Học TậpKhoa học tự nhiên 7 Cánh DiềuLớp 7

Khoa học tự nhiên 7 Bài 2 Cánh diều: Nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học

Bạn đang xem: Khoa học tự nhiên 7 Bài 2 Cánh diều: Nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7

Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học

Mở đầu trang 15 Bài 2 KHTN lớp 7: Trên nhãn của một loại thuốc phòng bệnh loãng xương, giảm đau xương khớp có ghi các từ “calcium”, “magnesium”, “zinc”. Đó là tên của ba nguyên tố hóa học có trong thành phần của thuốc để bổ sung cho cơ thể. Vậy nguyên tố hóa học là gì?

Trên nhãn của một loại thuốc phòng bệnh loãng xương, giảm đau xương khớp có ghi các từ calcium

Trả lời:

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

Mỗi nguyên tố hóa học có tên gọi và kí hiệu riêng.

Ví dụ hình vẽ sau đây, mô tả những nguyên tử khác nhau nhưng cùng có 6 proton trong hạt nhân nên thuộc cùng nguyên tố carbon.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều (ảnh 1)

I. Nguyên tố hóa học là gì?

Câu hỏi 1 trang 15 KHTN lớp 7: Các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học có đặc điểm gì giống nhau?

Trả lời:

Các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học đều có cùng số proton trong hạt nhân.

Do đó, các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.

Luyện tập 1 trang 16 KHTN lớp 7: Số lượng mỗi loại hạt của một số nguyên tử được nêu trong bảng dưới đây. Hãy cho biết những nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học

Luyện tập 1 trang 16 KHTN lớp 7: Số lượng mỗi loại hạt của một số nguyên tử được nêu trong bảng dưới đây (ảnh 1)

Trả lời:

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

– Nguyên tử X1, X3, X7 thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì đều có 8 proton trong hạt nhân.

– Nguyên tử X2, X5 thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì đều có 7 proton trong hạt nhân.

– Nguyên tử X4, X8 thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì đều có 6 proton trong hạt nhân.

II. Tên nguyên tố hóa học

Luyện tập 2 trang 16 KHTN lớp 7: Đọc tên 20 nguyên tố hóa học trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Tên gọi và kí hiệu của một số nguyên tố hóa học

STT

Tên nguyên tố hóa học

Kí hiệu

 

 

Phiên âm quốc tế

STT

Tên nguyên tố hóa học

Kí hiệu

Phiên âm quốc tế

1

Hydrogen

H

/ˈhaɪdrədʒən/

11

Sodium (Natri)

Na

/ˈsəʊdiəm/

2

Helium

He

/ˈhiːliəm/

12

Magnesium

Mg

/mæɡˈniːziəm/

3

Lithium

Li

/ˈlɪθiəm/

13

Aluminium (Nhôm)

Al

/ˌæləˈmɪniəm/

4

Beryllium

Be

/bəˈrɪliəm/

14

Silicon

Si

/ˈsɪlɪkən/

5

Boron

B

/ˈbɔːrɑːn/

15

Phosphorus

P

/ˈfɑːsfərəs/

6

Carbon

C

/ˈkɑːrbən/

16

Sulfur

(Lưu huỳnh)

S

/ˈsʌlfər/

7

Nitrogen (Nitơ)

N

/ˈnaɪtrədʒən/

17

Chlorine

Cl

/ˈklɔːriːn/

8

Oxygen

O

/ˈɑːksɪdʒən/

18

Argon

Ar

/ˈɑːrɡɑːn/

9

Fluorine

F

/ˈflɔːriːn/

19

Potassium (kali)

K

/pəˈtæsiəm/

10

Neon

Ne

/ˈniːɑːn/

20

Calcium

Ca

/ˈkælsiəm/

Trả lời:

Học sinh đọc tên nguyên tố hóa học trong bảng 2.1 theo phiên âm quốc tế.

III. Kí hiệu hóa học

Câu hỏi 2 trang 17 KHTN lớp 7: Hoàn thành thông tin vào bảng sau:

Nguyên tố hóa học

Kí hiệu

Ghi chú

Iodine

?

Kí hiệu có 1 chữ cái

Fluorine

?

Phosphorus

?

Neon

?

Kí hiệu có 2 chữ cái

Silicon

?

Aluminium

?

Trả lời:

Nguyên tố hóa học

Kí hiệu

Ghi chú

Iodine

I

Kí hiệu có 1 chữ cái

Fluorine

F

Phosphorus

P

Neon

Ne

Kí hiệu có 2 chữ cái

Silicon

Si

Aluminium

Al

Tìm hiểu thêm 1 trang 17 KHTN lớp 7: Hãy kể tên và viết kí hiệu của ba nguyên tố hóa học chiếm khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất.

Trả lời:

– Oxygen (kí hiệu là O) là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất.

– Silicon (kí hiệu là Si) là nguyên tố phổ biến thứ 2 trong vỏ Trái Đất.

– Aluminium, còn được gọi là nhôm (kí hiệu là Al) là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong vỏ Trái Đất. 

Tìm hiểu thêm 2 trang 17 KHTN lớp 7: Nguyên tố hóa học nào có nhiều nhất trong vũ trụ?

Trả lời:

Nguyên tố hóa học có nhiều nhất trong vũ trụ là hydrogen (kí hiệu là H) chiếm tới hơn 70% vũ trụ. Hydrogen cũng là nguyên tố đơn giản nhất trong vũ trụ.

Luyện tập 3 trang 17 KHTN lớp 7: Đọc và viết tên các nguyên tố hóa học có kí hiệu là: C, O, Mg, S

Trả lời:

Kí hiệu

Tên nguyên tố hóa học

Phiên âm quốc tế

C

Carbon

/ˈkɑːrbən/

O

Oxygen

/ˈɑːksɪdʒən/

Mg

Magnesium

/mæɡˈniːziəm/

S

Sulfur (lưu huỳnh)

/ˈsʌlfər/

Luyện tập 4 trang 18 KHTN lớp 7: Hoàn thành thông tin về tên hoặc kí hiệu hóa học của nguyên tố theo mẫu trong các ô sau:

Hoàn thành thông tin về tên hoặc kí hiệu hóa học của nguyên tố theo mẫu trong các ô sau

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều (ảnh 1)

Luyện tập 5 trang 18 KHTN lớp 7: Đọc tên của các nguyên tố hóa học có trong mỗi ô trên

Đọc tên của các nguyên tố hóa học có trong mỗi ô trên

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều (ảnh 1)

(Chú ý: Phần in nghiêng, đậm dùng để hoàn thành thông tin ở các ô, học sinh đọc tên các nguyên tố ở mỗi ô theo phiên âm quốc tế)

Vận dụng trang 18 KHTN lớp 7: Calcium là một nguyên tố hóa học có nhiều trong xương và răng giúp cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, calcium còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh, cơ, tim, chuyển hóa của tế bào và quá trình đông máu. Thực phẩm và thuốc bổ chứa nguyên tố calcium giúp phòng ngừa bệnh loãng xương ở tuổi già và hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao của trẻ em.

a) Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố calcium.

b) Kể tên ba thực phẩm có chứa nhiều calcium mà em biết.

Trả lời:

a) Nguyên tố calcium có kí hiệu hóa học là Ca.

b) Ba thực phẩm có chứa nhiều calcium là: sữa, cá mòi, đậu phụ.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều (ảnh 1)

Tìm hiểu thêm trang 18 KHTN lớp 7: Tìm hiểu nguyên tố hóa học

Em hãy lựa chọn một nguyên tố hóa học trong số các nguyên tố sau: hydrogen, helium, oxygen, neon, phosphorus. Tìm hiểu một số thông tin về nguyên tố hóa học đó và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Gợi ý một số thông tin có thể tìm hiểu về nguyên tố hóa học:

– Tên và kí hiệu của nguyên tố hóa học đó là gì?

– Nguyên tố hóa học đó được tìm thấy khi nào? Ai là người phát hiện ra nguyên tố hóa học đó và bằng cách nào?

– Nguyên tố đó có ứng dụng gì trong cuộc sống.

Trả lời:

Nguyên tố oxygen

– Tên: Oxygen

– Kí hiệu hóa học: O

– Nhà khoa học người Anh Joseph Priestley là người đầu tiên phát hiện oxyen và cô lập nó ở trạng thái khí. Khám phá của ông là tiền đề giúp các nhà khoa học sau này có thể hiểu được bản chất của quá trình đốt cháy hoặc oxi hóa một chất hóa học.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều (ảnh 1)

Joseph Priestley và các dụng cụ ông thường dùng khi nghiên cứu về khí

– Một số ứng dụng phổ biến của oxygen:

+ Oxygen là chất có vai trò quan trọng cho sự sống và sự cháy.

+ Hàng năm trên thế giới sản xuất hàng chục triệu tấn oxygen để đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài tập Chủ đề 1, 2

Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học

Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học

Xem thêm tài liệu Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Nguyên tố hóa học

 

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều

5/5 - (3 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button