Học TậpKhoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thứcLớp 7

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18 Kết nối tri thức: Nam châm | Giải KHTN 7

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm

A/ Câu hỏi đầu bài

Bạn đang xem: Khoa học tự nhiên 7 Bài 18 Kết nối tri thức: Nam châm | Giải KHTN 7

Mở đầu trang 86 Bài 18 Khoa học tự nhiên 7: Em đã bao giờ trông thấy hay có một vật gọi là “nam châm” chưa? Bằng cách nào có thể xác định được vật đó là nam châm?

Lời giải:

Em đã trông thấy nam châm trong đời sống.

Xác định được vật là nam châm khi em đưa nam châm lại gần các vụn sắt thì nam châm hút các vụn sắt.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Nam châm là gì?

II. Tính chất từ của nam châm

Giải KHTN 7 trang 86

Hoạt động 1 trang 86 Khoa học tự nhiên 7: Hãy thực hiện các thí nghiệm dưới đây để tìm hiểu các tính chất của nam châm.

Dụng cụ: một nam châm thẳng, một nam châm chữ U, một kim nam châm có thể quay xung quanh một trục, một số vật nhỏ làm bằng sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.1).

Tài liệu THCS Bình Chánh

Tiến hành:

Thí nghiệm 1:

Đưa thanh nam châm thẳng và nam châm hình chữ U lại gần các vật sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.2).

a) Hai đầu nam châm hút vật liệu nào và không hút vật liệu nào?

b) Các vật liệu đặt ở hai đầu hay ở giữa của nam châm thì bị hút mạnh nhất?

Tài liệu THCS Bình Chánh

Thí nghiệm 2:

– Đặt một kim nam châm nằm cân bằng trên một mũi nhọn (kim nam châm tự do) (Hình 18.3), quan sát hướng chỉ của hai đầu kim khi kim đã nằm cân bằng.

– Đẩy nhẹ cho kim quay một góc nhỏ rồi buông tay, quan sát hướng chỉ của kim nam châm khi đã nằm cân bằng.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải:

Thí nghiệm 1:

a, Hai đầu nam châm hút vật liệu: sắt, thép. Hai đầu nam châm không hút vật liệu gỗ, đồng, nhôm.

b, Các vật liệu đặt ở hai đầu của nam châm thì bị hút mạnh nhất.

Thí nghiệm 2:

Ở cả hai lần làm, hướng chỉ của hai đầu kim nam châm khi kim đã nằm cân bằng là hướng Bắc – Nam.

Giải KHTN 7 trang 87

Câu hỏi 1 trang 87 Khoa học tự nhiên 7: Một đầu kim luôn chỉ hướng nào và đầu kia của kim luôn chỉ hướng nào (hướng bắc hay hướng nam)?

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải:

Mỗi nam châm có 2 cực là cực Bắc và cực Nam. Phần màu đỏ là cực Bắc luôn chỉ theo hướng Bắc, phần màu xanh là cực Nam luôn chỉ theo hướng Nam.

Câu hỏi 2 trang 87 Khoa học tự nhiên 7: Từ các thí nghiệm trên có thể rút ra những tính chất gì của nam châm?

Lời giải:

Nam châm là vật có từ tính (hút được các vật bằng sắt và một số hợp kim của sắt).

Vật liệu bị nam châm hút là vật liệu có tính chất từ.

Mỗi nam châm có 2 cực là cực Bắc và cực Nam. Phần màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N (viết tắt từ tiếng anh North), phần màu xanh là cực Nam ghi chữ S (viết tắt của từ tiếng anh South).

Câu hỏi 3 trang 87 Khoa học tự nhiên 7: Dùng kim nam châm xác định các hướng Nam, Bắc, Đông, Tây ở trong phòng học.

Lời giải:

Bước 1: Xác định hướng nam và hướng bắc bằng kim nam châm đặt cân bằng trên mũi nhọn. Sau đó đánh dấu vào tờ giấy.

Bước 2: Xác định hướng Tây và hướng Đông theo quy tắc sau:

Tài liệu THCS Bình Chánh

Câu hỏi 4 trang 87 Khoa học tự nhiên 7: Làm thế nào để xác định được cực Bắc và cực Nam của một nam châm khi trên nam châm không đánh dấu cực?

Lời giải:

Để xác định cực Bắc và cực Nam của kim nam châm khi nam châm không đánh dấu cực:

Bước 1: Đặt thanh nam châm cân bằng trên mũi nhọn.

Bước 2: Khi thanh nam châm đã cân bằng, cực nào của nam châm chỉ hướng Bắc là cực Bắc. Cực nào của nam châm chỉ hướng Nam là cực Nam.

III. Tương tác giữa hai nam châm

Giải KHTN 7 trang 88

Hoạt động 1 trang 88 Khoa học tự nhiên 7:

Thí nghiệm:

Treo thanh nam châm thẳng bằng hai sợi chỉ lên thanh ngang của giá đỡ, để cho thanh nam châm nằm cân bằng. Đưa một cực của thanh nam châm khác lại gần một đầu thanh nam châm được treo (Hình 18.4). Sau đó đưa cực kia của nam châm lại gần thanh nam châm được treo. Mô tả hiện tượng xảy ra.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải:

Mô tả hiện tượng xảy ra:

+ Khi đưa một cực của thanh nam châm khác lại gần một đầu thanh nam châm được treo thì thấy chúng đẩy nhau như hình.

+ Sau đó đưa cực kia của nam châm lại gần thanh nam châm được treo thì thấy chúng hút nhau.

Câu hỏi 1 trang 88 Khoa học tự nhiên 7: Qua thí nghiệm có thể rút ra kết luận gì về tương tác giữa hai nam châm?

Lời giải:

Khi đặt hai nam châm gần nhau, hai từ cực khác tên hút nhau, hai từ cực cùng tên đẩy nhau.

Tài liệu THCS Bình Chánh

IV. Định hướng của một kim nam châm tự do

Hoạt động 1 trang 88 Khoa học tự nhiên 7:

Thí nghiệm:

– Đặt một kim nam châm tự do tại vị trí gần một nam châm (Hình 18.5). Xác định hướng của kim nam châm.

– Đẩy kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Khi kim đã đứng yên, kim còn chỉ hướng lúc đầu nữa không? Làm lại thí nghiệm 2 lần và nhận xét.

– Làm lại thí nghiệm trên ở vị trí khác của kim nam châm.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Lời giải:

– Đặt một kim nam châm tự do tại vị trí gần một nam châm thẳng (Hình 18.5). Ta thấy kim nam châm chỉ hướng Nam – Bắc.

– Đẩy kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Khi kim đã đứng yên, kim vẫn chỉ hướng như lúc đầu.

Câu hỏi 1 trang 88 Khoa học tự nhiên 7: Từ thí nghiệm trên rút ra nhận xét gì về tác dụng của một nam châm lên một kim nam châm?

Lời giải:

Khi nam châm đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nằm theo một hướng xác định.

Giải KHTN 7 trang 89

Em có thể trang 89 Khoa học tự nhiên 7: Giải thích được việc dùng khối nam châm có kích thước lớn, sức hút mạnh để dọn rác sắt vụn dưới lòng sông, lòng kênh.

Lời giải:

Dùng khối nam châm có kích thước lớn, sức hút mạnh để dọn rác sắt vụn dưới lòng sông, lòng kênh vì nam châm càng lớn thì từ tính càng mạnh có thể hút được nhiều vật sắt vụn dưới lòng sông, lòng kênh.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 19: Từ trường

Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Bài 22: Quang hợp ở thực vật

Bài 23: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

5/5 - (2 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button