương (Ai đã đặt tên cho dòng sông) hai nhà văn tài hoa uyên bác đã cho thấy những nét đặc trưng nổi bật nhất ở hai con sông quê hương đất nước. Giúp cho người đọc có cái nhìn phong phú, đa chiều về vẻ đẹp quê hương. Đồng thời cho thấy tài năng am hiểu văn hóa, nghệ thuật cùng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông của tổ quốc.

*****

Trên đây là 98 bài mẫu Kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân lớp 12 ngắn gọn, hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình với điểm số cao nhất.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

Rate this post


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button